Sau 20 năm mất tích theo tiểu tam, bố chồng tôi bỗng nhiên xuất hiện với một thân đầy bệnh tật, mang cả mẹ kế yêu cầu chúng tôi phụng dưỡng, báo hiếu.
Việc thân nhân trở về với người ta là việc vui nhưng với gia đ́nh tôi th́ sự b́nh yên bị phá vỡ, nhà náo loạn. Ông bố chồng vốn không hề hiện diện trong cuộc sống của chúng tôi đă trở về.
Thật ra không chỉ tôi, người mới về làm dâu 7 năm, không biết đến bố chồng, mà cả chồng tôi và em gái anh ấy cũng đă không thấy mặt ông hơn 20 năm rồi. Khi chồng tôi 12 tuổi và em gái 8 tuổi, ông ấy bỏ vợ bỏ con đi theo người đàn bà khác, vào sống ở một thành phố biển Nam Trung bộ.
Ông đi một mạch không một lời hỏi han đến con cái, không một đồng đóng góp nuôi con. Mẹ chồng tôi sau những năm tháng khủng hoảng, vật vă đau khổ đă phải cố gượng dậy để nuôi hai đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, một ḿnh lao lực không người giúp đỡ. Ông bà nội cũng thương xót và cảm thấy áy náy với mẹ nhưng v́ cũng nghèo nên gần như chẳng giúp được ǵ.
Chồng tôi vốn học rất giỏi nhưng hết lớp 12 không thi lên đại học mà lao ra đời bươn chải kiếm tiền để tự nuôi sống và giúp mẹ nuôi em. Em út rất cố gắng, sau khi tốt nghiệp đại học th́ có công việc tốt, vợ chồng tôi có một cửa hàng nho nhỏ, kinh doanh khá ổn định.
Tổ ấm không trọn vẹn khiến cả hai anh em đều sớm lập gia đ́nh, mẹ chồng tôi nay đă có cả cháu ngoại lẫn cháu nội, khổ tận cam lai. Ấy vậy mà khi bà vừa được hưởng chút quả ngọt th́ bố chồng bỗng nhiên trở về đúng vào ngày giỗ bà nội, mang theo “tiểu tam” ngày nào, tức người vợ thứ hai của ông.
Cả đám giỗ đang vui bỗng im lặng đầy chết chóc khi hai người họ xuất hiện, tuyên bố về quê an hưởng tuổi già. Bố chồng tôi đ̣i bác cả chia phần đất do ông bà để lại, đ̣i hai đứa con đưa tiền xây nhà và tiền phụng dưỡng hàng tháng. Đối mặt với lời chỉ trích, mắng mỏ của họ hàng, ông ấy phớt lờ sự bạc t́nh bạc nghĩa, vô trách nhiệm của ḿnh suốt những năm qua, chỉ nhăm nhăm đ̣i quyền lợi.
Bố chồng nói theo pháp luật, ông có quyền thừa kế một phần đất mà ông bà nội để lại, bác cả cũng đuối lư v́ các cụ không để lại di chúc. Với chúng tôi, ông bảo pháp luật quy định con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già, hiện ông đă gần 70 tuổi, nhiều bệnh tật, lương lưu thấp không đủ chi tiêu cơ bản nên con cái phải nuôi.

(Ảnh minh họa được tạo bởi AI)
Những ngày này hai vợ chồng ông khi th́ ăn vạ ở nhà bác cả, bảo rằng đó là nhà bố mẹ ông để lại nên ông có quyền ở, khi th́ ngang nhiên đến nhà tôi sống, đuổi cũng không đi mà c̣n làm ầm lên khiến hàng xóm để ư, và mẹ chồng phải “sơ tán” sang nhà con gái út.
Chúng tôi t́m hiểu th́ được biết hóa ra đứa con riêng của họ, em cùng cha khác mẹ với chồng tôi, v́ ham mê cờ bạc mà làm táng gia bại sản, bán hết cả nhà cửa. V́ thế mà hai ông bà già không chốn nương thân, ôm đống nợ bỏ chạy về quê cũ, trút gánh nặng nên hai đứa con ruột thịt mà ông ấy bỏ rơi bao nhiêu năm qua.
Tất nhiên chồng tôi và em gái không hề cho ông chút sắc mặt tốt nào, cũng mạnh miệng tuyên bố là mặc kệ. Chồng tôi nói thẳng: “Bố mẹ ông nuôi ông trọn vẹn như thế, ông có báo hiếu ngày nào đâu mà bây giờ lại đ̣i chúng tôi, những đứa con bị ông bỏ rơi từ bé, phải báo hiếu ông?”.
Nhưng lư lẽ không có tác dụng ǵ với những người bất chấp, nên dù cứng miệng như vậy nhưng chồng tôi biết rằng không thể hoàn toàn mặc kệ ông, nên cả gia đ́nh thời gian qua rất đau đầu.
Chúng tôi bàn nhau là sẽ đưa khoản tiền phụng dưỡng hàng tháng theo mức tối thiểu mà pháp luật quy định, như vậy th́ ông không thể kiện tụng. Tuy nhiên một khi ông đă mang vợ hai trở về và với cái thái độ không sợ mất mặt ấy, chắc chắn ông c̣n dây dưa đ̣i hỏi nhiều chứ không chỉ có vậy.
Phía bác cả không chịu nổi, đă đồng ư cắt một phần đất cho bố chồng tôi, v́ thế ông ta bắt con cái đưa tiền xây nhà, bảo nếu không đưa th́ ông cứ vay rồi chúng tôi lo chia nhau mà trả.
Tại sao chồng tôi, mẹ và em gái anh ấy ăn ở hiền lành mà lại có một người thân kinh khủng như vậy chứ? Cách đây hơn 20 năm ông ấy đă làm họ khốn khổ khi phủi tay bỏ đi, khi vết thương ḷng đă lành th́ ông lại trở về gây tổn thương một lần nữa, lần này c̣n muốn hành hạ suốt đời.
Gia đ́nh chúng tôi và họ hàng bên nội nhiều lần nhắc đi nhắc lại câu “kệ ông ấy” nhưng ai cũng tự hiểu là không kệ nổi, v́ không thể đấu lại với người không cần tự trọng và không có đạo đức.
Mong mọi người, với sự tỉnh táo, sang suốt của người ngoài cuộc, cho chúng tôi lời khuyên. Chúng tôi nên làm ǵ để hạn chế thấp nhất những tổn thất và ảnh hưởng xấu của bố chồng đến cuộc sống gia đ́nh hiện tại và sau này?
VietBF@sưu tập