Giới siêu giàu toàn cầu chi hàng tỷ USD cho công nghệ biohacking và liệu pháp chống lăo hóa, biến "trường sinh" thành ngành công nghiệp đắt đỏ.
Cánh cửa tự động mở ra, để lộ sảnh chờ rộng lớn trông như nội thất của một con tàu vũ trụ. Trên những chiếc ghế da trắng, vài người đàn ông trẻ đang thư giăn, cánh tay gắn những ống truyền dịch phát sáng trong bóng tối. Ở góc pḥng, một người khác đeo chiếc mặt nạ trông như thiết bị lặn biển, được kết nối với một chiếc máy tính. Xung quanh, máy móc kêu bíp bíp, các bác sĩ khoác áo blouse trắng th́ thầm trao đổi.
Đây là khung cảnh ở Hum2n tại Chelsea - một trong những trung tâm "biohacking" đầu tiên của London, Anh, nơi cung cấp những liệu pháp tiên tiến nhất trong ngành công nghiệp kéo dài tuổi thọ. Chiếc mặt nạ trên thực chất là một thiết bị ReOxy, mô phỏng điều kiện thiếu oxy để kích thích hoạt động của phổi và tim, đồng thời tăng cường trao đổi chất. Đứng sau trung tâm này là tiến sĩ Mohammed Enayat, một "tay chơi" biohacking chính hiệu. Ông có đội ngũ 28 chuyên gia và đang lên kế hoạch mở rộng thêm nhiều pḥng khám khác ở London và Ả Rập Saudi.
Tiến sĩ Enayat, 40 tuổi, vừa giảng dạy, vừa trực tiếp trải nghiệm các liệu pháp trước khi áp dụng cho bệnh nhân. Hai lần mỗi tháng, ông truyền NAD (nicotinamide adenine dinucleotide) để kích thích ATP (adenosine triphosphate) - phân tử mang năng lượng chính trong tế bào, cần thiết cho các quá tŕnh trao đổi chất của tế bào. Ông cũng tiêm Cerebrolysin - hỗn hợp peptide chiết xuất từ năo lợn để tăng cường trí năo, cùng epitalon để thúc đẩy tuyến nội tiết hỗ trợ sản xuất tế bào gốc. Để thải độc, ông sử dụng liệu pháp ozone truyền tĩnh mạch. Ngoài ra, ông c̣n bay đến California để truyền dịch exosome từ tế bào gốc.
"Tôi làm tất cả v́ sức khỏe ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Để có năng lượng, giữ vững tinh thần, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh tật, tóm lại là để kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh", ông cho biết.

Một người được truyền NAD tĩnh mạch để kích thích, kho dự trữ năng lượng của tế bào. Ảnh: Murray Ballard
Cách người giàu "chơi với tuổi tác"
Năm 2025, câu hỏi cấp bách trong giới thượng lưu tại Thung lũng Silicon và giới tinh hoa ở Anh là "Làm sao để bất tử?"
Nhà di truyền học tại Đại học Harvard, David Sinclair, ngôi sao sáng trong giới nghiên cứu về tuổi thọ, gần đây đă thảo luận chủ đề này trên nền tảng X: "Nếu hôm nay bạn tṛn 100 tuổi nhưng vẫn cảm thấy trẻ hơn tuổi thật, bạn có muốn chết không? Tất nhiên là không. Vậy nên câu hỏi 'Bạn muốn sống bao lâu?' là vô nghĩa. Câu hỏi đúng phải là: 'Khi nào bạn muốn trở nên già yếu và bệnh tật?"
Thế hệ đàn ông sinh trong thời kỳ bùng nổ dân số (baby boomers) đă chứng kiến cha mẹ già đi theo chu kỳ "sinh lăo bệnh tử". Họ không muốn điều này xảy ra với chính ḿnh và sẵn sàng chi hàng ngh́n USD cho công nghệ biohacking và các thiết bị đi kèm. Họ tin rằng bản thân cần tồn tại thêm một thế kỷ nữa.
Năm 2025, họ không c̣n mơ về du thuyền siêu sang. Kéo dài tuổi thọ mới là thú chơi xa xỉ nhất.
Doanh nhân Bryan Johnson chi 2 triệu USD mỗi năm để "mua" thêm tuổi thọ và khẳng định rằng ḿnh làm vậy "v́ khoa học". Silicon Valley và những chi nhánh của nó tại Anh đang rót hàng tỷ đô la vào lĩnh vực này.
Người chịu chi nhất có lẽ là Sam Altman, nhà sáng lập OpenAI, đă đầu tư 180 triệu bảng vào Retro Biosciences năm 2022, với tham vọng kéo dài tuổi thọ con người thêm 10 năm.
Peter Thiel, đồng sáng lập PayPal, cũng góp 3,5 triệu USD vào Quỹ Methuselah, tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu biến tuổi 90 thành tuổi 50 vào năm 2030. Ông tin rằng con người có thể "đảo ngược mọi căn bệnh giống như sửa lỗi trong một chương tŕnh máy tính. Cái chết cuối cùng sẽ chỉ c̣n là một bài toán có thể giải quyết." Jeff Bezos, Mark Zuckerberg và Sergey Brin cũng đầu tư mạnh vào Altos – công ty có pḥng thí nghiệm tại Cambridge với tham vọng "đảo ngược bệnh tật và tổn thương".
Trong khi đó, nhiều phụ nữ dù đủ tiền để theo đuổi sự trường sinh lại không quan tâm. Họ lo ngại rằng nếu sống quá lâu, họ sẽ bị mắc kẹt trong vai tṛ người chăm sóc những ông chồng già yếu, hoặc phải chạy theo đàn cháu chắt của ḿnh trong h́nh hài một phụ nữ hậu măn kinh đầy nếp nhăn.

Một người được điều trị bằng liệu pháp oxy tăng áp trong buồng áp suất nhằm kéo dài tuổi thọ. Ảnh: Murray Ballard
Ngành công nghiệp chưa rơ ràng nhưng hái ra tiền
Các chuyên gia đặt câu hỏi liệu con người có đang đặt quá nhiều kỳ vọng vào những lời hứa hẹn chưa có bằng chứng rơ ràng? Làm sao biết được một người sống đến 90 tuổi nhờ truyền NAD hay chỉ đơn giản do gene tốt? Sẽ ra sao nếu tất cả những can thiệp sinh học này chẳng mang lại hiệu quả ǵ – hoặc tệ hơn, đẩy nhanh sự phát triển của ung thư?
Kể từ khi nhà khoa học Nhật Bản, tiến sĩ Shinya Yamanaka xác định được 4 genE chủ chốt ở chuột có thể được tái lập tŕnh để biến chúng trở lại trạng thái trẻ trung và khỏe mạnh hơn (công tŕnh này đă mang về cho ông giải Nobel năm 2012), con người chờ đợi những phát triển tương tự trong y học lâm sàng.
Nhưng bất chấp những hứa hẹn, giới khoa học chưa thực sự t́m ra cách "cải lăo hoàn đồng". Ngay cả chuột thí nghiệm ban đầu của Yamanaka cũng phát triển các khối u phôi. Đây chính là giới hạn. Ông đă điều chỉnh gene của chuột kể từ đó, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin đột phá nào.
Dẫu vậy, ngành công nghiệp tuổi thọ vẫn hái ra tiền. Theo Allied Market Research, tổng giá trị của thị trường liệu pháp chống lăo hóa trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng từ 25,1 tỷ USD vào năm 2020 lên 44,2 tỷ USD vào năm 2030.
Các cơ sở kéo dài tuổi thọ vẫn mọc lên như nấm. Một pḥng khám mới mở ở Marylebone, Clarify Clinic, cung cấp dịch vụ lọc máu khỏi vi nhựa, hóa chất và cytokine gây viêm với giá hơn 10.000 bảng (12.900 USD). Nhiều bệnh nhân hậu Covid dài ngày đă chi hơn 50.000 bảng (64.000 USD) cho liệu pháp này ở nước ngoài, chỉ để t́nh trạng sức khỏe tệ hơn.
Gắn mác "trường thọ" là cách nhanh nhất để bán được mọi sản phẩm của ngành công nghiệp, từ bột protein, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các chương tŕnh spa tại khách sạn, thẻ thành viên pḥng gym cho đến cả những dịch vụ trợ lư đặc biệt.
Netflix thậm chí đă sản xuất một bộ phim tài liệu về Bryan Johnson. Ông gây tranh căi v́ những phương pháp đảo ngược lăo hóa có phần kỳ lạ. Với vẻ ngoài nhợt nhạt, gầy g̣, mái tóc dài, triệu phú 47 tuổi dành phần lớn thời gian một ḿnh trong nhà, gắn liền với máy móc.
Điều này dường như đi ngược lại thực tế rằng "lăo hóa khỏe mạnh" được xây dựng trên các mối quan hệ bền vững và sức khỏe tinh thần tốt. Adam Rutherford, một nhà di truyền học người Anh, gần đây cảnh báo Johnson "sẽ sớm gặp phải những vấn đề y tế nghiêm trọng", bởi tin vào những thực hành y khoa thiếu kiểm chứng.
Sự thật là không ai biết chắc tuổi thọ con người có thể kéo dài đến mức nào. Khi được hỏi liệu con người có thể sống tới 300 tuổi, tiến sĩ William Mair, giám đốc Sáng kiến Lăo hóa của Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan, nói: "Tôi không biết, ít nhất là chưa phải bây giờ. Nhưng câu trả lời này chẳng giúp tôi có nhiều lượt xem trên TikTok, đúng không?"