Đến khi bà N. chuyển cho đối tượng lừa đảo số tiền lên đến 2,7 tỷ đồng, các đối tượng này cắt đứt liên lạc.

Công an Quảng Ngăi cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng cách mạo danh các đơn vị tổ chức hoạt động trại hè công an, quân đội (Ảnh: Quốc Triều).
Thông tin trên báo Dân trí, ngày 22/6, Đại tá Vơ Văn Dương, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngăi, cho biết Pḥng Cảnh sát h́nh sự đă tiếp nhận đơn tŕnh báo của bà N. (trú tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngăi) về việc bị lừa đảo số tiền 2,7 tỷ đồng.
Theo tŕnh báo, sau khi nhấn vào quảng cáo, chị nhận được thông tin về thời gian và địa điểm tổ chức và quyết định đăng kư cho con. Sau đó, một người tự xưng là nhân viên của đơn vị tổ chức đă liên hệ, mời chị mua sản phẩm có thưởng từ nhà tài trợ.
Ban đầu, chị được hướng dẫn mua hàng với số tiền nhỏ, sau đó được hoàn lại toàn bộ số tiền cùng tiền thưởng như cam kết. Thấy giao dịch suôn sẻ, chị tiếp tục thực hiện các "nhiệm vụ" với số tiền lớn hơn. Khi số tiền đầu tư tăng cao, kẻ lừa đảo bắt đầu viện lư do chị đă "làm sai hướng dẫn" để từ chối hoàn tiền, đồng thời yêu cầu chị chuyển thêm tiền để gỡ lỗi và rút thưởng.
Mong muốn thu hồi số tiền đă bỏ ra, chị tiếp tục chuyển khoản. Đến khi rút sạch 2,7 tỷ đồng trong tài khoản của người phụ nữ, kẻ lừa đảo cắt liên lạc.
Báo Sài G̣n Giải Phóng cho biết, qua t́m hiểu, trong 2025, Tỉnh đoàn Quảng Ngăi chưa có chủ trương phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh để tổ chức các chương tŕnh “Trại hè Quân đội” và “Học kỳ Công an”.
Các đối tượng lừa đảo qua mạng xă hội thường dẫn dụ “con mồi” bằng những cách hấp dẫn như “Học viên tham gia sẽ được trải nghiệm môi trường đào tạo của Công an, Quân đội; được cấp phát trang phục và giấy chứng nhận của Công an, Quân đội...
Khi phụ huynh đăng kư tham gia chương tŕnh, các đối tượng cung cấp mă ứng tuyển của người tham gia và số điện thoại Zalo của tư vấn viên, dẫn dắt các phụ huynh truy cập vào Zalo để đăng kư thông tin cá nhân. Sau khi đăng kư thông tin cá nhân, đối tượng yêu cầu phụ huynh tham gia nhóm Telegram và từ đó, "con mồi" sẽ rơi vào những kịch bản lừa đảo.
Phụ huynh sẽ được dẫn dụ tham gia “khảo sát 1”, “khảo sát 2” với số tiền thấp. Và chỉ trong ṿng 3 - 5 phút sau cuộc khảo sát bỏ túi, “con mồi” đều được hoàn lại tiền, được trả phí khảo sát đúng như cam kết.
Khi thực hiện từ “khảo sát 3” trở đi, các đối tượng liền lấy rất nhiều lư do khác nhau, yêu cầu “con mồi” phải tiếp tục tham gia khảo sát với giá trị tăng lên hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng mới có thể nhận được tiền gốc và phí khảo sát. Đến khi “con mồi” hết khả năng huy động vốn, phát hiện ḿnh bị sập bẫy lừa th́ các đối tượng xoá nhóm Telegram, cắt đứt liên lạc và chiếm đoạt toàn bộ số tiền.
VietBF@ sưu tập