Việt Nam đang dàn xếp các thỏa thuận cuối cùng để mua một số hệ thống hỏa tiễn siêu thanh do liên doanh Ấn-Nga sản xuất, sau nhiều năm đàm phán.
Tạp chí Defense Post ngày 24 Tháng Tư cho hay thương vụ quân sự giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ có thể lên đến $700 triệu USD để mua từ 3 đến 5 hệ thống Brahmos mà Hà Nội tiến hành để cải tiến lực lượng an ninh quốc pḥng.
Nguồn tin nói rằng ngoài phiên bản mua cho lực lượng pḥng vệ bờ biển Việt Nam, các hỏa tiễn Brahmos cũng được trang bị cho một số khu trục Sukhoi SU30-MKV. Cho đến nay, liên doanh Ấn-Nga đă đưa ra 6 phiên bản hỏa tiễn Brahmos khác nhau để trang bị cho các lực lượng bộ binh, chiến hạm, tàu ngầm và không quân.
Nguồn tin trên nói thương vụ dự trù hoàn tất trong ít tuần lễ tới đây, theo thông tin của cơ quan thông tin quốc pḥng Ấn Độ (Indian Defence Research Wing). Những ngày đầu tháng Giêng 2025, đă có tin Việt Nam đàm phán với Ấn Độ để mua từ 3 đến 5 hệ thống Brahmos với giá khoảng $625 triệu USD từ những dàn xếp hơn một năm trước đó.
Nếu thương vụ này hoàn tất, Việt Nam sẽ là nước thứ hai được liên doanh nói trên bán hỏa tiễn siêu thanh Brahmos sau khi họ đă bán cho Phi Luật Tân 3 hệ thống phiên bản trên bộ, theo thỏa thuận kư với nhau từ năm 2021 với giá $362 triệu USD.
Hỏa tiễn siêu thanh Brahmos là loại vơ khí tầm trung, bay nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh. Đầu đạn nặng từ 200kg đến 300kg tùy phiên bản. Nó theo dơi và tấn công mục tiêu cũng như có hệ thống dẫn đường với radar chủ động. Phiên bản trên bộ và trang bị cho chiến hạm có tầm tấn công đến 900km. Phiên bản cho máy bay khu trục nhỏ hơn và có tầm bay tới 500km nhưng các phiên bản xuất cảng chỉ giới hạn tới 290km.
Ngoài Việt Nam và Phi Luật Tân, người ta thấy có tin một số nước khác cũng thảo luận để mua như Malaysia, Indonesia, Ai Cập, Brazil và một số nước nữa.
Tin về chuyện Hà Nội mua hỏa tiễn Brahmos cho nhu cầu pḥng vệ Biển Đông diễn ra khi chỉ vài ngày trước đây, tạp chí an ninh quốc pḥng 19 Forty Five ở Mỹ tiết lộ Hà Nội đă thỏa thuận được với chính phủ Mỹ để mua ít nhất 24 máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon.
Chuyện CSVN đàm phán để mua hỏa tiễn Brahmos đă râm ran cả chục năm qua trên truyền thông quốc tế và Ấn Độ. Chế độ Hà Nội cũng phải cân nhắc các chuyện mua sắm quốc pḥng quan trọng trong mối quan hệ với phương bắc “vừa là đồng chí vừa là anh em” nhưng lại bất đồng về chủ quyền biển đảo tại Biển Đông.
Theo các nguồn tin quốc tế, mấy năm qua, Bắc Kinh đă ngấm ngầm áp lực với Nga để cản trở việc bán Brahmos cho Việt Nam cũng chỉ v́ hai nước tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Lănh tụ CSVN và Trung Cộng mỗi khi gặp nhau đều đưa khẩu hiệu “16 chữ vàng” và “4 tốt” ra để xưng tụng cũng như các quan hệ thương mại chặt chẽ. Nhưng cả hai vẫn không thay đổi quan điểm khi đều tuyên bố chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của nước ḿnh với các bằng chứng lịch sử và thực tế không thể tranh căi.
Cho đến năm ngoái, báo Đức Deutsche Welle cho hay Bắc Kinh vẫn áp lực với Nga để chống việc bán Brahmos cho Hà Nội. Tuy Nga ngày càng dựa vào Trung Quốc nhiều mặt trong cái thế bị Tây phương cấm vận, có vẻ Tổng thống Nga Putin không thấy chống lại quyết định của Ấn bán cho Việt Nam. Ông đă thăm Việt Nam hồi Tháng Sáu 2024 giữa lúc các tin đàm phán thương vụ quốc pḥng giữa Hà Nội và New Delhi tăng tốc tiến hành.
Năm 2022, khi có tin Ấn bán Brahmos cho Phi Luật Tân, Bắc Kinh đă cho phát ngôn viên Bộ Ngoại giao lên tiếng là “Trung Quốc tin tưởng hợp tác an ninh quốc pḥng giữa các nước không được làm tổn hại đến một nước thứ ba, cũng như không được làm tổn hại đến ḥa b́nh và ổn định ở khu vực.”
Rồi giữa năm 2023, khi thấy hăng tin Reuters bật mí chuyện Hà Nội đàm phán mua khu trục đa năng F-16 của Mỹ, Bắc Kinh cũng lại đưa ra các lời b́nh luận tương tự. Cả Phi Luật Tân và CSVN đang có những dấu hiệu gia tăng mua sắm trong bị quốc pḥng khi t́nh h́nh thế giới và khu vực ngày càng thấy thay đổi nhanh chóng.
Riêng trong thường hợp CSVN đang đối diện với đ̣n “thuế quan đối ứng” 46% của chính phủ Trump, Hà Nội đang phải mua sắm số lượng lớn nhiều loại hàng hóa Mỹ để giúp Washington bớt thâm thủng mậu dịch từ con số $123.5 tỉ USD của năm 2024.