Chuyên gia nhận định Iran là một trong những lực lượng mạnh nhất khu vực Trung Đông về trang thiết bị, vũ khí, sức gắn kết, kinh nghiệm và chất lượng nhân sự.
Giao tranh giữa hai nước đă bước sang ngày thứ 6 kể từ khi Israel tấn công Iran hôm 13/6. Lực lượng Pḥng vệ Israel (IDF) đang liên tục nhắm vào “trái tim” chương tŕnh hạt nhân của Iran, bao gồm các cơ sở, nhà máy tên lửa đạn đạo và các chỉ huy quân sự cấp cao. Tel Aviv tuyên bố chiến dịch “Sư tử trỗi dậy” nhằm “đề pḥng” Iran sản xuất vũ khí hạt nhân trong thời gian “rất ngắn”.
Trong khi đó, giới lănh đạo Iran kiên quyết giáng “những đ̣n nặng nề” đáp trả Israel. Tuyên bố cứng rắn này một lần nữa khiến dư luận chú ư về năng lực quân sự của Tehran. Iran có ǵ trong tay để biến lời đe dọa thành hiện thực?
Quân đội Iran lớn cỡ nào?
Theo đánh giá thường niên năm 2023 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, lực lượng vũ trang Iran là một trong những lực lượng lớn nhất Trung Đông, với ít nhất 580.000 quân nhân đang tại ngũ và khoảng 200.000 quân nhân dự bị được đào tạo. Lực lượng vũ trang Iran chia thành quân đội chính quy và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), theo New York Times.
IRGC là nhánh chủ chốt của lực lượng vũ trang Iran, được thành lập vào năm 1979 nhằm bảo vệ chế độ Hồi giáo. IRGC chịu trách nhiệm trước Lănh đạo tối cao, Đại giáo chủ Ali Khamenei và đóng vai tṛ trung tâm trong hoạt động quốc pḥng, đối ngoại và ảnh hưởng khu vực của Iran. Ngoài vai tṛ quân sự, IRGC c̣n tác động sâu sắc đến cấu trúc chính trị và kinh tế Iran.
Quân đội và IRGC có bộ binh, không quân và hải quân riêng, trong đó IRGC chịu trách nhiệm về an ninh biên giới của Iran. Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang điều phối các nhánh và thiết lập chiến lược chung. C̣n IRGC giám sát các chương tŕnh tên lửa đạn đạo và hạt nhân, đồng thời hỗ trợ các nhóm vũ trang thân Iran trên khắp Trung Đông.

Máy bay không người lái của Iran. Ảnh: WANA/Reuters.
IRGC cũng chỉ huy lực lượng dân quân tôn giáo Basij, lực lượng bán quân sự t́nh nguyện trung thành với chế độ Hồi giáo. Giới phân tích nhận định số lượng t́nh nguyện viên Basji có thể lên tới hàng triệu người.
Trong khi đó, lực lượng Quds phụ trách các hoạt động gián điệp và bán quân sự tại nước ngoài của IRGC. Iran hậu thuẫn các nhóm tấn công Israel, lợi ích của Mỹ và vận chuyển trên biển Đỏ.
Dưới sự hỗ trợ của Iran, các nhóm này - như Hamas, Hezbollah ở Lebanon, phong trào Houthi ở Yemen và nhiều lực lượng vũ trang ở Iraq và Syria - được mô tả là “trục kháng cự” ảnh hưởng của Israel và Mỹ ở Trung Đông.
Năm 2019, Mỹ tuyên bố IRGC là “tổ chức khủng bố nước ngoài”, đánh dấu lần đầu tiên Washington chỉ định một bộ phận thuộc nhà nước của một quốc gia khác là khủng bố.
Một số lănh đạo cấp cao IRGC đă thiệt mạng do các đ̣n không kích của Israel, mới đây nhất là ông Ali Shadmani, người nắm giữ vị trí Tham mưu trưởng thời chiến của Bộ tư lệnh Trung ương Khatam al-Anbiya, đơn vị phối hợp giữa quân đội chính quy và IRGC.
Kho vũ khí của Iran có ǵ?
Suốt nhiều thập niên, Iran đi theo chiến lược quân sự mang tính răn đe, chú trọng phát triển tên lửa chính xác và tầm xa, máy bay không người lái và pḥng không. Nước này cũng xây dựng đội tàu cao tốc lớn và một số tàu ngầm nhỏ. Các căn cứ và cơ sở lưu trữ vũ khí của Iran phân tán rộng răi, chôn sâu dưới ḷng đất và được bảo vệ bằng hệ thống pḥng không, nên khó bị phá hủy bởi các đ̣n không kích.
Các lệnh trừng phạt quốc tế đă cắt đứt nguồn cung vũ khí công nghệ cao và thiết bị quân sự xuất khẩu cho Iran. Khi trở thành Lănh đạo tối cao năm 1989, ông Ayatollah Khamenei đă giao cho IRGC phát triển ngành công nghiệp vũ khí nội địa và đổ nguồn lực cho nỗ lực này. Ông muốn đảm bảo Iran không bao giờ phải phụ thuộc vào các thế lực nước ngoài cho nhu cầu quốc pḥng.
Hiện nay, chuyên gia tin rằng kho tên lửa hành tŕnh và tên lửa đạn đạo của Iran có khả năng và tầm bắn tới mọi mục tiêu khắp Trung Đông. C̣n theo Văn pḥng Giám đốc T́nh báo Quốc gia Mỹ, Iran được trang bị số lượng tên lửa đạn đạo lớn nhất khu vực.
Hồi tháng 4/2024, hăng tin ISNA công bố thông tin chi tiết về các loại tên lửa có thể vươn tới Israel. Trong số này có Sejil với tốc độ bay hơn 16.800 km/h và có tầm bắn 2.500 km. Trong khi đó, Kheibar có tầm bắn 2.000 km c̣n Haj Qasem có tầm bắn 1.400 km.
.
Trước đó, vào mùa hè năm 2023, Iran tŕnh làng tên lửa đạn đạo siêu thanh đầu tiên do nước này sản xuất có tên Fattah. Tên lửa siêu thanh bay nhanh hơn ít nhất 5 lần so với tốc độ âm thanh và có quỹ đạo phức tạp, khiến hệ thống pḥng thủ khó đánh chặn. Ngày 18/6, IRGC tuyên bố đă dùng Fattah-1 trong đợt tấn công thứ 11 của chiến dịch Lời hứa Đích thực 3 nhắm tới Israel.
Ngoài ra, Iran cũng sở hữu tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, trong đó có Shahab-1 với tầm bắn ước tính 305 km, hay tên lửa hành tŕnh như Kh-55 - loại vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân phóng từ trên không với tầm bắn gần 3.000 km. Kho vũ khí của Iran c̣n chứa tên lửa chống hạm tiên tiến Khalid Farzh với tầm bắn 300 km và mang đầu đạn nặng 1,1 tấn.
Trong đợt tấn công gần đây vào Israel, PressTV dẫn nguồn tin cho biết Iran đă sử dụng tên lửa Emad, Ghadr và Kheibar Shekan phóng vào các thành phố Haifa và Tel Aviv.
Về máy bay không người lái, Tehran có lượng lớn phương tiện với tầm hoạt động 1.900 - 2.500 km và bay tầm thấp tránh radar. Ví dụ, nước này từng tuyên bố chế tạo máy bay không người lái tiên tiến Mohajer-10 với phạm vi hoạt động 2.000 km, bay tối đa trong 24 giờ và tải trọng lên tới 300 kg.
Iran công khai thông tin về máy bay không người lái khi phô trương khí tài trong các cuộc diễu binh, duyệt binh. Nước này có tham vọng xây dựng đế chế xuất khẩu máy bay không người lái.
Nh́n chung, New York Times dẫn lời các chuyên gia nhận định Iran là một trong những lực lượng mạnh nhất khu vực về trang thiết bị, sự gắn kết, kinh nghiệm và chất lượng nhân sự, song chưa bằng Mỹ và một số nước châu Âu về sức mạnh và sự tinh nhuệ.
Điểm yếu lớn nhất của Iran là lực lượng không quân. Phần lớn máy bay có từ thời Shah Mohammed Reza Pahlavi, lănh đạo Iran từ năm 1941-1979, và nhiều máy bay bị hỏng v́ thiếu phụ tùng thay thế. Có nguồn tin tiết lộ Iran đă mua một đội bay nhỏ từ Nga vào những năm 1990.
Ngoài ra, xe tăng và xe bọc thép của Iran đă cũ, và chỉ có một vài tàu hải quân lớn. Các quan chức Mỹ cho hay 2 tàu thu thập thông tin t́nh báo, Saviz và Behshad, được triển khai trên Biển Đỏ, hỗ trợ Houthis xác định các tàu do Israel sở hữu.
VietBF@ sưu tập