Ngày 24/6, chính phủ Iran ra lệnh phóng tên lửa nhằm vào căn cứ không quân Al Udeid - trung tâm chiến lược của Mỹ tại Qatar. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng đây không đơn thuần là hành động trả đũa mà c̣n là một thông điệp rơ ràng: Iran muốn “đáp lễ có chừng mực” và từng bước tháo ng̣i căng thẳng với Washington.
Khoảng 12h30 trưa theo giờ miền Đông nước Mỹ, Iran phóng ít nhất 6 tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung vào căn cứ Al Udeid, chỉ vài giờ sau khi Qatar thông báo đóng cửa không phận.
Động thái diễn ra trong bối cảnh các lănh đạo Iran cam kết sẽ "đáp trả thích đáng" cho loạt không kích của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân Iran cuối tuần qua. Tuy nhiên, không có thương vong nào được ghi nhận ở cả hai phía.
Tầm quan trọng chiến lược
Nằm giữa sa mạc hoang vu bên ngoài thủ đô Doha (Qatar), căn cứ không quân Al Udeid từ lâu đă được xem là “trái tim” trong các chiến dịch quân sự của Mỹ tại Trung Đông.
Theo kênh Al Jazeera, căn cứ được xây dựng từ năm 1996, trải rộng trên diện tích khoảng 24 ha, đóng vai tṛ trung tâm chiến lược trong việc triển khai lực lượng và điều phối các hoạt động quân sự xuyên khu vực.
Hiện là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông, Al Udeid đang là nơi đồn trú của khoảng 5.000 - 10.000 binh sĩ Mỹ, theo một quan chức Bộ Quốc pḥng Mỹ chia sẻ với tờ The Hill.
Đây cũng là đại bản doanh của ba cơ quan đầu năo: Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM), Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt Tiền phương (SOCCENT) và Bộ Tư lệnh Không quân Trung tâm Mỹ (AFCENT).
Các đường băng tại Al Udeid dài, được bảo tŕ thường xuyên và đạt chuẩn triển khai nhanh, cho phép máy bay chiến đấu và vận tải quân sự có thể cất - hạ cánh liên tục 24/7. Theo The Hill, yếu tố này biến Al Udeid thành một trung tâm hậu cần và phô trương sức mạnh không quân chủ lực của Mỹ trong khu vực.
Không chỉ là căn cứ của riêng Washington, Al Udeid c̣n là nơi đồn trú của Không quân Qatar, Không quân Mỹ, Không quân Hoàng gia Anh và một số đơn vị quốc tế khác. Trong suốt chiến dịch truy quét tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Lầu Năm Góc khẳng định Al Udeid đă đóng vai tṛ trung tâm trong hầu hết đợt không kích quy mô lớn.Từ năm 2003 đến nay, chính phủ Qatar đă đầu tư hơn 8 tỷ USD để mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng của căn cứ - một động thái thể hiện rơ cam kết hợp tác chiến lược giữa Doha và Washington.
Đáng chú ư, tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă có chuyến thăm bất ngờ tới Al Udeid - trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân đến căn cứ này kể từ năm 2003. Tại đây, ông Trump đă có bài phát biểu trước hơn 1.000 binh sĩ Mỹ, ca ngợi vai tṛ của căn cứ và khẳng định cam kết “không lay chuyển” của Mỹ đối với an ninh khu vực.
"Sự tính toán kỹ lưỡng"
Truyền thông nhà nước Iran gọi chiến dịch này là “Phúc lành của Fatah” và ca ngợi đây là “câu trả lời dũng mănh và thành công của lực lượng vũ trang Iran". Các bản tin truyền h́nh phát sóng cùng nhạc quân hành và ḍng chữ nhấn mạnh đây là cuộc phản công được thực hiện với “vinh dự và sự tính toán kỹ lưỡng”.
Bộ Quốc pḥng Mỹ sau đó xác nhận Al Udeid bị tấn công bằng tên lửa nhưng không gây thương vong về người.
Ngay sau vụ tấn công, Hội đồng An ninh Quốc gia Iran tuyên bố số tên lửa được sử dụng “bằng đúng số lượng bom mà Mỹ đă ném xuống các cơ sở hạt nhân Iran” - một cách định vị phản ứng vừa đủ, có kiểm soát. Iran cũng khẳng định đ̣n đáp trả này “không gây nguy hại nào cho quốc gia anh em Qatar và nhân dân cao quư của họ”.
Tiến sĩ Peter Trumbore, Chủ nhiệm Khoa Chính trị, Đại học Oakland, cho rằng Iran đă hành động rất “tỉnh táo và có tính toán”, theo Fox News.“Họ thông báo trước cho chính phủ Qatar về cuộc tấn công. Căn cứ Al Udeid đă được sơ tán phần lớn binh sĩ và khí tài trong những ngày trước đó. Việc Iran chỉ phóng đúng số lượng tên lửa bằng với số bom Mỹ đă sử dụng, cộng với cảnh báo sớm, là chỉ dấu rơ ràng rằng Tehran muốn chấm dứt ṿng xoáy trả đũa, sau khi đă ‘trả lễ’ một cách tương xứng”, ông nói.
“Iran đă phản ứng một cách rất cẩn trọng, chừng mực”, cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM), Tướng Frank McKenzie nhận định trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg. “Họ cố gắng làm ít nhất có thể mà vẫn giữ được thể diện”.
Al Udeid đă có kế hoạch ứng phó từ trước
Chiều 23/6 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump đăng tải thông điệp trên mạng xă hội, trong đó có cảm ơn Iran “đă thông báo trước, giúp đảm bảo không có thương vong nào xảy ra”.
“Có lẽ Iran giờ đây có thể tiến tới ḥa b́nh và ổn định khu vực, và tôi sẽ nhiệt t́nh khuyến khích Israel làm điều tương tự”, ông Trump viết, kèm theo tuyên bố đầy hàm ư: "Đă đến lúc phải chọn ḥa b́nh".
Nhiều bằng chứng cho rằng Al Udeid đă có sẵn kế hoạch ứng phó với đ̣n không kích "báo trước" của của Iran. Hăng tin AFP dẫn nguồn từ h́nh ảnh vệ tinh do công ty Planet Labs PBC công bố cho biết, hàng chục máy bay quân sự Mỹ đă được rút khỏi căn cứ Al Udeid (Qatar) trước thời điểm bị Iran tấn công.
Cụ thể, vào ngày 5/6, ảnh vệ tinh ghi nhận gần 40 máy bay quân sự bao gồm vận tải cơ C-130 Hercules và máy bay trinh sát vẫn đậu tại căn cứ này. Nhưng đến ngày 19/6, chỉ c̣n lại vỏn vẹn 3 chiếc xuất hiện trên đường băng.
Một quan chức Lầu Năm Góc tiết lộ với Reuters rằng toàn bộ máy bay không nằm trong hầm trú ẩn kiên cố đă được sơ tán khỏi Al Udeid. Đồng thời, một số tàu hải quân Mỹ cũng được điều chuyển khỏi cảng Bahrain – nơi đặt trụ sở Hạm đội 5 của Mỹ.
“Đây là biện pháp thường thấy. Ưu tiên hàng đầu luôn là đảm bảo an toàn cho lực lượng”, vị quan chức nhấn mạnh.
Ngay sau màn không kích, ông Trump tuyên bố lệnh ngừng bắn giữa Iran và Israel sắp diễn ra, dù cả hai quốc gia vẫn chưa xác nhận chính thức. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, đây là thời điểm lư tưởng để hạ nhiệt căng thẳng sau hơn một tuần chiến sự leo thang với tốc độ chóng mặt, New York Times cho biết.
“Mỗi bên đều có thể tuyên bố chiến thắng theo cách của ḿnh mà không bị kéo vào một cuộc chiến quy mô lớn với hậu quả khó lường”, ông Ali Vaez, Giám đốc khu vực Iran của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), nhận định.
|
|