Leo thang gần đây trong xung đột Israel-Iran, mà đỉnh điểm là cuộc không kích của Mỹ hôm 22/6 nhắm vào một số cơ sở hạt nhân của Iran đánh dấu sự sụp đổ của mô h́nh “chiến tranh trong bóng tối” kéo dài giữa hai nước Trung Đông.Đây là lần đầu tiên xung đột giữa Iran và Israel chuyển sang dạng đối đầu công khai ở cấp độ quốc gia có chủ quyền với sự tham gia trực tiếp của một siêu cường toàn cầu. Bước ngoặt này đă khơi mào chuỗi hệ quả chiến lược, nhân đạo và địa chính trị vượt khỏi phạm vi Trung Đông, đe dọa sự ổn định toàn cầu.Sự kiện này nối tiếp căng thẳng Israel-Hamas trong hai năm qua, phản ánh một điểm găy trong an ninh Trung Đông. Đây không phải là một sự cố mang tính cá biệt mà là hệ quả tất yếu của quá tŕnh rạn nứt kéo dài trong trật tự khu vực. Có thể thấy, cấu trúc an ninh hiện hành tại khu vực này đă và đang bị xói ṃn bởi sự suy yếu thể chế, sự rút lui của các thế lực quốc tế và cạnh tranh địa chính trị đă gia tăng vượt tầm kiểm soát. Những yếu tố đó đă tạo ra điều kiện chín muồi cho xung đột và làm tăng đáng kể nguy cơ bùng phát một cuộc chiến tranh khu vực toàn diện.
Một trật tự rạn vỡ
Sự tan ră của trật tự an ninh Trung Đông đă vượt xa mức cảnh báo - nó đang diễn ra với hậu quả cụ thể và ngày càng nghiêm trọng. Trong nhiều thập kỷ, Hoa Kỳ đóng vai tṛ then chốt trong việc duy tŕ ổn định khu vực thông qua mạng lưới đồng minh, hiện diện quân sự và ngoại giao chủ động. Tuy nhiên, sau Chiến tranh Iraq và sự kiện “Mùa xuân Arab”, sự rút lui dần của Washington đă tạo ra khoảng trống quyền lực, khiến các chủ thể quan trọng tại khu vực như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel cạnh tranh để khẳng định ảnh hưởng, dẫn đến sự phân mảnh và suy giảm ḷng tin trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, Trung Đông không có được một thể chế an ninh khu vực toàn diện như OSCE ở châu Âu hay ASEAN ở Đông Nam Á. Các nỗ lực phối hợp bị cản trở bởi chia rẽ ư thức hệ, xung đột tôn giáo và những hận thù lịch sử. Việc một thỏa thuận quốc tế quan trọng về chương tŕnh hạt nhân của Iran là JCPOA (Joint Comprehensive Plan of Action - Kế hoạch hành động toàn diện chung), vốn được xem là một trong những biểu tượng lớn nhất của đối thoại hạt nhân, sụp đổ đă minh chứng cho sự mong manh của mọi thỏa thuận trong lĩnh vực hạt nhân. Hiệp định ḥa b́nh Abraham cho Trung Đông do Hoa Kỳ hậu thuẫn tuy giúp cải thiện quan hệ giữa Israel và một số quốc gia Arab, lại làm sâu sắc thêm chia rẽ với Iran và khoét sâu phân cực khu vực.
Trong khoảng trống thể chế đó, các quốc gia dần chuyển sang các công cụ phi đối xứng, khiến cho các dạng thức như chiến tranh ủy nhiệm, tấn công mạng, và chiến dịch thông tin sai lệch được sử dụng như các công cụ chính sách. Những công cụ này làm xói ṃn chủ quyền, làm mờ ranh giới giữa chiến tranh và ḥa b́nh, đồng thời làm trầm trọng thêm bất ổn tại các quốc gia dễ bị tổn thương. Hơn thế, chúng gây khó khăn cho các nỗ lực kiểm soát xung đột và truy cứu trách nhiệm.Ẩn sau các xu thế trên là sự đứt găy các cam kết tập thể. Khi các quốc gia hành động đơn phương, dựa trên cảm nhận riêng về các mối đe dọa sinh tồn, th́ ngoại giao dài hạn đă bị thay thế bằng vũ lực. Hệ quả là không gian cho ḥa b́nh bền vững bị thu hẹp nghiêm trọng. Trung Đông ngày nay vận hành trong một môi trường không c̣n có sự ràng buộc bởi quy tắc, và trở thành nơi sức mạnh thường thắng thế đối thoại.
Biểu hiện của hệ thống suy yếu
Cuộc đối đầu giữa Israel và Iran không phải là nguyên nhân gốc rễ của bất ổn, mà là kết quả trực tiếp của một trật tự an ninh đă suy sụp từ lâu. Hành vi của Iran phản ánh một chiến lược sống c̣n chứ không đơn thuần là vấn đề ư thức hệ, trong bối cảnh nước này bị cô lập ngoại giao, bị bao vây kinh tế và an ninh. Mạng lưới lực lượng ủy nhiệm tại Lebanon, Iraq, Syria và Yemen không phải là công cụ tấn công, mà là một phần của chiến lược sinh tồn trong một hệ thống thiếu đối thoại.
Ngược lại, Israel luôn duy tŕ học thuyết an ninh dựa trên pḥng ngừa mối đe dọa, do vị trí địa lư và lịch sử dễ bị tổn thương. Sự thiếu vắng cơ chế cảnh báo sớm hay kiểm soát khủng hoảng khiến Israel ngày càng dựa vào biện pháp quân sự đơn phương: không kích, ám sát, tấn công mạng. Cuộc không kích Iran tháng 6/2025 không phải là một hành động bất ngờ, mà là kết quả tất yếu của học thuyết chiến lược trong môi trường thiếu ràng buộc thể chế.
Về phía Hoa Kỳ, sự chuyển hướng từ chính sách răn đe mềm sang hành động quân sự trực tiếp cho thấy sự mất niềm tin vào công cụ ngoại giao. Việc cho phép tấn công trực diện vào Iran không chỉ đánh dấu một bước leo thang mà c̣n tiềm ẩn nguy cơ khiến Hoa Kỳ sa lầy sâu hơn trong một khu vực mà chính họ đă muốn thoát ly từ lâu.
Trong khi đó, các cường quốc khác cũng chưa thể hiện được vai tṛ điều phối xung đột. Nga gắn bó với Iran mang tính chiến thuật, không xây dựng. Trung Quốc chủ yếu quan tâm đến lợi ích năng lượng và thương mại, thiếu chiến lược an ninh lâu dài. EU - dù có khát vọng - lại thiếu thống nhất và sức mạnh thể chế. Trung Đông do đó tiếp tục tồn tại trong khoảng trống quyền lực toàn cầu, không có ai đủ khả năng dẫn dắt ḥa giải.
Tính chất toàn cầu của khủng hoảng
Xung đột Israel - Iran không thể xem là vấn đề song phương đơn lẻ mà có nguy cơ lan sang Lebanon, Syria, Iraq, nơi lực lượng ủy nhiệm hoạt động mạnh. Các quốc gia vùng Vịnh như Saudi Arabia hay Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng có thể trở thành nạn nhân nếu cơ sở hạ tầng năng lượng bị tấn công. Trong kịch bản xấu, eo biển Hormuz có thể bị phong tỏa, cản trở huyết mạch dầu mỏ toàn cầu, gây sốc cho thị trường năng lượng quốc tế.
|