Gia Cát Lượng đă nói câu ǵ?
Cửu tích và quyền lực tuyệt đối
Trong thời xưa, để biểu dương công trạng của các đại thần có công lao xuất chúng, hoàng đế đă đặc biệt thiết lập một chế độ phong thưởng gọi là "cửu tích". Sách "Cương mục" có chú thích rằng, theo chế độ phong kiến xưa, khi thiên tử muốn tỏ ư ưu đăi một đại thần nào th́ ban cho đồ quư giá và cho hưởng nghi lễ đặc biệt để biểu dương khác với mọi người. Chín thứ ban cho ấy gọi là "cửu tích".
Các nhà biên soạn "Cương mục" cũng tra cứu sách xưa để giải thích "cửu tích" gồm có: Xe, ngựa; Áo mặc; Nhạc khí; Cửa son; Nạp bệ (tức được phép xây ngay thềm bậc lên xuống ở trong nền nhà, chứ không phải xây lộ thiên ở ngoài); Hổ bôn (tức các tay dũng sĩ hộ vệ); Cung, tên; Phủ, việt (tức búa ŕu và việt – dụng cụ nghi lễ h́nh búa); Cự sưởng (tức một thứ rượu dùng về việc cúng tế).

Cửu tích trong một bản khắc của người Trung Quốc xưa. (Ảnh: Sohu)
Người được cửu tích trở thành " dưới một người, trên vạn người", sở hữu quyền lực và địa vị trong triều chính chỉ đứng sau hoàng đế. V́ ư nghĩa đặc biệt của việc ban thưởng cửu tích, các hoàng đế qua các thời đại thường không dễ dàng áp dụng với các đại thần và số người được ban cửu tích trong lịch sử cũng rất ít ỏi.
Xét về mặt thực tế, nghi lễ phong thưởng cửu tích mang nhiều nhược điểm và tạo ra mối đe dọa lớn đối với quyền lực hoàng đế. Những đại thần được trao cửu tích có địa vị không ai sánh kịp trong giới quan lại, và giữa họ và quyền lực tối cao của hoàng đế chỉ c̣n cách "một bước chân", dễ dàng nắm bắt. Do đó, những kẻ phản chủ, tham mưu đoạt vị thường xem việc ban cửu tích như một bước đệm.
Thời Hán ở Trung Quốc, vào năm 5, Vương Măng đă ép Hán B́nh Đế trao cho ḿnh cửu tích, được sử sách Trung Quốc ghi nhận là vật dụng của bậc vương giả, thụ hưởng những đăi ngộ chỉ kém hoàng đế và cao hơn tất cả các chư hầu. Vương Măng sau đó đă sát hại Hán B́nh Đế và tự xưng là hoàng đế, thành lập nhà Tân, tồn tại từ năm 9 đến năm 22.
Đến thời Tam Quốc, vào năm 213, Tào Tháo cũng đă ép Hán Hiến Đế phong ông là Ngụy Công và ban cửu tích. Từ vùng đất Ngụy được Hán Hiến Đế phong, Tào Tháo đă thiết lập một chính quyền riêng và sau đó ép Hán Hiến Đế ban cho ḿnh tước Ngụy Vương. Khi Tào Tháo qua đời vào năm 219, Tào Phi, con trai ông, đă ép Hán Hiến Đế thoái vị và lập nên nhà Ngụy.
Gia Cát Lượng và lời khước từ đầy dă tâm
Theo Sohu, dưới góc độ nào đó, cửu tích có thể được xem như thời gian "thực tập" của một vị hoàng đế. Qua thời gian thực tập, người đó có khả năng lớn sẽ trở thành hoàng đế và điều này trở thành biểu tượng của những kẻ có tham vọng. Gia Cát Lượng cũng từng đứng trước t́nh huống được đề nghị ban thưởng cửu tích. Khi Lưu Bị và nhóm Ngũ Hổ Tướng qua đời, Gia Cát Lượng gần như là người kiểm soát Thục Hán. Trong khi đó, Lưu Thiện yếu đuối và bất tài, kém xa người kế vị cùng thời như Tào Phi. V́ thế, Gia Cát Lượng dần trở thành người nắm toàn bộ quyền lực của Thục Hán và hoàn toàn có đủ tư cách và điều kiện để được ban cửu tích.
"Tam Quốc chí" dẫn lời từ "Tập tác Gia Cát Lượng" cho biết, Thục Hán đại thần Lư Nghiêm đă từng thảo luận vấn đề này với Gia Cát Lượng. Lư Nghiêm cho rằng Gia Cát Lượng có vị thế cao, uy tín lớn và công trạng nổi bật, đề nghị ông "nên nhận cửu tích, tiến tới phong vương". Chỉ cần Gia Cát Lượng đồng ư, không một quan viên nào phản đối, việc này sẽ trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng vô cùng sáng suốt, ông biết rơ bài học từ việc Vương Măng và Tào Tháo nhận cửu tích đă bị thiên hạ lên án, v́ thế đă từ chối đề nghị của Lư Nghiêm và không từ chối ban tặng cửu tích.
Lúc đó, Gia Cát Lượng vẫn giữ vững bản lĩnh của một quân tử trung thành. Nhưng khi từ chối Lư Nghiêm, Gia Cát Lượng đă nói thêm một câu không nên nói. Ông nói: "Bây giờ ta đang chinh phạt quân của Tào Tháo, chưa có thành tựu ǵ lớn, ta cũng chưa thể báo đáp ân t́nh của tiên đế. Nếu lúc này ta tự đề cao ḿnh, điều đó không hợp lư. Đợi đến khi diệt trừ Tào Ngụy, phục hồi Trung Nguyên, hoàng đế quay trở về cố đô, lúc đó ta sẽ cùng mọi người nhận phong thưởng", sau đó Gia Cát Lượng nói thêm: "Dù có mười mệnh, ta cũng có thể nhận, huống chi là chín!"
Thoạt nghe, câu nói của Gia Cát Lượng có vẻ như chỉ là lời nói đùa. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng khi đó sống trong thời kỳ phong kiến với hệ thống cấp bậc quân chủ nghiêm ngặt, câu nói này theo phân tích của Sohu lại chứa mang ư đồ muốn đoạt ngôi. Cửu tích chính là giới hạn cao nhất mà quan lại có thể đạt được, trên cửu tích chỉ có hoàng đế. Câu nói về "mười mệnh", theo nghĩa đen, có nghĩa là Gia Cát Lượng cũng sẵn ḷng trở thành hoàng đế. Mặc dù chỉ là lời nói chưa phải hành động, nhưng trong thời phong kiến, bất kỳ đại thần nào dám nói những lời này đều không thể được hoàng đế tha thứ.
V́ vậy, Sohu cho rằng, nếu như Lưu Thiện nghe thấy câu này, chắc chắn sẽ tức giận. Trong lịch sử, có không ít sự kiện một câu nói lỡ lời đă khiến hoàng đế ra lệnh hành quyết. Dù Gia Cát Lượng có tài năng lớn đến đâu, công lao cao đến đâu, lời nói phản nghịch rơ ràng như thế này cũng là điều không thể nói ra.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả trên Sohu.
VietBF@ Sưu tập