Việc đơn phương trục xuất hàng trăm người Venezuela bị cáo buộc là thành viên băng đảng đă đẩy Tổng thống Donald Trump vào cuộc chiến pháp lư mới, đồng thời đặt ra câu hỏi lớn về giới hạn quyền lực của tổng thống và vai tṛ của nhánh tư pháp ở nước Mỹ.
Tối 14/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump bí mật kư quyết định trục xuất hàng trăm người mang quốc tịch Venezuela trên 14 tuổi, bị cáo buộc liên quan đến băng đảng Tren de Aragua. Chỉ một ngày sau, các chuyến bay chở 137 người bị trục xuất đă cất cánh từ Mỹ, hướng tới El Salvador – quốc gia ngỏ ư sẵn sàng tiếp nhận những người này để chuyến đến giam giữ tại "siêu nhà tù" CECOT khét tiếng.
Tuy nhiên, kế hoạch trên nhanh chóng vấp phải rào cản pháp lư. Năm người Venezuela bị giam giữ đă đệ đơn kiện khẩn cấp, yêu cầu chặn việc trục xuất. Đến tối 15/3, Thẩm phán liên bang Mỹ James Boasberg ra phán quyết miệng, tạm thời cấm chính quyền Tổng thống Trump trục xuất bất kỳ ai trong nhóm này, đồng thời yêu cầu mọi máy bay chở người bị trục xuất phải quay lại Mỹ.
Nhưng thực tế lại diễn ra trái ngược, các chuyến bay vẫn tiếp tục hành tŕnh, hạ cánh tại El Salvador chỉ vài giờ sau phán quyết của thẩm phán Boasberg. Tổng thống El Salvador Nayib Bukele thậm chí đăng ḍng trạng thái chế giễu trên mạng xă hội X: “Ôi trời, quá muộn rồi,” kèm biểu tượng cảm xúc cười ra nước mắt. Bài đăng được giám đốc truyền thông Nhà Trắng Steven Cheung chia sẻ lại ngay sau đó.
Thư kư báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt hôm 17/3 khẳng định chính phủ đă hành động trong “giới hạn của luật nhập cư” và tự tin sẽ thắng kiện khi kháng cáo. Bà Leavitt lập luận rằng, lệnh bằng lời của Thẩm phán Boasberg không có giá trị pháp lư tương đương lệnh bằng văn bản.
Trong khi đó, “ông trùm biên giới” Tom Homan - Giám đốc Điều hành Liên kết phụ trách Thực thi và Hoạt động Trục xuất của Nhà Trắng (ERO), tuyên bố trên kênh Fox News: “Chúng tôi sẽ không dừng lại. Tôi không quan tâm các thẩm phán nghĩ ǵ.”
Giới luật gia "dậy sóng"
Động thái của chính quyền Tổng thống Trump làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các chuyên gia pháp lư và tổ chức nhân quyền. Steve Vladeck, giáo sư luật tại Đại học Georgetown (Mỹ), mô tả đây là “mức độ phản kháng chưa từng có” đối với các lệnh ṭa án.

Tổng thống Donald Trump tiếp tục vướng vào cuộc chiến pháp lư liên quan đến việc trục xuất các công dân Venezuela. Ảnh: Nhà Trắng
Tổng thống Donald Trump từng biện hộ cho tính hợp pháp của việc trục xuất các công dân Venezuela bằng cách viện dẫn Đạo luật Kẻ thù Ngoại quốc được ban hành từ năm 1798. Đây là một đạo luật hiếm khi được sử dụng trong lịch sử hiện đại, vốn cho phép tổng thống Mỹ trục xuất công dân nước ngoài mà không cần qua thủ tục tố tụng thông thường.
Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng đạo luật này chỉ áp dụng trong thời chiến hoặc khi có mối đe dọa xâm lược rơ ràng, điều kiện mà Mỹ hiện không đáp ứng trong mối quan hệ với Venezuela.
Michael J. Gerhardt, chuyên gia hiến pháp tại Đại học North Carolina (Mỹ), gọi lư do trục xuất của chính quyền Tổng thống Trump là “thực sự khó tin”. Trong khi đó, luật sư Lee Gelernt từ Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ nêu rơ việc viện dẫn Đạo luật Kẻ thù Ngoại quốc là không đúng luật. Ông Gelernt đồng thời cảnh báo, lập luận của chính quyền ông Trump - rằng ṭa án không có quyền xem xét hành động của tổng thống - là “rất nguy hiểm”.
Vấn đề phức tạp hơn
Thực tế, vụ trục xuất người Venezuela chỉ là "phần nổi của tảng băng ch́m". Trong những tuần đầu nhiệm kỳ thứ hai, chính quyền Tổng thống Trump đă đối mặt với hơn 120 vụ kiện liên quan đến các lệnh hành pháp, từ việc chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh, sa thải hàng ngh́n nhân viên liên bang, đến cắt giảm viện trợ nước ngoài.
Nhiều phán quyết bất lợi từ các thẩm phán liên bang đă khiến Nhà Trắng giận giữ phản ứng. Phó Tổng thống Mỹ JD Vance từng công khai chỉ trích các thẩm phán "không được phép kiểm soát quyền lực hợp pháp của nhánh hành pháp”, trong khi tỷ phú Elon Musk kêu gọi luận tội các thẩm phán chống lại ông Trump.
ĐỌC NGAY: Chính sách thuế quan của ông Trump - con dao hai lưỡi?
Sự bất tuân của Chính phủ Mỹ không chỉ dừng ở lời nói. Trong một vụ việc khác, Tiến sĩ Rasha Alawieh, một chuyên gia ghép thận từ Đại học Brown (Mỹ), bị trục xuất về Lebanon bất chấp lệnh ṭa án yêu cầu thông báo trước 48 giờ. Bộ Tư pháp biện minh rằng họ t́m thấy bằng chứng liên quan đến tổ chức Hezbollah trên điện thoại của Alwawieh, nhưng các luật sư của cô cáo buộc chính phủ Washington cố t́nh vi phạm phán quyết.
Nền tư pháp Mỹ đang lỏng lẻo?
Trên lư thuyết, bất kỳ bên nào bất tuân lệnh ṭa án có thể bị xem là "khinh thường ṭa án", dẫn đến bị phạt tiền hoặc thậm chí đối mặt án tù giam. Tuy nhiên, như Alexander Hamilton - Bộ trưởng Tài chính Mỹ đầu tiên, từng viết trong cuốn Federalist Papers, ṭa án không có sức mạnh thực thi mà phải dựa vào nhánh hành pháp. Do đó, với quyền kiểm soát Cơ quan Cảnh sát Liên bang, Tổng thống Trump có thể ra lệnh không thực thi phán quyết chống lại chính quyền của ḿnh từ bất kỳ ṭa án liên bang nào.
Luận tội được xem là biện pháp cuối cùng, nhưng trong bối cảnh Hạ viện Mỹ do đảng Cộng ḥa kiểm soát và Thượng viện Mỹ khó đạt được 67 phiếu cần thiết, khả năng này gần như không khả thi, đặc biệt khi ông Trump từng 2 lần thoát luận tội trong nhiệm kỳ đầu. Điều này khiến nhiều người lo ngại hệ thống pháp luật Mỹ đang cạn kiệt công cụ để kiềm chế một tổng thống quyết tâm "vượt qua giới hạn".
Dù vấp phải chỉ trích pháp lư, chính quyền Tổng thống Trump tin rằng họ vẫn có sự ủng hộ của công chúng. Các cuộc thăm ḍ của Gallup cho thấy đa số người Mỹ ủng hộ việc trục xuất tội phạm nước ngoài, đặc biệt khi được gắn với h́nh ảnh băng đảng nguy hiểm như Tren de Aragua. Nhà Trắng đă tận dụng mạng lưới người ảnh hưởng để khuếch đại thông điệp, biến vụ trục xuất thành chiến thắng chính trị trong “chế độ vận động tranh cử thường trực”, như một quan chức Mỹ mô tả.
Thẩm phán James Boasberg đă lên lịch phiên điều trần vụ trục xuất các công dân Venezuela trong ngày 18/3, trong đó yêu cầu Chính phủ Mỹ giải thích liệu họ có vi phạm phán quyết của ṭa hay không. Dù không thể đưa những người đă bị trục xuất trở lại, ông Boasberg vẫn có thể áp dụng biện pháp trừng phạt nếu phát hiện hành vi bất tuân.
Nhưng với sự tự tin của Tổng thống Trump và đội ngũ của ông, cuộc chiến pháp lư này có thể kéo dài đến Ṭa án Tối cao Mỹ, nơi đa số thẩm phán bảo thủ, bao gồm 3 người do ông Trump bổ nhiệm, có thể đóng vai tṛ quyết định.