Theo như loại vũ khí tiên tiến siêu thanh Fattah-1 được chính quyền Tehran tuyên bố đă được sử dụng để tấn công các mục tiêu tại Israel, làm dấy lên lo ngại mới về khả năng thay đổi cục diện chiến trường bất ngờ đặt bài toán khó lên hệ thống pḥng thủ tối tân của Israel và thay đổi cục diện chiến trường trong cuộc xung đột Iran - Israel leo thang.
Khi cuộc xung đột giữa Iran và Israel bước vào tuần thứ hai với những đ̣n tấn công qua lại khốc liệt, tên lửa siêu thanh Fattah-1 bất ngờ trở thành tâm điểm chú ư.
Loại vũ khí tiên tiến này được Tehran tuyên bố đă được sử dụng để tấn công các mục tiêu tại Israel, làm dấy lên lo ngại mới về khả năng thay đổi cục diện chiến trường cũng như làm khó thêm cho các hệ thống pḥng thủ vốn được đánh giá là hiện đại nhất thế giới.
Vũ khí mới của Iran
Trong đợt tấn công ngày 18/6, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) xác nhận đă phóng tên lửa siêu thanh Fattah-1 nhằm vào các vị trí quân sự và cơ sở hạ tầng trọng yếu tại Israel.
Đây là lần đầu tiên Tehran công khai tuyên bố sử dụng loại vũ khí này trong cuộc xung đột hiện tại, mặc dù Fattah-1 từng được triển khai trong chiến dịch ngày 1/10/2024.

Hệ thống pḥng thủ tên lửa của Israel được kích hoạt để vô hiệu hóa tên lửa từ Iran. Ảnh: Reuters
Lần này, Fattah-1 được nhấn mạnh là đ̣n phản công chiến lược trong “Chiến dịch đích thực 3”. Iran khẳng định loại tên lửa này có thể xuyên thủng các hệ thống pḥng thủ nhiều tầng như Iron Dome, David’s Sling và Arrow của Israel. Một thông điệp cứng rắn cũng được Đại giáo chủ Ali Khamenei đưa ra: "Không thương xót với kẻ thù chiếm đóng".
Theo các nguồn tin quân sự từ Iran, loạt phóng tên lửa mới đă vượt qua một số lá chắn pḥng không của Israel, gây thiệt hại tại ít nhất hai khu vực ở trung tâm nước này. Bộ Quốc pḥng Israel chưa xác nhận mức độ thiệt hại cụ thể, nhưng một số hăng tin như Al Jazeera và Reuters ghi nhận các vụ nổ lớn tại Tel Aviv và Ashdod.
Fattah-1 có ǵ đặc biệt?
Fattah-1 là tên lửa siêu thanh đầu tiên do Iran tự phát triển, được ra mắt vào tháng 6/2023 và đặt tên bởi chính Lănh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Khamenei. Loại tên lửa này dài khoảng 12 m, sử dụng nhiên liệu rắn, một tầng đẩy, có tầm bắn 1.400 km và mang đầu đạn nặng tới 200 kg.
Điểm nổi bật nhất của Fattah-1 là được trang bị đầu đạn dạng phương tiện lướt siêu thanh (Hypersonic Glide Vehicle - HGV), cho phép nó di chuyển với tốc độ lên tới Mach 14 (tương đương 17.900 km/h) và thay đổi quỹ đạo trong quá tŕnh bay. Điều này khiến các hệ thống đánh chặn truyền thống vốn dựa vào việc dự đoán đường bay của tên lửa, gặp rất nhiều khó khăn.

Tên lửa Fattah - tên lửa siêu thanh đầu tiên của Iran - lần đầu tiên được công bố vào năm 2023. Ảnh: NDTV World.
Fabian Hinz, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), nhận định Fattah-1 là một cải tiến đáng kể của Iran: “Đây không chỉ là tên lửa nhanh, mà là một phương tiện có khả năng cơ động, giúp nó tránh được đánh chặn hiệu quả hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo thông thường”.
Một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Quốc pḥng Jane’s cho biết Fattah-1 dường như được thiết kế ưu tiên vào khả năng xuyên thủng mạng lưới pḥng thủ tên lửa đa tầng như của Israel. Tuy vậy, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra thận trọng về tuyên bố năng lực của Iran do thiếu các bằng chứng kiểm chứng độc lập.
Việc Iran sử dụng Fattah-1 trong xung đột với Israel đánh dấu bước leo thang nghiêm trọng. Không chỉ là biểu tượng cho sự phát triển công nghệ quân sự của Tehran, Fattah-1 c̣n gửi một thông điệp răn đe mạnh mẽ tới cả Mỹ và các đồng minh trong khu vực. Nếu khả năng xuyên thủng hệ thống pḥng thủ của nó được xác thực, điều này có thể làm thay đổi chiến lược bố trí pḥng thủ của Israel và buộc Mỹ phải điều chỉnh việc triển khai hệ thống THAAD hoặc Aegis Ashore trong khu vực.
Về phía Israel, giới chức nước này khẳng định các hệ thống pḥng thủ đă ngăn chặn thành công phần lớn đ̣n tấn công, nhưng không phủ nhận có những tên lửa đă vượt qua được lưới chắn.
Các nước Trung Đông, đặc biệt là vùng Vịnh, đang theo dơi sát t́nh h́nh với lo ngại rằng nếu Fattah-1 rơi vào tay các nhóm vũ trang ủy nhiệm, mối đe dọa với an ninh khu vực sẽ tăng vọt.
Ngoài ra, việc Iran chọn thời điểm hiện tại để công khai sử dụng Fattah-1 có thể được xem là động thái trả đũa sau chiến dịch không kích quy mô lớn của Israel vào các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran ngày 13/6 khiến nhiều tướng lĩnh và các nhà khoa học hạt nhân thiệt mạng.
Theo các chuyên gia, ù c̣n nhiều tranh căi về hiệu quả thật sự, sự xuất hiện của Fattah-1 đă thêm một biến số khó lường trong cuộc xung đột vốn đă rất phức tạp tại Trung Đông.