Hugo Munsterberg - nhà khoa học bị buộc tội làm gián điệp - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Hugo Munsterberg - nhà khoa học bị buộc tội làm gián điệp
Nhà tâm lư học người đức Hugo Munsterberg là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực tâm lư học ứng dụng. Mở rộng nghiên cứu lư thuyết của ḿnh sang các lĩnh vực khác như tổ chức, pháp lư, y tế, lâm sàng, giáo dục và kinh doanh, ông nghiên cứu cả hành vi của những tên tội phạm. V́ muốn ngăn chặn cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Đức, Hugo Munsterberg bị buộc tội làm gián điệp.

Hugo Munsterberg sinh ngày 1/6/1863 tại Danzig, nay là Gdansk thuộc Ba Lan trong một gia đ́nh doanh nhân Do Thái. Năm Hugo 12 tuổi, người mẹ mà ông yêu quư qua đời, và 5 năm sau, bố ông cũng ra đi. Anh trai lớn Otto, lúc đó 26 tuổi, trở thành người chủ gia đ́nh. Hugo rất đau buồn trước những mất mát, nhưng ông cũng hiểu rằng cuộc đời ḿnh chỉ mới bắt đầu.

Sau khi tốt nghiệp trung học với thành tích xuất sắc, ông đến Leipzig học tiếp. Ban đầu, ông chọn y khoa, nhưng một năm sau, lần đầu tiên tham dự các giờ giảng của Wilhelm Wundt, cha đẻ của tâm lư học hiện đại, ông bắt đầu đam mê môn khoa học này.


Nhà tâm lư học Hugo Munsterberg.

Năm 1885, Munsterberg nhận bằng Tiến sĩ Triết học tại Đại học Leipzig, và hai năm sau, ông nhận bằng Tiến sĩ Y khoa tại Heidelberg. Lúc bấy giờ, ông bắt đầu giảng dạy như một phó giáo sư tại Đại học Freiburg. Thời gian này, ông đă kết hôn với Selma Oppler. Munsterberg chủ yếu giảng về triết học, nhưng trên thực tế, ông rất quan tâm đến các thực nghiệm khoa học. Tiếc rằng ở Freiburg không có các thiết bị cần thiết.

Năm 1889, Hugo gặp William James, giáo sư tâm lư học Đại học Harvard. Tại Hội nghị Tâm lư học quốc tế ở Paris, hai đồng nghiệp chỉ trao đổi vài câu, nhưng chừng đó thôi cũng đủ để họ quan tâm lẫn nhau. William và Hugo bắt đầu trao đổi thư từ, và nhà khoa học trẻ đă gửi cho James vài công tŕnh của ḿnh về tâm lư học thực nghiệm. Mùa đông năm 1892, Hugo nhận được một lá thư của William mời ông đến làm việc tại Harvard. Triển vọng được sử dụng một pḥng thí nghiệm trang bị đầy đủ và giao lưu với những giáo sư danh tiếng khiến tiến sĩ Munsterberg rất thích thú. Tháng 8/1892, vợ chồng Munsterberg đă lên đường đến Harvard.

Mặc dù lúc bấy giờ hoàn toàn không biết tiếng Anh, nhưng khao khát giảng dạy mạnh mẽ tới mức, đến năm 1894, Hugo Munsterberg đă có thể tự tin giảng bài bằng tiếng Anh tại College Radcliffe. Ba năm ở Harvard trôi qua rất nhanh. Munsterberg cảm thấy ḿnh đă trở thành một phần của "cơ thể" trường đại học và không c̣n nh́n nước Mỹ như một vị khách nữa. Chính vào lúc này, nhà tâm lư học nảy ra ư tưởng thắt chặt quan hệ giữa Đức và Mỹ.


Wilhelm Wundt - cha đẻ của tâm lư học hiện đại.

Khi trở về Freiburg, Hugo Munsterberg luôn nhớ Harvard và dành t́nh cảm đặc biệt cho các sinh viên Mỹ. Yêu mến tổ quốc ḿnh, ông mơ ước viết những công tŕnh quan trọng nhất bằng tiếng Đức, và chỉ ở quê hương Danzig ông mới có thể nghỉ ngơi thư giăn. Tuy nhiên, ông cũng không thể từ bỏ công việc ở Mỹ. Năm 1897, Munsterberg nhận được một lá thư từ Harvard, trong đó viết rằng ông được chào đón ở đây, nhưng chỉ trong trường hợp ông "quyết cắt đứt mọi quan hệ với quá khứ". Sau khi cân nhắc mọi nhẽ, tháng 9 cùng năm, ông cùng gia đ́nh chuyển đến Mỹ.

Năm 1898, Munsterberg được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hiệp hội Tâm lư học Mỹ, và hai năm sau, ông đưa ra ư tưởng xây dựng một "cung điện triết học" tại Harvard. "Ṭa nhà này phải trở thành biểu tượng về sự thống nhất của tất cả các nghiên cứu triết học" – nhà khoa học giải thích – “Tập trung dưới một mái nhà, các nhà logic học, đạo đức học và siêu h́nh học phải cảm thấy rằng tất cả họ đều là những người phụng sự triết học". Ngày 25/5/1903, viên đá tảng "Emerson Hall" đă được đặt theo tên của nhà văn và triết gia Mỹ Ralph Waldo Emerson.

Các đồng nghiệp thường nói đùa: "Hugo Munsterberg đă t́m ra nguồn năng lượng bất tận", và quả thật, điều đó ẩn chứa một phần sự thật. Ngoài công việc chính, ông c̣n tham gia các hội nghị triết học quốc tế, công bố các bài viết về tâm lư học thực nghiệm và ứng dụng, đồng thời viết một cuốn sách có nhan đề “Người Mỹ”. Tuy nhiên, năm 1905, ông nhận được lời mời giữ chức Trưởng khoa Triết học tại Đại học Konigsberg (nay là thành phố Kaliningrad của Nga). Munsterberg sắp sửa nhận lời mời hấp dẫn này, nhưng người bạn và đồng nghiệp của ông, giáo sư triết học Josiah Royce, đă thuyết phục ông ở lại cống hiến cho Harvard.

Vài tháng sau, diễn ra lễ khánh thành "Emerson Hall", và sự kiện này đă tiếp thêm sức mạnh cho Munsterberg trong công việc. Ông bắt đầu viết các bài nghiên cứu về tâm lư học ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh và nghiên cứu hành vi của bọn tội phạm. Sau 20 năm làm việc với những người bị rối loạn tâm lư và cảm xúc, nhà khoa học quyết định áp dụng phương pháp của ḿnh đối với tên sát nhân nổi tiếng Harry Orchard. Y thú nhận đă giết 18 người, trong đó có cựu thống đốc bang Idaho, Frank Steunenberg và khẳng định rằng kẻ chủ mưu vụ giết người là William Haywood, Chủ tịch Công đoàn "Công nhân Công nghiệp của Thế giới".


Giáo sư William James.

Munsterberg đến thành phố Boise, nơi diễn ra phiên ṭa, để kiểm tra khả năng khoa học của ḿnh. Sau khi làm việc với Harry Orchard, nhà khoa học đă đưa ra kết luận bất ngờ ngay cả với bản thân ḿnh: kẻ tội phạm không có ư định vu khống Haywood, mà nói hoàn toàn sự thật. Khi nhà tâm lư học trở về nhà, một phóng viên chuyên đưa tin về vụ này đă quấy rầy ông bằng nhiều câu hỏi. Lúc đầu, Hugo Munsterberg đă từ chối, nhưng cuối cùng đă phát biểu quan điểm của ḿnh.

Ngày hôm sau, các báo tràn ngập những tiêu đề giật gân: "Bài trắc nghiệm cho kẻ tội phạm điên rồ!", "Nhà tâm lư học đo kích thước hộp sọ của kẻ giết người để kiểm chứng tính xác thực lời nói của hắn!". Munsterberg bị chỉ trích mạnh mẽ, và bị cáo buộc vô căn cứ về tội tham nhũng và lừa đảo. Thấy vậy, một đồng nghiệp của Munsterberg đă công bố bài viết mô tả một số thiết bị thực sự đă được nhà khoa học sử dụng trong quá tŕnh thực nghiệm. Sau đó, những lời bàn tán về "sự lừa đảo" của Hugo Munsterberg đă lắng xuống.

Vào đầu thế kỷ XX, các doanh nhân quan tâm về việc nâng cao tay nghề cho nhân viên của ḿnh. Đây cũng là một chủ đề mà Munsterberg quan tâm. Ông cho rằng "người lao động và công việc phải tương thích với nhau, c̣n tâm lư học thực nghiệm chỉ là công cụ xác định các phẩm chất cần thiết cho từng loại công việc".

Munsterberg đă gửi khoảng 1.000 lá thư tới các công ty lớn yêu cầu cung cấp thông tin về những đặc điểm tâm lư mà họ cho là quan trọng đối với nhân viên các bộ phận khác nhau. Dựa trên các phản hồi nhận được, ông đă xây dựng một loạt bài trắc nghiệm để kiểm tra trí nhớ, sự chú ư, trí tuệ, độ chính xác và tốc độ giúp phân loại con người thành các nhóm. Năm 1913, cuốn sách của Munsterberg “Tâm lư học và hiệu quả công nghiệp” được xuất bản, sau đó ông được gọi là "cha đẻ của tâm lư học công nghiệp".

Nhưng dù công việc có bận rộn đến đâu, nhà khoa học vẫn không thể bỏ qua yêu cầu của các bệnh nhân kiệt sức, những người đang vật lộn với những thói quen tồi tệ, ảo giác và nỗi sợ ám ảnh. Bằng cách áp dụng các kỹ thuật khác nhau, kể cả thôi miên, nhà tâm lư học đă điều trị cho những người nghiện morphin và giúp đỡ các bệnh nhân mắc chứng rối loạn phân ly.

Năm 1910, Munsterberg đă khởi xướng thành lập Viện Mỹ (Amerika-Institut) tại Berlin. Nhà tâm lư học cho rằng "không thể đạt được sự ḥa hợp giữa các dân tộc bằng việc nói về những tội ác chiến tranh, mà là bằng việc củng cố các mối quan hệ văn hóa".Tuy nhiên, quan điểm ḥa b́nh của Hugo Munsterberg cuối cùng đă chống lại ông.


Tên sát nhân Harry Orchard.

Mùa Hè năm 1914, khi các báo đưa tin về việc huy động quân đội, Munsterberg hết sức lo lắng. Những nỗ lực của ông nhằm gắn kết mọi người đă tan thành mây khói, c̣n nỗi lo về số phận của người thân khiến ông không thể ngủ: liệu Danzig có bị quân Nga xâm chiếm không? Giờ đây, tất cả tâm sức của nhà tâm lư học dồn vào việc viết những bài báo kêu gọi "không phá hoại ḥa b́nh với nước Đức". Ở Mỹ, nơi tư tưởng chống Đức đang ngự trị, v́ những phát ngôn như vậy, Munsterberg nhanh chóng bị buộc tội làm gián điệp.

Tên tuổi của nhà tâm lư học lại xuất hiện trên trang nhất của các báo, c̣n bàn làm việc của ông đầy ắp thư từ, trong đó cứ mỗi lời tri ân lại kèm hàng chục lời chửi rủa. Munsterberg biết: trong những lá thư đ̣i "bắn thủng đầu ông", cảm xúc của mọi người được dồn nén trong chính lời đe dọa, nhưng sự tức giận và hiểu lầm khiến ông tổn thương hơn cả những viên đạn. Một đ̣n đau nữa giáng xuống đầu ông là sự xa lánh của các đồng nghiệp và bạn bè cũ, nó "giống như cái lạnh của mùa đông khiến không khí trở nên băng giá".

Munsterberg đă kiên cường chịu đựng cho đến khi một bài báo đăng trên tờ The Times với tiêu đề "Gián điệp của Hoàng đế ở Mỹ" làm dấy lên làn sóng thù hận mới chống lại ông. Bài viết sai sự thật này được một kẻ giấu tên gửi đến ṭa soạn đă hoàn toàn hủy hoại danh tiếng của nhà khoa học. Một cựu sinh viên Harvard giàu có thậm chí c̣n xin trả cho trường 10 triệu USD nếu sa thải Munsterberg. Chẳng bao lâu, Hugo Munsterberg viết đơn xin từ chức nhưng bị từ chối.

Trong bối cảnh đó, việc giữ im lặng có lẽ sẽ tốt hơn đối với nhà khoa học, nhưng ông không thể không can thiệp vào tiến tŕnh của các sự kiện. Mùa đông năm 1915, Tổng thống Woodrow Wilson nhận được một bức thư từ Harvard. "Tôi đă làm việc suốt 23 năm với một mục đích: củng cố mối quan hệ giữa Hoa Kỳ, Đức và Anh, và tôi rất buồn khi những nỗ lực của ḿnh đă tan thành mây khói" - Munsterberg viết - "Nhưng khi Hoa Kỳ chưa tham gia cuộc chiến này, cuộc sống của tôi không thể gọi là bị hủy hoại. Việc ngăn chặn thảm họa nằm trong tay ông".

Không bao giờ để lộ sự lo lắng của ḿnh, mùa thu năm 1915, Munsterberg trở lại với công việc như không có chuyện ǵ xảy ra. Sau khi xuất bản cuốn “Tâm lư học đại cương và tâm lư học ứng dụng”, ông dành toàn bộ thời gian cho các học tṛ của ḿnh. Và ngày 16 tháng 12 năm 1916, khi nghe tin Đức xin kư kết ḥa b́nh với Liên minh Tam cường, giáo sư Munsterberg vội vă đến giảng bài tại Redcliffe College. Nhưng vừa mới bắt đầu bài giảng, ông đột ngột ngă quỵ xuống sàn: ông bị xuất huyết năo. Nhà sáng lập tâm lư học ứng dụng qua đời mà không hề biết rằng chỉ bốn tháng sau, Hoa Kỳ cuối cùng đă tham chiến.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

TinNhanh247
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 8 Hours Ago
Reputation: 13824


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 34,476
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	f2cbdee054afbdf1e4be.jpg
Views:	0
Size:	27.6 KB
ID:	2453872
TinNhanh247_is_offline
Thanks: 16
Thanked 1,683 Times in 1,524 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10 Post(s)
Rep Power: 45 TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 22:31.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05387 seconds with 15 queries