Mỹ vừa không kích ba cơ sở hạt nhân chủ chốt của Iran, gồm Natanz, Isfahan và Fordow. Đây là những địa điểm then chốt trong chương tŕnh làm giàu uranium của Tehran.

Bản đồ cho thấy các cơ sở chiến lược bị tấn công sau loạt không kích lớn của Israel và Mỹ. Mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận Mỹ đă tấn công vào ba địa điểm hạt nhân: Natanz, Esfahan và Fordow.
Các cơ sở hạt nhân

Iran sở hữu một ngành công nghiệp hạt nhân được đầu tư bài bản, với hơn 30 cơ sở trải khắp đất nước - trong đó có nhiều địa điểm được xây dựng sâu dưới ḷng đất nhằm bảo vệ trước các cuộc tấn công từ trên không. Ngày 18/4, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) - cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc - xác nhận Israel đă tấn công trực diện vào hai cơ sở sản xuất máy ly tâm, một phần thiết yếu trong quy tŕnh làm giàu uranium của Iran.

Các đợt không kích đầu tiên của Israel đă gây thiệt hại nghiêm trọng cho trung tâm làm giàu uranium lớn nhất của Iran tại Natanz, cách thủ đô Tehran khoảng 225 km về phía nam. Đây được xem là một trong những cơ sở hạt nhân trọng yếu bậc nhất của Tehran, giữ vai tṛ then chốt trong chương tŕnh hạt nhân của nước này. Ban đầu, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc cho biết các cuộc không kích chỉ gây hư hại phần cấu trúc phía trên mặt đất của nhà máy làm giàu uranium.
Tuy nhiên, sau đó, đánh giá đă được điều chỉnh khi IAEA xác nhận các "tác động trực tiếp" đă xảy ra tại các sảnh làm giàu nằm sâu dưới ḷng đất. H́nh ảnh vệ tinh chụp hai ngày sau cuộc tấn công cho thấy rơ dấu vết của các phương tiện hạng nặng và những ụ đất lớn phủ lên các hố bom - đúng vị trí được cho là nơi xây dựng các sảnh làm giàu của Iran.
Trung tâm Công nghệ Hạt nhân Isfahan - khu phức hợp nằm bên ngoài cố đô Isfahan được cho là nơi Iran cất giữ lượng nhiên liệu hạt nhân có độ làm giàu gần đạt ngưỡng chế tạo vũ khí. Đây cũng là một trong ba cơ sở hạt nhân mà Mỹ tuyên bố đă không kích hôm 22/6. Trước đó, quân đội Israel đă không kích nhiều pḥng thí nghiệm bên trong khu vực - nơi thực hiện công đoạn chuyển đổi khí uranium thành kim loại, một trong những bước cuối cùng trong quy tŕnh chế tạo bom hạt nhân.
Tính đến ngày 18/9, cơ sở hạt nhân được bảo vệ nghiêm ngặt nhất của Iran - Trung tâm làm giàu uranium Fordow - vẫn chưa bị hư hại. Tuy nhiên, Tổng thống Trump ngày 21/6 xác nhận Mỹ đă tấn công vào Fordow và tuyên bố "Fordow đă biến mất". Vũ khí được sử dụng có thể là bom xuyên phá GBU-57 do oanh tạc cơ B-2 thả. Nằm sâu trong ḷng núi, Fordow được thiết kế nhằm chống lại các cuộc tấn công từ trên không. Việc đánh trúng Fordow được xem là yếu tố mang tính quyết định trong nỗ lực phá hủy năng lực chế tạo vũ khí hạt nhân của Iran. H́nh ảnh vệ tinh chụp ngày 14/6 cho thấy khu vực này dường như vẫn nguyên vẹn.
Ngoài Fordow, một số cơ sở hạt nhân quan trọng khác của Iran cũng chưa bị tấn công. Trong đó có nhà máy điện hạt nhân duy nhất đang hoạt động ở Bushehr. Tuy nhiên, vào ngày 19/6, Israel tiến hành không kích ḷ phản ứng nước nặng Arak - một trong những cơ sở hạt nhân nhạy cảm của Iran. Tổ hợp Arak - nơi được bảo vệ nghiêm ngặt và từ lâu bị nghi ngờ được xây dựng để sản xuất plutonium.
VietBF@ sưu tập