Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện lập trường xích lại gần Moskva hơn, các đồng minh NATO của nước này đang hoang mang và buộc phải t́m cách củng cố an ninh độc lập.
Theo Wall Street Journal ngày 4/3, các động thái từ chính quyền Trump nhằm chấm dứt sự cô lập của Moskva đang làm dấy lên nghi ngờ về sự đoàn kết của liên minh quân sự lâu đời nhất thế giới.
Trong bối cảnh đó, cuộc tranh căi căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng vừa qua không chỉ khiến quan hệ giữa hai nước đi xuống mà c̣n ảnh hưởng tới NATO - liên minh quân sự ở trung tâm của trật tự thế giới sau Thế chiến II.
Trong cuộc gặp, Tổng thống Trump đă đưa ra lập trường mà nhiều đồng minh châu Âu coi là đứng về phía Nga, bằng cách bác bỏ những lo ngại về an ninh của Ukraine - một quốc gia đang cần sự giúp đỡ của phương Tây. Ông Trump c̣n thẳng thừng tuyên bố Tổng thống Zelensky đang thất thế và "không có quân bài nào".
"Tôi lo ngại rằng chúng ta có thể đang ở những ngày cuối cùng của NATO. Liên minh xuyên Đại Tây Dương có thể không sắp sụp đổ, nhưng tôi chắc chắn có thể thấy sự rung chấn lớn hơn bất kỳ lúc nào trong sự nghiệp lâu dài của tôi trong quân đội", Đô đốc Hải quân đă nghỉ hưu James Stavridis, cựu chỉ huy Lực lượng đồng minh tối cao NATO, bày tỏ.
Những động thái gần đây của tổng thống Mỹ dường như đang đi ngược lại chính sách của phương Tây trong nhiều thập kỷ. Mỹ và các đồng minh đă thành lập NATO cách đây 75 năm chính là nhằm chống lại Liên Xô.
Nền tảng của NATO dựa trên ư tưởng rằng Mỹ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự của ḿnh, bao gồm cả kho vũ khí hạt nhân, để bảo vệ bất kỳ đồng minh nào bị tấn công. Giả định nền tảng đó hiện đă bị đặt dấu hỏi.
Mức độ ủng hộ của Tổng thống Trump đối với NATO cũng đă thay đổi theo thời gian. Khi được hỏi liệu có ủng hộ điều khoản pḥng thủ chung của NATO (Điều 5) không, ông Trump đă trả lời: "Tôi ủng hộ điều đó". Tuy nhiên, vào ngày 1/3, tỷ phú Elon Musk - cố vấn của Tổng thống Trump và là người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ - đă ủng hộ việc Mỹ rút khỏi NATO và Liên hiệp quốc trên nền tảng X của ḿnh.
Trước t́nh h́nh trên, các nhà lănh đạo châu Âu, những người trông cậy vào NATO để đảm bảo an ninh, đă kiềm chế không nói công khai về các mối đe dọa đối với liên minh, nhưng một số người đang bắt đầu nói về các kế hoạch thay thế.
"Chúng tôi muốn duy tŕ quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương và sức mạnh chung của chúng tôi. Nhưng ngày hôm qua đă một lần nữa cho thấy rằng chúng tôi, những người châu Âu, không được ngây thơ. Chúng tôi phải chịu trách nhiệm về lợi ích của chính ḿnh, các giá trị của chính ḿnh và an ninh của chính ḿnh", Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock nói hôm 2/3.
Do đó, Anh và Pháp đang dẫn đầu các nỗ lực xây dựng một "liên minh tự nguyện" (coalition of the willing) có thể đảm bảo lệnh ngừng bắn cuối cùng ở Ukraine, bao gồm cả việc triển khai lực lượng trên bộ và các tài sản quân sự. Họ hy vọng sẽ thuyết phục được chính quyền Trump đóng góp một số nguồn lực quân sự quan trọng của Mỹ mà châu Âu c̣n thiếu, như các hệ thống t́nh báo, giám sát và trinh sát, pḥng không và vận tải hàng không hạng nặng.
Thay đổi t́nh thế an ninh châu Âu
Cuộc khủng hoảng hiện tại cũng đảo ngược t́nh thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh lâu đời của châu Âu. Trong nhiều năm, các nhà chiến lược Mỹ lo lắng về việc liệu họ có thể ứng phó với Nga nếu châu Âu không gánh vác trọng trách quân sự hay không. Bây giờ, chính châu Âu đang lo lắng, tự hỏi liệu họ có thể đối phó với Nga mà không có Mỹ hay không.
"Châu Âu nên khôn ngoan khi quan tâm và xây dựng ngành công nghiệp cũng như năng lực quân sự của riêng ḿnh", Rose Gottemoeller, cựu Phó Tổng thư kư NATO và từng là Thứ trưởng phụ trách Kiểm soát vũ khí và An ninh quốc tế tại Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết.
Bà Gottemoeller tiết lộ mối lo ngại về cam kết của Mỹ lần đầu tiên bùng lên vào năm 2017, khi ông Trump đứng tại trụ sở mới của NATO và từ chối thông qua hiệp ước pḥng thủ chung cốt lơi của liên minh trừ khi châu Âu tăng chi tiêu quân sự. Kể từ đó, chi tiêu của châu Âu đă tăng vọt.
Sự khác biệt hiện nay là quan điểm của chính quyền Mỹ về các thách thức từ Nga. Chính quyền Trump đang hợp tác với phía Nga và bác bỏ sự thận trọng truyền thống của Mỹ đối với Điện Kremlin ở mức độ chưa từng có kể từ Thế chiến II. Trong khi đó, hầu hết các nhà lănh đạo châu Âu vẫn coi Nga là "mối đe dọa".
Một cuộc khảo sát gần đây với gần 400 chuyên gia an ninh quốc tế châu Âu đă xác định lệnh ngừng bắn ở Ukraine có lợi cho Nga là thách thức tiềm tàng nghiêm trọng nhất trong danh sách 30 mối nguy hiểm có khả năng tác động cao đến EU. Theo nghiên cứu do Viện Đại học châu Âu đứng đầu, chủ nghĩa biệt lập của Mỹ và việc rút lại các đảm bảo an ninh đối với châu Âu được xếp gần ngang hàng với một thỏa thuận "kém" về Ukraine - và tương đương với mối nguy hiểm từ một cuộc tấn công hạt nhân của Nga.
"Những lo lắng của châu Âu được khẳng định qua những ǵ chúng tôi đă thấy trong những tuần gần đây", người tổ chức cuộc khảo sát Veronica Anghel nhận định.
Hiện các nước châu Âu đang chạy nước rút để xây dựng lại quân đội của ḿnh, do lo sợ bị Nga tấn công và bị Mỹ bỏ rơi. Trong khi đó, các nhà lănh đạo của 27 quốc gia EU dự kiến sẽ họp tại Brussels để thảo luận về kế hoạch tăng chi tiêu quân sự và khả năng xử lư các thách thức an ninh một cách độc lập.
Tuy nhiên, EU không phải là một tổ chức quân sự và công việc của liên minh này tập trung vào việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong khi thúc đẩy ngành công nghiệp vũ khí của châu Âu. Châu Âu không có bộ chỉ huy quân sự toàn lục địa ngoài NATO và Mỹ đă dành nhiều thập kỷ để đảm bảo điều đó.
"EU cần phải chuẩn bị cho các trường hợp khi chính quyền Trump sẽ giải quyết theo hướng giao dịch với châu Âu hoặc rút lui - hoặc cả hai. Cách châu Âu bù đắp cho cam kết của Mỹ là một vấn đề chính trị và cần phải được thảo luận và hành động ngay bây giờ", Giuseppe Spatafora, cựu chuyên gia lập kế hoạch của NATO và hiện là nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu An ninh EU, kết luận.
VietBF@sưu tập
|