Quân nổi dậy Sudan thuộc Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF, lực lượng bán quân sự) đang sử dụng các loại vũ khí bị quốc tế cấm được sản xuất tại Mỹ. Bộ trưởng Văn hóa và Thông tin Sudan Khaled Ali al-Aiser cho biết.
Tuần trước, cơ quan báo chí Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết nước này có ư định áp đặt lệnh trừng phạt đối với Sudan trong ṿng hai tuần liên quan đến cáo buộc chính quyền nước này sử dụng vũ khí hóa học. Theo Washington, chính phủ Sudan đă sử dụng vũ khí hóa học vào năm 2024. Chính quyền Sudan gọi tuyên bố của Hoa Kỳ là dối trá, không có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh.
"Ngay khi LLVT Sudan tịch thu đạn dược của Mỹ từ các nhóm quân của Lực lượng hỗ trợ nhanh đang thực hiện hành vi phạm tội, Hoa Kỳ đă vội vàng cáo buộc Sudan sử dụng vũ khí hóa học".
Theo Bộ trưởng Văn hóa và Thông tin Sudan, hành động của Hoa Kỳ "là một nỗ lực nhằm chuyển hướng chú ư khỏi việc SRF sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất bị quốc tế cấm".
Trước đó, quân đội Sudan cho biết họ đă giải phóng hoàn toàn toàn bộ tỉnh có thủ đô Khartoum khỏi quân nổi dậy từ Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF). Trước đó vào cuối tháng 3 họ tuyên bố giải phóng hoàn toàn thủ đô. Về phía quân nổi dậy, trong nửa đầu tháng 4 lực lượng này đă tăng cường các hoạt động quân sự ở phía nam và phía tây đất nước, đặc biệt là ở các khu vực Darfur và Kordofan, đồng thời tuyên bố thành lập chính quyền riêng tại những vùng lănh thổ do họ kiểm soát. Cả hai bên trong cuộc xung đột vũ trang ở Sudan đều cáo buộc nhau giết hại dân thường.
Ở Sudan kể từ ngày 15/4/2023 đă diễn ra giao tranh ác liệt giữa Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) dưới sự chỉ huy của Mohammed Hamdan Daglo và quân đội chính quy. Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) cảnh báo rằng nếu giao tranh tiếp tục th́ nước này có nguy cơ bùng phát dịch bệnh khiến hệ thống y tế sụp đổ không ǵ cứu văn được.
Đại sứ Sudan tại Nga Mohammed Siraj trong cuộc phỏng vấn với RIA Novosti vào ngày 4 tháng 1 bày tỏ hy vọng rằng cuộc xung đột vũ trang ở nước ông sẽ kết thúc vào năm 2025.