(Minh họa)
Trên mạng xã hội đã thấy xuất hiện lá đơn viết tay có chữ ký sư "Minh Tuệ" gửi đến cơ quan chức năng đề nghị xử lý những ai đưa thông tin, hình ảnh của ông lên mạng xã hội mà không được phép khiến cho dư luận đặt ra câu hỏi về tính chân thực của lá đơn này.
Báo Gia Lai Online hôm 13 tháng Mười Một có cho đăng lại bức ảnh chụp lá đơn trong đó ông Minh Tuệ xưng "con" và gửi đến "các cơ quan chức năng và tổ chức gia đình cá nhân toàn thể xã hội" với mong muốn được bảo đảm về an ninh trật tự, an toàn giao thông, và việc khất thực tu học của ông.
Tuy nhiên, sự kiện được bày vẽ và sắp đặt này đã bị nhanh chóng lật mặt, và bài viết dưới đây là một ví dụ cụ thể.
Chỉ trong một buổi sáng, mạng xã hội lại thấy xuất hiện hai bản tin hoàn toàn trái ngược với nhau.
Clip video ngắn cho thấy sư Tuệ đi khất thực trong vòng vây của những người có khuôn mặt nhìn gườm gườm với tín đồ như là kẻ thù, chỉ tay ngăn cấm mọi người không được tiếp cận ông, trong khi ánh mắt của ông thì hoàn toàn chứa đựng sự hiền hoà và biết ơn những người chỉ có thể đứng từ xa để vẫy chào ông.
Bên cạnh đó là lá thư viết vội vàng vừa xuất hiện, đề tên sư Tuệ, gửi vu vơ đến "cơ quan chức năng, tổ chức gia đình và toàn xã hội", với nội dung là xin giúp mình được "cách ly" với đám đông yêu mến mình, để được tiện bề tu tập.
Dĩ nhiên, chỉ cần lướt qua, những ai đủ ý thức sâu sắc và theo dõi đầy đủ câu chuyện, sẽ không thể tin vào lá thư
"giả mạo" này.
(Minh họa)
Chỉ cần nhìn qua ánh mắt của sư Tuệ, cùng với sự lạnh lùng của những kẻ bao vây ông tìm cách ngăn cản không cho tiếp cận tín hữu, bất cứ một ai cũng lập tức hiểu ra, lá thư yêu cầu không cho đám đông được quay phim, chụp hình và tập trung chung quanh ông, là hoàn toàn do kẻ khác thúc ép viết ra, hoặc là được giả mạo viết ra.
Yêu cầu
"không quay phim, chụp hình, đưa tin", có thể hiểu đó là cách để mượn cớ nhằm cô lập về mặt truyền đạt thông tin. Và yêu cầu không để cho đám đông tụ tập chung quanh mình, tức là bước chuẩn bị để nhân danh, cho cách ly sư Tuệ với đời sống, nơi mà ông coi là phần quan trọng của chuyện tu học Phật giáo của mình, trên con đường đi khất thực hàng ngày.
Với Phật giáo, người tu hành không bao giờ chối bỏ đám đông tín ngưỡng được coi là duyên phước đối với mình, mà theo kiểu trong thư đã viết, và cho là phiền hà đến như vậy.
Đặc biệt đối với phái tu khất thực thì lại càng không thể nào, do họ phải luôn tìm cách tiếp cận với tín hữu mỗi ngày như là một phần tu học, cho đến mãn phần.
Vấn đề là tại sao lại thấy xuất hiện ra lá thư này, với cách thức mà sư Tuệ lên giọng đổ lỗi cho đám đông yêu mến ông? Đọc chưa xong bức thư mà bóng tối đã tràn hết trang giấy, giống như bóng tối mơ hồ đang bao vây ông, với cái gọi là
"bảo vệ và giữ gìn trật tự vì ông", trên con đường khất thực khổ hạnh này.