Từng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đă trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Tại Hội nghị Quốc tế CocoNext 2024 tại Bến Tre – thủ phủ dừa Việt Nam, các sản phẩm từ dừa và phụ phẩm dừa của Việt Nam đă thu hút sự quan tâm đặc biệt từ đại biểu trong nước và quốc tế. Trong đó, những sản phẩm tái chế từ vỏ, gáo, xơ và mụn dừa – vốn từng bị coi là thứ bỏ đi – đang dần trở thành nguồn thu lớn và góp phần xây dựng mô h́nh kinh tế tuần hoàn bền vững.
Tiêu biểu trong làn sóng khai thác phụ phẩm là Công ty CP Trà Bắc (Trabaco) – doanh nghiệp tiên phong biến gáo dừa thành than hoạt tính, than BBQ, trong khi xơ dừa được xử lư thành thảm, sợi và giá thể nông nghiệp. Với 5 nhà máy, Trabaco hiện đạt sản lượng chế biến than hoạt tính 7.000 tấn/năm, than sạch BBQ 1.800 tấn/năm và xơ dừa 16.000 tấn/năm.
Đặc biệt, than hoạt tính từ gáo dừa của Việt Nam đă có mặt tại hơn 30 quốc gia như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp… và được ứng dụng rộng răi trong lọc nước, lọc không khí, thu hồi kim loại quư. Sản phẩm này được xem là một trong những mặt hàng có giá trị cao nhất từ phụ phẩm dừa hiện nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia toàn cầu hiện xuất khẩu khoảng 1,09 tỷ USD than gáo dừa mỗi năm. Với tiềm năng lớn, than dừa của Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mốc kim ngạch 100 triệu USD.
Tại Việt Nam, năm 2023, giá trị xuất khẩu than dừa đạt 88,5 triệu USD, riêng than hoạt tính từ gáo dừa khoảng 33 triệu USD.
Giảm sức ép lên môi trường
Ở nhiều làng nghề như Khánh Thạnh Tân (Bến Tre), từ hoạt động sản xuất xơ dừa, người dân đă học cách tận dụng phần mụn dừa từng bị xả xuống sông gây ô nhiễm để ép kiện xuất khẩu và chế biến đất sạch. Việc này vừa tạo thêm thu nhập (1,5–2 triệu đồng/ngày/cơ sở), vừa giảm thiểu tác động môi trường đáng kể.
Gáo dừa cũng được chế biến thành than thiêu kết mặt hàng có nhu cầu cao trên toàn cầu, trong khi vỏ dừa với tỉ lệ chiếm hơn 30% trọng lượng trái lại trở thành nguồn nguyên liệu dồi dào cho vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu xanh và hàng thủ công mỹ nghệ.
Một số cơ sở hiện xuất khẩu xơ dừa thô với giá 170–320 USD/tấn; nếu được chế biến sâu như se sợi hoặc dệt thành thảm, giá trị có thể tăng gấp 2–3 lần. Sản phẩm từ xơ và mụn dừa của Việt Nam đă đến được các thị trường như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…
Tuy nhiên, ngành dừa Việt vẫn gặp khó khăn lớn trong việc thu gom nguyên liệu phụ phẩm do dừa trồng rải rác ở nhiều tỉnh miền Tây. Nhiều thời điểm, doanh nghiệp phải nhập gáo dừa từ Indonesia để duy tŕ sản xuất.
Bến Tre – địa phương có diện tích dừa lớn nhất cả nước (58.440 ha) hiện vẫn chưa h́nh thành được vùng nguyên liệu phụ phẩm tập trung. Đây là một trong những rào cản cần được khắc phục nếu Việt Nam muốn duy tŕ vị trí trong top 5 thế giới về xuất khẩu dừa và nâng tỷ trọng phụ phẩm tái chế trong chuỗi giá trị.
Từ vỏ, gáo đến xơ và mụn, cây dừa Việt Nam đang từng bước được khai thác trọn vẹn theo hướng kinh tế tuần hoàn không bỏ phí bất kỳ phần nào. Phụ phẩm dừa không c̣n là rác thải mà đă trở thành tài nguyên mới, vừa triển vọng mang lại lợi ích kinh tế hàng trăm triệu USD mỗi năm, vừa góp phần bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống hàng chục ngàn lao động nông thôn.
Với định hướng rơ ràng và sự đầu tư thích đáng, ngành dừa Việt Nam hoàn toàn có thể tiến tới mục tiêu trong chuỗi giá trị nông nghiệp tái chế toàn cầu.
VietBF@ Sưu tập
|