Ngày 3/6, người dân Hàn Quốc sẽ bầu một tổng thống mới sau cuộc khủng hoảng hiến pháp tồi tệ nhất của đất nước trong nhiều thập kỷ.Cuộc bầu cử t́m người kế nhiệm cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol có thể là một bước ngoặt mang lại sự ổn định cho chính trường và thị trường Hàn Quốc sau nhiều tháng hỗn loạn, nhưng cũng có thể làm sâu sắc thêm sự chia rẽ nội bộ của nước này.
V́ sao phải tổ chức bầu cử?
Cuộc bỏ phiếu bất thường được tổ chức sau khi ông Yoon bị cách chức vào ngày 4/4 v́ vi phạm hiến pháp, liên quan đến lệnh thiết quân luật hồi tháng 12.
Theo luật pháp Hàn Quốc, một cuộc bầu cử phải được tổ chức trong ṿng 60 ngày kể từ khi tổng thống bị băi nhiệm.
Những ứng viên chính
Cử tri Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu cho một trong các ứng viên. Người chiến thắng sẽ trở thành tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm.
Hai ứng cử viên chính hiện đang chạy đua vào Nhà Xanh là ông Lee Jae-myung theo khuynh hướng thiên tả, cựu lănh đạo đảng Dân chủ, và ông Kim Moon-soo của đảng Quyền lực Nhân dân (PPP), thuộc cánh hữu.Ông Lee (60 tuổi) đă thua ông Yoon với tỷ lệ sít sao trong cuộc bỏ phiếu tổng thống gần đây nhất vào năm 2022. Ông cũng là người dẫn đầu chiến dịch luận tội để lật đổ ông Yoon (từng thuộc đảng PPP) sau “thảm họa” thiết quân luật.Sau khi ông Yoon bị lật đổ, ông Kim (73 tuổi) đă giành được sự ủng hộ của các thành viên cấp cơ sở của PPP để ra ứng cử. Ông Kim được những người theo phe bảo thủ yêu thích v́ phản đối việc luận tội ông Yoon.
Trong số những ứng cử viên khác trong cuộc đua có ông Lee Jun-seok (40 tuổi), cựu lănh đạo PPP hiện đang ứng cử cho Đảng Cải cách, một đảng cánh hữu mới thành lập.
Sự xuất hiện của ông Lee Jun-seok có thể khiến đảng PPP bị chia rẽ. Đến nay, ông vẫn từ chối tham gia liên minh với ông Kim.
Quan điểm của các ứng viên
Ông Lee Jae-myung từng tự ví ḿnh với chính trị gia Mỹ Bernie Sanders. Một chính quyền của ông Lee có thể đồng nghĩa với việc chính phủ sẽ chi tiêu nhiều hơn để hỗ trợ các hộ gia đ́nh, phát triển ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo…
Ông cũng đă đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ tổng thống từ 5 năm xuống c̣n 4 năm.
Trong khi đó, ông Kim Moon-soo tự nhận là người thân thiện với các doanh nghiệp. Ông tuyên bố sẽ thúc đẩy việc băi bỏ các quy định để đẩy mạnh tăng trưởng, trong khi cung cấp hỗ trợ cho các công ty nhỏ.
Tương tự ông Lee, ông Kim cũng muốn nâng giới hạn nhiệm kỳ tổng thống từ một lên hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 4 năm.Ông Lee Jun-seok đang cố gắng thu hút nhóm cử tri trẻ hơn nhưng vẫn bảo thủ. Ông ủng hộ việc hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà nghiên cứu khoa học, băi bỏ quy định đối với các công ty và giảm mức lương tối thiểu của lao động nước ngoài để không chênh quá nhiều so với người Hàn Quốc.
Cơ hội chiến thắng
Ông Lee Jae-myung là ứng cử viên sáng giá nhất, nhưng các cuộc thăm ḍ gần đây cho thấy khoảng cách dẫn trước của ông so với ông Kim đang thu hẹp lại.
Ông Lee nhận được sự ủng hộ của khoảng 45% số người được hỏi trong cuộc thăm ḍ của Gallup Korea từ ngày 20 đến 22/5, giảm 6% so với tuần trước.
Sự ủng hộ dành cho ông Kim Moon-soo tăng 7% lên 36%.
Ông Lee Jun-seok đă cải thiện vị trí của ḿnh, tăng sự ủng hộ thêm 2% lên 10%, mức cao nhất của ông cho đến nay.
Nếu ông Kim Moon-soo hoặc ông Lee Jun-seok rút lui, người c̣n lại có thể sẽ giành thế cân bằng với ông Lee Jae-myung, thậm chí giành chiến thắng nếu thu hút được sự ủng hộ của các cử tri bảo thủ.
Cho đến nay, cả hai chính trị gia bảo thủ đều khẳng định họ sẽ không bỏ cuộc.
Trong các cuộc bầu cử trước đây, đă có những ứng cử viên rút lui giữa chừng mặc dù từng tuyên bố sẽ không làm vậy.
Cử tri Hàn Quốc muốn ǵ?
Thúc đẩy tăng trưởng sẽ là nhiệm vụ chính của người kế nhiệm ông Yoon.
Nền kinh tế suy thoái trong quư đầu tiên của năm 2025 cho thấy sự mong manh của hoạt động kinh doanh và tâm lư người tiêu dùng Hàn Quốc, dù các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này chưa phải chịu gánh nặng từ mức thuế mới của Mỹ.
Việc tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở giá rẻ và tạo thêm việc làm cũng sẽ được các cử tri quan tâm.
Khôi phục tinh thần đoàn kết quốc gia là một vấn đề khác được đề cập đến trong các cuộc thăm ḍ.
Cử tri cũng mong đợi cải cách hiến pháp để cho phép các nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp, giúp mang lại tính liên tục cho nền chính trị Hàn Quốc.
Tầm quan trọng của chính sách đối ngoại đă được nêu trong các cuộc thăm ḍ, xét đến thiệt hại kinh tế tiềm tàng của thuế quan và nhu cầu ngăn chặn mối đe dọa từ năng lực quân sự ngày càng tiến bộ của Triều Tiên, cũng như liên minh của nước này với Nga.
Quan hệ với các đồng minh
Nhà lănh đạo mới sẽ cần t́m ra cách thúc đẩy quan hệ an ninh ba bên chặt chẽ hơn với Washington và Tokyo, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có khả năng rời xa các thỏa thuận quốc pḥng hiện tại.
Mối quan hệ được cải thiện đáng kể với Nhật Bản dưới thời ông Yoon có lẽ đang gặp rủi ro lớn nhất, do các nhà lănh đạo mới ở Hàn Quốc có thể sẽ không tiếp nối những tiến triển đă đạt được.
Lập trường chính trị hiện tại của ông Lee Jae-myung có thể sẽ không gây ra sự thay đổi lớn về mặt ngoại giao, mặc dù ông được dự đoán sẽ có thái độ ḥa giải hơn đối với B́nh Nhưỡng.
Nếu ông Kim Moon-soo thắng cử, đường lối cứng rắn của ông Yoon đối với Triều Tiên có thể sẽ được duy tŕ, trong khi Hàn Quốc tiếp tục tăng cường quan hệ ba bên với Nhật Bản và Mỹ.
Ứng cử viên bảo thủ này cũng đă nói về nhu cầu theo đuổi các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân giống như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Vai tṛ của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc tương đương hơn 40% nền kinh tế, khiến nước này trở thành một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất khi nói đến thuế quan của ông Trump.
Ông Lee Jae-myung cho biết không cần phải vội vàng đạt được thỏa thuận sớm trong các cuộc đàm phán với Mỹ.
Trong khi đó, ông Kim Moon-soo tuyên bố sẽ t́m kiếm một hội nghị thượng đỉnh ngay lập tức với ông Trump để giải quyết vấn đề thuế quan, nếu được bầu.
Những chính sách nào khác có thể thay đổi?
Cơ cấu năng lượng của Hàn Quốc có thể sẽ trải qua những thay đổi lớn, tùy thuộc vào người chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Ông Lee Jae-myung đă cam kết đóng cửa tất cả các nhà máy điện chạy bằng than vào năm 2040, và phản đối việc xây dựng các ḷ phản ứng hạt nhân mới. Thay vào đó, ông kêu gọi mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo.
Ngược lại, ông Kim Moon-soo ủng hộ năng lượng hạt nhân, coi đây là nguồn năng lượng rẻ và an toàn để sản xuất điện.
|