Nhật Bản vừa phóng vệ tinh gỗ LignoSat, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật liệu tái tạo cho không gian.
Nhật Bản vừa phóng thành công vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới vào quỹ đạo, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật liệu tái tạo cho không gian. Vệ tinh mang tên LignoSat này được phát triển bởi Đại học Kyoto và công ty xây dựng Sumitomo Forestry. Nó sẽ được đưa đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) thông qua sứ mệnh của SpaceX trước khi đạt quỹ đạo cách Trái đất 400 km.
LignoSat có kích thước tương đương ḷng bàn tay được phát triển với mục tiêu chính là chứng minh khả năng sử dụng vật liệu tái tạo trong không gian. Một trong những lư do phát triển vệ tinh gỗ là để giải quyết vấn đề ô nhiễm do các mảnh vỡ kim loại từ vệ tinh truyền thống khi chúng tái nhập vào bầu khí quyển. Điều này rất cần thiết trong bối cảnh các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng vệ tinh kim loại có thể làm gia tăng ô nhiễm hóa chất trong khí quyển, góp phần vào cuộc khủng hoảng nóng lên toàn cầu.
Vậy gỗ có bền vững trong không gian không? Các nhà nghiên cứu cho biết, gỗ thực sự bền hơn nhiều trong môi trường không có nước và oxy, giúp nó không bị mục nát hay cháy. Lợi ích này mở ra khả năng sử dụng gỗ như một vật liệu xây dựng an toàn và đáng tin cậy cho các sứ mệnh thám hiểm vũ trụ.
Bước đột phá của Nhật Bản mở ra một tương lai lớn cho ngành công nghiệp vũ trụ.
Mục tiêu của nhóm nghiên cứu không chỉ là chứng minh hiệu quả của vệ tinh gỗ mà c̣n thuyết phục CEO Elon Musk của SpaceX rằng đây là một lựa chọn khả thi để thay thế các thành phần kim loại hiện tại trong các vệ tinh lớn. LignoSat dự kiến sẽ hoạt động trên quỹ đạo trong khoảng 6 tháng. Trong thời gian này, các thành phần điện tử của vệ tinh sẽ đo lường khả năng chịu đựng của nó trước các yếu tố vũ trụ, nơi nhiệt độ có thể dao động từ -100 độ C đến 100 độ C trong ṿng 45 phút.
Ngoài ra, vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới cũng sẽ đánh giá khả năng giảm thiểu tác động của bức xạ không gian lên chất bán dẫn của gỗ, mở ra những triển vọng mới cho công nghệ vệ tinh trong tương lai.