Bé trai 13 tuổi ở Quảng Ninh được đưa vào viện trong t́nh trạng liệt nửa người, nói khó, cười méo miệng. H́nh ảnh chụp cộng hưởng từ xác định em bị nhồi máu năo.
Bệnh nhồi máu năo đang ngày càng trẻ hóa. Ảnh: Shutterstock.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và điều trị cho bé trai 13 tuổi (trú tại phường Uông Bí) trong t́nh trạng liệt nửa người trái, méo miệng, nói khó.
Theo gia đ́nh, trước khi phát bệnh, em hoàn toàn khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh lư nền. Tuy nhiên, trong gia đ́nh đă có hai người từng bị nhồi máu năo. Đây là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi đánh giá nguy cơ.
Ngay khi khởi phát các triệu chứng, người thân lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế. Tại bệnh viện, qua thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng chuyên sâu như chụp MRI sọ năo và CT mạch máu năo cho bệnh nhi, bác sĩ phát hiện h́nh ảnh nhồi máu vùng bán cầu trái. Ngay sau chẩn đoán, các bác sĩ tiến hành điều trị theo phác đồ.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Vương Thị Hào, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, nhồi máu năo thường xuất hiện ở người lớn tuổi hoặc người có bệnh lư nền như tăng huyết áp, đái tháo đường… Tuy nhiên, hiện nay, bệnh lư mạch máu năo đang có xu hướng trẻ hóa, diễn biến nhanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho trẻ nhỏ.
Khác với người lớn, nguyên nhân gây nhồi máu năo ở trẻ em thường đa dạng và phức tạp hơn. Một số nguyên nhân phổ biến gồm:
Bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh lư tim mạch như thông liên nhĩ, thông liên thất, viêm nội tâm mạc, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp
Dị dạng hoặc viêm mạch máu năo, bệnh lư mạch do di truyền
Rối loạn đông máu
Nhiễm trùng thần kinh trung ương như viêm màng năo, viêm năo
Bệnh lư chuyển hóa hoặc chấn thương vùng đầu, cổ làm tổn thương mạch máu
Việc chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời là yếu tố then chốt trong điều trị nhồi máu năo ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử trí đúng lúc, bệnh có thể để lại những di chứng thần kinh nặng nề.
Các bác sĩ lưu ư, phụ huynh cần đặc biệt chú ư đến những dấu hiệu thần kinh bất thường khởi phát đột ngột, bao gồm:
Nói khó, nói ngọng, mất khả năng nói
Méo miệng, cười lệch, sụp mí mắt
Yếu hoặc liệt tay chân một bên, đi lại loạng choạng
Rối loạn ư thức như lơ mơ, ngủ gà, hôn mê
Co giật
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng này, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Khoảng thời gian vài giờ đầu sau khi khởi phát là “cửa sổ vàng” giúp tăng khả năng phục hồi và giảm thiểu nguy cơ tổn thương năo vĩnh viễn.