HOME

24h

Shows

GOP

Phim Bộ

Phim-Online

News-Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Tấn công Iran: Canh bạc hiểm nguy và bước ngoặt chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump
Quyết định triển khai các cuộc không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran – bao gồm phối hợp với Israel trong một chiến dịch tấn công quy mô – đă đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.


Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng về chiến dịch không kích Iran, ngày 21/6/2025. Ảnh: CBS/TTXVN

Động thái này cũng đánh dấu lần đầu tiên ông chủ Nhà Trắng trực tiếp tham gia vào một cuộc xung đột quân sự lớn ở nước ngoài, điều mà ông nhiều lần khẳng định sẽ tránh trong nhiệm kỳ của ḿnh.

Theo hăng tin Reuters (Anh), chiến dịch tấn công của Mỹ – đặc biệt là việc nhắm vào cơ sở hạt nhân được bảo vệ kiên cố nhất của Iran nằm sâu dưới ḷng đất – có thể xem là một trong những “canh bạc” địa chính trị lớn nhất trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, đồng thời là một bước đi đầy rủi ro và khó lường.

Áp lực và lựa chọn chiến lược của Tổng thống Trump

Ngày 21/6, Tổng thống Trump tuyên bố Iran cần lựa chọn ḥa b́nh hoặc sẽ phải đối mặt với các đ̣n tấn công tiếp theo. Lời cảnh báo này khiến giới phân tích quan ngại rằng Tehran có thể phản ứng bằng các biện pháp trả đũa như phong tỏa eo biển Hormuz - tuyến vận chuyển dầu mỏ chiến lược yếu toàn cầu - hoặc tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh tại Trung Đông, cũng như các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực. Những diễn biến này có thể đẩy khu vực vào một cuộc xung đột kéo dài và lan rộng.

Chuyên gia kỳ cựu Aaron David Miller, một cựu nhà đàm phán Trung Đông, nhận định: “Iran hiện ở thế yếu về quân sự, nhưng họ vẫn sở hữu nhiều công cụ phản ứng phi đối xứng. Cuộc đối đầu này sẽ không sớm kết thúc”.

Trước khi chọn phương án quân sự, ông Trump từng dao động giữa các tuyên bố cứng rắn và nỗ lực đàm phán một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran. Tuy nhiên, theo một quan chức cấp cao Nhà Trắng, sau khi đánh giá rằng Tehran thiếu thiện chí đàm phán, phương án tấn công được coi là có khả năng thành công cao, nhất là trong bối cảnh Israel đă thực hiện các cuộc tấn công liên tiếp vào cơ sở hạt nhân và quân sự của Iran trước đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ hành động.

Mối đe dọa hạt nhân vẫn hiện hữu

Tổng thống Trump gọi chiến dịch này là một thành công lớn, đặc biệt khi Mỹ sử dụng bom xuyên boongke nhắm vào cơ sở Fordow - một trong những địa điểm hạt nhân được bảo vệ nghiêm ngặt nhất của Iran. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, mặc dù chương tŕnh hạt nhân của Iran có thể đă bị tŕ hoăn, nguy cơ dài hạn về một chương tŕnh hạt nhân vũ khí vẫn chưa bị loại bỏ hoàn toàn.

Về phần ḿnh, Iran luôn khẳng định chương tŕnh hạt nhân của nước này phục vụ mục đích dân sự, không nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân.

Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (Mỹ), các cuộc không kích có thể khiến Iran xem việc phát triển vũ khí hạt nhân là cần thiết để bảo đảm an ninh, đồng thời làm suy giảm niềm tin vào con đường ngoại giao. Những hành động quân sự chỉ có thể làm chậm quá tŕnh phát triển chứ không thể phá hủy kiến thức hạt nhân đă được tích lũy”, và “việc tạm thời làm chậm chương tŕnh có thể dẫn đến hệ quả là Tehran tăng quyết tâm tái thiết các năng lực hạt nhân nhạy cảm”.

Phó Giáo sư Eric Lob tại Đại học Quốc tế Florida cho rằng phản ứng của Iran vẫn chưa rơ ràng, với khả năng tấn công các mục tiêu “mềm” hoặc trở lại đàm phán trong thế yếu hơn hoặc t́m kiếm một giải pháp ngoại giao linh hoạt hơn.

Ngay sau các cuộc không kích, phía Iran phát đi thông điệp cứng rắn. Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran khẳng định sẽ không từ bỏ chương tŕnh hạt nhân v́ đây là “ngành công nghiệp quốc gia”. Một b́nh luận viên truyền h́nh quốc gia của Iran c̣n cho rằng các công dân và quân nhân Mỹ trong khu vực có thể trở thành mục tiêu hợp pháp.

Nhà phân tích Karim Sadjadpour tại Quỹ Carnegie v́ Ḥa b́nh Quốc tế nhận định dù ông Trump gọi đây là “thời khắc của ḥa b́nh”, nhưng “không rơ liệu Tehran có nh́n nhận theo cách đó không”. Nhiều khả năng cuộc khủng hoảng sẽ mở ra một chương mới trong mối quan hệ căng thẳng kéo dài nhiều thập kỷ giữa hai nước.

Cựu quan chức t́nh báo Jonathan Panikoff nhận định rằng nếu cảm thấy bị đe dọa, Iran có thể tiến hành các cuộc phản công phi đối xứng trên nhiều mặt trận, nhưng cũng phải tính toán kỹ hậu quả, v́ các biện pháp như đóng cửa eo biển Hormuz không chỉ tác động đến Mỹ mà c̣n ảnh hưởng đến các đối tác chiến lược như Trung Quốc.

Thách thức trong và ngoài nước

Không chỉ đối mặt với nguy cơ leo thang căng thẳng tại Trung Đông, Tổng thống Trump c̣n gặp phải thách thức lớn trong chính trị trong nước khi ông phải đối mặt với sự phản đối từ các nghị sĩ Dân chủ tại Quốc hội, cũng như từ một bộ phận người dân ủng hộ đường lối không can thiệp quân sự.

Đây là cuộc khủng hoảng quốc tế lớn đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, chỉ sau sáu tháng tái đắc cử. Dù Nhà Trắng hy vọng chiến dịch quân sự sẽ được giới hạn về phạm vi và thời gian, lịch sử cho thấy các can thiệp quân sự thường dẫn đến những hệ lụy khó đoán.

Ông Richard Gowan – Giám đốc khu vực Mỹ tại tổ chức International Crisis Group – nhận định rằng lựa chọn sử dụng vũ lực của Tổng thống Trump có thể làm thay đổi h́nh ảnh của ông trên trường quốc tế. Các đồng minh và đối thủ đều có thể hoài nghi về cam kết ḥa b́nh, cho rằng đó chỉ là khẩu hiệu tranh cử hơn là chiến lược nhất quán.

Ván cược địa chính trị lớn

Theo The Guardian (Anh), quyết định can thiệp quân sự được xem là ván cược lớn không chỉ với uy tín chính trị của Tổng thống Trump mà c̣n với tương lai an ninh tại Trung Đông và cách thức giải quyết các vấn đề địa chính trị phức tạp.

Nếu thành công, ông Trump có thể làm suy yếu ảnh hưởng của Iran và củng cố vị thế chiến lược của ḿnh trong phần c̣n lại của nhiệm kỳ. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có thể khơi dậy những rủi ro bao gồm khả năng các nhà lănh đạo châu Âu và các nước vùng Vịnh lo ngại sự leo thang căng thẳng và vi phạm các nguyên tắc quốc tế.

Dù quan hệ giữa Mỹ và Israel được củng cố rơ nét hơn trong bối cảnh này, với sự phối hợp chặt chẽ trong chiến dịch quân sự, song cũng không thể loại bỏ những mối quan ngại trong khu vực về khả năng bị cuốn vào xung đột.

Các nước vùng Vịnh lo ngại sẽ bị cuốn vào một cuộc chiến khu vực. Phần lớn các quốc gia này từng cho rằng ngay cả một ông Trump khó đoán cũng nên cho Iran quyền làm giàu urani ở mức giới hạn, dưới sự giám sát chặt chẽ của Liên hợp quốc. Đây được xem là vấn đề có thể giải quyết thông qua con đường ngoại giao kiên nhẫn – điều mà các nước châu Âu vừa khởi xướng.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh Trung Quốc và Nga đều đang theo dơi sát sao t́nh h́nh và có thể tăng cường hỗ trợ Iran trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự, phản ánh một cuộc cạnh tranh quyền lực toàn cầu phức tạp.

Kịch bản khó lường và những hệ lụy lâu dài

Xung đột quân sự hiện vẫn chưa kết thúc. Đến nay, Iran dường như đang ở thế bị động. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng ông Trump sẽ bị cuốn vào một cuộc chiến kéo dài hơn dự định.

Về phía Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, giới quan sát nhận định ông chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kết thúc xung đột. Một khi đă bước vào cuộc đối đầu trực diện với Iran, ông Trump sẽ buộc phải theo đuổi tới cùng – điều mà ông từng cam kết sẽ tránh trong chiến dịch tranh cử tổng thống.

Nếu Iran không nhượng bộ, nước này c̣n nhiều phương án đáp trả, bao gồm rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, trục xuất các thanh sát viên của Liên hợp quốc, và tái khởi động chương tŕnh hạt nhân trong bí mật. Trong trường hợp Iran đang nắm giữ một lượng urani làm giàu cao chưa được tiết lộ, các nhà khoa học hạt nhân của họ có thể cân nhắc phát triển một thiết bị hạt nhân sơ khai, giúp Tehran có thêm thời gian huy động sự ủng hộ từ các đồng minh hiện đang gặp khó khăn ở Liban, Iraq và Yemen.

Chuyên gia Sanam Vakil tại viện nghiên cứu Chatham House (London) nhận định: “Ông Trump đă tính toán kỹ, báo trước các đợt tấn công và gửi thông điệp cảnh báo đến Iran từ trước. Tôi nghĩ ông muốn kết thúc sự việc bằng một cuộc đàm phán – một thỏa thuận mà ông có thể tŕnh bày như một thắng lợi trong việc làm chậm lại chương tŕnh hạt nhân của Iran”.

Tuy nhiên, việc giảm căng thẳng sau một bước leo thang nguy hiểm như vậy từ phía Mỹ luôn tiềm ẩn rủi ro lớn.

Kịch bản lư tưởng là Iran sẽ lựa chọn một hành động trả đũa mang tính biểu tượng, tương tự như cách họ đă làm vào năm 2020 sau khi ông Trump ra lệnh ám sát Tướng Qassem Suleimani, Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Khi đó, ông Trump có thể sẽ gây sức ép buộc Israel hạ nhiệt xung đột và kêu gọi Iran quay lại bàn đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân mới.

Dù theo hướng nào, phát biểu của Ngoại trưởng Iran, ông Abbas Araghchi, đă phần nào phản ánh tâm trạng chung của khu vực: “Những sự kiện sáng nay là điều không thể chấp nhận được và sẽ để lại hệ lụy lâu dài”.

VietBF@ sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay


troopy
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 1 Week Ago
Reputation: 226610


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 85,168
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	27.jpg
Views:	0
Size:	91.3 KB
ID:	2540868  
troopy_is_offline
Thanks: 74
Thanked 6,267 Times in 5,423 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 34 Post(s)
Rep Power: 107 troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10
troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10troopy Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

VN News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 10:35.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06226 seconds with 14 queries