
1. Chúng ta có mặt ở đây để tìm về CỘI NGUỒN CỦA SANH MẠNG
2. Bậc được xưng là sống có trí tuệ. tuyệt nhiên không sợ sống chết. Sắc thân này rồi sẽ tan rã những tiếng pháp âm của ta, kinh điển ta đã giảng sẽ mãi mãi lấp lánh trong tâm các con.
3, Dùng tâm bình thường để đối mặt với những sự việc không bình thường.
4. Môi trường luôn là tấm gương cho chúng ta nhìn thấy bản thân mình.
5. Vui hay buồn, hiện tượng tuy khác nhau, nhưng đều là hai mặt của một bản thể.
6. Với người trí, Phiền não chính là một loại Trí tuệ giúp cho ta Giác Ngộ được chính mình.
7. Gặp chuyện không như ý, luôn biết phản tỉnh chính mình, luôn nhìn thấy mình, đừng nhìn thấy ai khác. Nghĩa là luôn nhìn thấy trạng thái tâm của mình để BUÔNG..
8. Lục Tổ dạy: Luôn nhìn thấy lỗi mình, đừng thấy lỗi người. Người lỗi ta không lỗi. Ta lỗi bởi chê bai
9. "Buông xả" không có nghĩa, không đồng nghĩa với "Buông bỏ". "Buông xả" là không nghĩ đến quá khứ, không nghĩ đến vị lai. Tâm không chấp trước. "Buông bỏ" là cái gì cũng không tin, mất hết tự tin và can đảm.
10. Đức Phật dạy chúng ta có 3 điều cần phải biết : 1. Bạn có yêu chân thành không ? 2. Bạn có sống hết mình chưa ? 3. Bạn có biết Buông hay không ?.
11. Khi thân có bệnh , thân bệnh chứ đừng để tâm bệnh, lấy Tâm sai khiến Vật, chứ đừng để Vật sai khiến Tâm. Hãy xem bệnh như một sự trải nghiệm.
12. Bệnh không khổ, nghèo không khổ, lao động không khổ, Tâm khổ mới thật sự là khổ.
13. Môi trường thiên nhiên không tránh khỏi không như ý, công việc không tránh khỏi không trở ngại. Trước mọi việc chỉ cần Tâm an, thì mọi việc sẽ an.
14. Bất luận môi trường bên ngoài ra sao. nội tâm luôn vững trãi, bình tĩnh đối mặt, có định lực sẽ làm chủ được bản thân mình, không để tâm mình chạy theo cảnh.
15. Những lời chống đối, cản trở không đáng sợ. Chỉ cần trực diện, bao dung âu cũng là trợ lực giúp ta trưởng thành. Trưởng thành từ trong nội tâm qua những lần đau khổ.
16. Giải Thoát là quá trình chuyển hóa nội tâm của mình. là quá trình mở những mối gút mà ta đã tự cột nó vào chính bản thân ta.
17. Muốn sống hài hòa với môi trường bên ngoài, trước hết phải sống hòa bình với nội tâm của chính mình. TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH
18. Khẳng định chính mình, nhưng không chấp trước đối với bất cứ luận điểm nào. Đó là thái độ Vô ngã.
19. Thế gian này không dừng chân cho sự đau khổ, mà thế gian này dành riêng cho những Bậc Giác Ngộ, nhưng Bậc Giác Ngộ phải luôn biết thức tỉnh.
20. Đêm dài thăm thẳm đối với kẻ mất ngủ. Đường dài xa xăm đối với kẻ mỏi chân. Con người thì sẽ luôn đau khổ khi sống trong sự lầm mê, không biết Chánh Pháp Giác Ngộ Giải Thoát là gì ?.
20. Chúng ta có mặt ở trên thế gian này là để tìm về CỘI NGUỒN CỦA SANH MẠNG.
VietBF@sưu tập