Luật lệ rối rắm, chồng chéo tại Việt Nam là trở ngại chính yếu để đầu tư và xuất cảng hàng hóa từ nước Mỹ sang nước này nên cần phải loại bỏ.
Văn bản của Pḥng Thương Mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham – American Chamber of Commerce in Vietnam) gửi cho văn pḥng ông Jamieson Greer, trưởng Đại Diện Thương Mại Mỹ, hôm Thứ Tư khuyến cáo như vậy.
Việt Nam và Mỹ bắt đầu đàm phán từ Thứ Tư, 7 Tháng Năm, cho một thỏa hiệp thương mại song phương nhằm tiến đến mậu dịch cân bằng hơn cho hai bên. Thuế quan đối ứng 46% mà chính phủ Donald Trump áp đặt cho hàng xuất cảng của Việt Nam từ đầu Tháng Tư đă được triển hạn 90 ngày để chờ kết quả của cuộc thương thảo.
Văn bản của AmCham với tiêu đề “Rào cản thương mại, đầu tư và tiếp cận thị trường ở Việt Nam,” liệt kê một loạt các chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam mà họ gọi là “không tương ứng với thông lệ quốc tế” cũng như các hành động của viên chức Hà Nội đă gây trở ngại để hàng Mỹ tiếp cận thị trường Việt Nam.
Chẳng hạn như một đống quy định rườm rà về an toàn thực phẩm, thủ tục ghi danh kéo dài nhiều ngày cho các máy móc y tế, các đ̣i hỏi phải có giấy phép bán lẻ đối với sản phẩm ngoại quốc mà các công ty trong nước họ không cần phải có, bên cạnh những đ̣i hỏi trái quy định của hải quan. AmCham nêu ra như vậy để chứng minh cho văn pḥng ông Greer có tài liệu cụ thể cho cuộc đàm phán.
“Các rào cản đó gây thêm tốn kém cho doanh nghiệp,” ông Mark Gillin, chủ tịch chi nhánh AmCham tại Sài G̣n, cho hay. “Nếu những điều đó được giải quyết, Việt Nam sẽ trở thành nước thân thiện hơn để buôn bán thương mại. Đồng thời, tôi tin rằng hàng hóa Mỹ xuất cảng sang nước này sẽ gia tăng.” Ông Gillin là nhà bán sản phẩm kiến trúc và thể thao ở Sài G̣n.
Trong ngày Việt Nam bắt đầu đàm phán thương mại với Mỹ, Hà Nội ra lệnh cho các công ty quốc doanh mua thêm nhiều loại sản phẩm giá trị cao của Mỹ với hy vọng thỏa măn yêu sách đàm phán của Washington. Ông Nguyễn Hồng Diên, bộ trưởng Công Thương, tập hợp các doanh nghiệp quốc doanh để ra chỉ thị mua sắm hàng Mỹ gồm năng lượng, điện lực, khoáng sản, hàng không, viễn thông.
“Trong những năm vừa qua, các tập đoàn này đă nhập cảng rất lớn các sản phẩm như máy bay, máy móc, trang thiết bị, turbin cho nhà máy điện khí, hệ thống truyền tải điện, chip CPU, nguyên vật liệu… từ Hoa Kỳ, trị giá lên nhiều tỷ đô la,” báo Công Thương kể.
Tuy nhiên, các con số đó thực tế đă được cộng lại từ nhiều năm chứ không phải riêng trong một năm nên đă không đưa ra con số để chứng minh. Chính phủ của ông Trump đă căn cứ trên thặng dư mậu dịch của Việt Nam $123.5 tỷ năm 2024 với Mỹ để đánh thuế quan đối ứng 46% mà Hà Nội đang cố đàm phán để gỡ thế kẹt.
Trong bản tin của báo Công Thương ngày 7 Tháng Năm, đại diện các tập đoàn quốc doanh và tư nhân lớn đă báo cáo các thỏa thuận đă kư trong năm nay và “dự báo nhu cầu nhập cảng, mua sắm trang thiết bị, dịch vụ hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu mà Hoa Kỳ có thế mạnh trong năm nay và những năm tiếp theo.” Đồng thời “Các tập đoàn cho biết từ nay tới Tháng Sáu, 2025 sẽ tăng cường gặp gỡ, làm việc với các đối tác Hoa Kỳ để thúc đẩy việc hợp đồng để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đă kư kết.”
AmCham gửi văn bản kể trên cho cả Bộ Ngoại Giao Mỹ, Bộ Tài Chính Mỹ đồng thời cũng cho hay sẽ gửi đến các cơ quan nhà nước ở Việt Nam.
Trước áp lực của Washington, ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, ngày 5 Tháng Năm mới đây, thấy gửi công điện cho các bộ ngành và các địa phương hối thúc “tập trung tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thủ tục hành chính nội bộ, bảo đảm băi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết của các thủ tục hành chính, 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính…,” theo trang mạng chinhphu.vn.
Cuộc đàm phán thương mại song phương Việt Nam với Mỹ mới bắt đầu nên không rơ sẽ c̣n kéo dài bao lâu. Nhưng ít nhất, người ta thấy rơ sợ bồn chồn, muốn được giải quyết sớm của Hà Nội khi cái hạn kỳ 90 ngày tạm hoăn thuế quan đối ứng đến vào đầu Tháng Bảy tới đây.