Chính quyền Tổng thống Trump kỳ vọng dự án Ṿm vàng sẽ trở thành lá chắn tên lửa toàn diện cho nước Mỹ, nhưng giới chuyên gia cảnh báo, đây có thể chỉ là giấc mơ tốn kém, khó khả thi và dễ bị vô hiệu hóa.

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Pḥng Bầu dục, Nhà Trắng vào ngày 20/5/2025. Ảnh: Getty Images
Thông báo gần đây của chính quyền Tổng thống Trump về dự án lá chắn pḥng thủ tên lửa chiến lược Ṿm Vàng nhằm bảo vệ nước Mỹ là nỗ lực tham vọng nhất trong lĩnh vực này kể từ chương tŕnh Sáng kiến Pḥng thủ Chiến lược (SDI) của Tổng thống Ronald Reagan những năm 1980.
Theo trang The Conversation, chương tŕnh SDI – thường được gọi bằng biệt danh có phần chế giễu là “Chiến tranh giữa các v́ sao” – từng gây ra nhiều tranh căi gay gắt về tính khả thi kỹ thuật và cuối cùng đă không thể đưa vào vận hành. Nhưng liệu ngày nay nước Mỹ đă có đủ công nghệ để hiện thực hóa lá chắn Ṿm Vàng, hay dự án này cũng sẽ sớm bị xếp xó?
Một hệ thống pḥng thủ tên lửa Ṿm Vàng hoàn chỉnh được cho là sẽ bảo vệ nước Mỹ trước toàn bộ phổ các mối đe dọa từ trên không và tên lửa, bao gồm cả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và các loại tên lửa tầm ngắn hơn – tất cả đều có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Ṿm Vàng c̣n được thiết kế để đối phó với tên lửa hành tŕnh và vũ khí siêu vượt âm như các thiết bị lượn tăng tốc (boost-glide vehicle), sử dụng tên lửa đẩy để đạt tốc độ siêu vượt âm (gấp trên 5 lần tốc độ âm thanh), sau đó tiếp tục bay theo quán tính mà không cần động cơ.
Hệ thống này về lư thuyết cũng có thể chống lại các đầu đạn được triển khai trong không gian, có thể được lệnh quay trở lại khí quyển để tấn công mục tiêu dưới mặt đất – c̣n gọi là các hệ thống oanh kích quỹ đạo phân đoạn (fractional orbital bombardment systems).
Giai đoạn tăng tốc: Cơ hội vàng – và cũng là thách thức lớn nhất
Tên lửa đạn đạo được cho là mối đe dọa nghiêm trọng nhất, đơn giản v́ các cường quốc hạt nhân hiện có kho dự trữ rất lớn.
Một tên lửa ICBM bay qua ba giai đoạn: tăng tốc (boost), giữa quỹ đạo (midcourse) và giai đoạn cuối (terminal).
Giai đoạn tăng tốc kéo dài vài phút, khi động cơ tên lửa đẩy nó lên không gian; Giai đoạn giữa quỹ đạo, tên lửa không c̣n được đẩy mà bay trong không gian khoảng 20-25 phút; Cuối cùng, trong giai đoạn cuối, nó quay trở lại khí quyển để đánh trúng mục tiêu.
Kế hoạch Ṿm Vàng có khả năng sẽ bao gồm các vũ khí đánh chặn tên lửa đạn đạo trong cả ba giai đoạn bay này.
Đánh chặn trong giai đoạn tăng tốc rất hấp dẫn, v́ khi đó chỉ cần tiêu diệt một mục tiêu duy nhất. Ở giai đoạn giữa quỹ đạo, tên lửa sẽ tách ra, thả đầu đạn – phần chứa chất nổ – nhưng cũng có thể tung ra nhiều mồi nhử.
Ngay cả với những hệ thống radar tối tân nhất, việc phân biệt đâu là đầu đạn thật trong số các mồi nhử là vô cùng khó khăn.
Tuy nhiên, đánh chặn tên lửa ngay từ giai đoạn tăng tốc lại đặt ra những nghi vấn lớn về tính khả thi kỹ thuật – một phần v́ thời gian rất ngắn ngủi.

Minh họa ư tưởng hệ thống pḥng thủ tên lửa "Ṿm Vàng". Nguồn: Lockheed Martin
Các nền tảng vũ khí được thiết kế để làm việc này có thể bao gồm vệ tinh lớn bay ở quỹ đạo thấp (LEO), được trang bị nhiều tên lửa đánh chặn nhỏ. Khi phát hiện một tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân được phóng về phía Mỹ, các vệ tinh này sẽ phóng tên lửa đánh chặn.
Một nghiên cứu của Hội Vật lư Hoa Kỳ (American Physical Society) cho thấy rằng, ngay cả trong các giả định lư tưởng nhất, một nền tảng đánh chặn từ không gian cũng chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 850km – gọi là “bán kính tiêu diệt”.
Với tầm bao phủ như vậy, hệ thống đánh chặn đặt ngoài không gian sẽ cần đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn vệ tinh, mỗi vệ tinh trang bị tên lửa đánh chặn nhỏ để đảm bảo phạm vi hoạt động hiệu quả trên toàn cầu.
Người ta cũng đang tính đến việc vượt qua hạn chế này bằng cách sử dụng vũ khí năng lượng định hướng như laser công suất lớn hoặc thậm chí vũ khí chùm hạt – sử dụng các luồng hạt nguyên tử hoặc hạ nguyên tử năng lượng cao.
Tuy nhiên, lỗ hổng chí tử của hệ thống như vậy là: đối phương hoàn toàn có thể sử dụng vũ khí chống vệ tinh – tên lửa phóng từ mặt đất – hoặc các hành động tấn công khác như tấn công mạng để phá hủy hoặc vô hiệu hóa các vệ tinh đánh chặn. Điều này sẽ mở ra một hành lang tạm thời cho tên lửa đạn đạo của đối phương lọt qua.
“Viên sỏi thông minh” trở lại?
Một ư tưởng từng được đề xuất vào cuối những năm 1980 cho hệ thống pḥng thủ ngoài không gian là "Brilliant Pebbles" (Viên sỏi thông minh). Thay v́ dùng vệ tinh lớn mang nhiều tên lửa, Brilliant Pebbles đề xuất triển khai khoảng 1.000 tên lửa nhỏ bay trên quỹ đạo, cùng với 60 cảm biến tên là Brilliant Eyes để phát hiện tên lửa đối phương.
Dự án "Viên sỏi thông minh" đă bị chính quyền Tổng thống Bill Clinton hủy bỏ vào năm 1994. Tuy nhiên, nó có thể trở thành nền tảng công nghệ cho hệ thống Ṿm Vàng hiện nay.
Các lựa chọn để tiêu diệt tên lửa đạn đạo trong giai đoạn giữa quỹ đạo bao gồm các hệ thống hiện có như Hệ thống pḥng thủ giai đoạn giữa từ mặt đất (Ground-based Midcourse Defense) và hệ thống Aegis đặt trên tàu chiến của Hải quân Mỹ.
Khác với đánh chặn giữa quỹ đạo – vốn phải bao phủ một khu vực địa lư rộng lớn – đánh chặn giai đoạn cuối là tuyến pḥng thủ cuối cùng. Nó thường dựa vào việc tiêu diệt đầu đạn khi chúng đă tái nhập khí quyển.
Kế hoạch đánh chặn các đầu đạn đơn lẻ trong giai đoạn cuối có thể dựa vào các phiên bản tương lai của những hệ thống hiện có như Patriot PAC-3 MSE hoặc THAAD (Terminal High Altitude Area Defense).
Tuy công nghệ đă có những bước tiến so với thời “Chiến tranh giữa các v́ sao”, nhưng tranh căi vẫn tiếp tục về việc các hệ thống này có thực sự hiệu quả hay không.
Bài toán lớn nhất: Tiền bạc và chính trị
Cuối cùng, chi phí khổng lồ, cùng với sự phản đối về mặt chính trị, có thể sẽ là rào cản lớn nhất ngăn việc triển khai một hệ thống Ṿm Vàng thực sự hiệu quả.
Đề xuất của Tổng thống Trump đă hồi sinh khái niệm pḥng thủ tên lửa ở Mỹ. Nhưng vẫn c̣n nhiều nghi ngờ về việc liệu những thành phần tham vọng nhất trong hệ thống này có bao giờ trở thành hiện thực hay không.
VietBF@ sưu tập