Trong bối cảnh mâu thuẫn với Đại học Harvard ngày càng leo thang, chính quyền ông Trump bất ngờ tỏ ư muốn đàm phán với nhà trường.CNN đưa tin chính quyền ông Trump có thể sẵn sàng đàm phán với Đại học Harvard, dù trường đại học danh tiếng bậc nhất nước Mỹ đă đệ đơn kiện chính phủ - mở ra cuộc đối đầu về tự do học thuật, tài trợ liên bang và sự giám sát trong khuôn viên trường.
Một nguồn tin nói với CNN rằng chính quyền tổng thống đă ba lần tiếp cận đại diện Harvard nhằm nối lại đàm phán nhưng phía nhà trường không quan tâm đến điều này.
Nếu không đạt được thỏa thuận, cuộc chiến pháp lư về khoản tài trợ liên bang bị đóng băng của Harvard có thể kéo dài nhiều năm và có khả năng được đưa lên Ṭa án Tối cao.Ngày 22/4, New York Times đưa tin rằng trước khi nộp đơn kiện, Chủ tịch Đại học Harvard Alan Garber từng cân nhắc gặp Tổng thống Donald Trump. Một số nhà tài trợ của Harvard cũng thúc giục hội đồng điều hành Harvard Corporation nhanh chóng đạt thỏa thuận với chính quyền, nhưng hiện hội đồng không quan tâm điều đó.
Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon cho biết chính quyền vẫn có ư định duy tŕ đối thoại với Harvard, khẳng định những yêu cầu gần đây từ Nhà Trắng không nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận.
Chính quyền muốn thương lượng
CNN nói rằng Harvard đă trở thành biểu tượng của "sự phản kháng trước Tổng thống Trump" - người đang cố gắng “giành lại” các trường cao đẳng và đại học. Phía nhà trường cũng cho rằng Nhà Trắng đang cố kiểm soát cộng đồng Harvard.
Trước t́nh h́nh hiện tại, một lănh đạo của Nhà Trắng nói rằng các cuộc thảo luận về tài trợ liên bang cho giáo dục đại học cùng chính sách thuế quan của ông Trump đều có thể thương lượng.
“Tổng thống Trump là người đặt kết quả lên hàng đầu. Ông thực sự muốn đạt được một thỏa thuận", lănh đạo này nói.
Thời gian qua, chính quyền ông Trump đă thu hẹp chương tŕnh đa dạng, công bằng và ḥa nhập (DEI), bắt giữ sinh viên quốc tế và thu hồi visa của họ, cũng như đóng băng tài trợ liên bang cho các trường không tuân thủ yêu cầu của chính quyền.
Trong đơn kiện, Đại học Harvard cho biết chính quyền cắt tài trợ để giành “đ̣n bẩy” với trường, và đây là một phần của “chiến dịch gây áp lực” nhằm buộc trường phải khuất phục trước sự kiểm soát của chính phủ.Các luật sư của Harvard cũng nêu rằng hành động của chính phủ đă “đe dọa sự tự do học thuật của Harvard”, đồng thời lập luận rằng chính quyền không chứng minh được bất kỳ mối liên hệ nào giữa việc cắt giảm tài trợ và cuộc chiến chống chủ nghĩa bài Do Thái.
“Chính phủ chưa và không thể xác định được bất kỳ mối liên hệ hợp lư nào giữa lo ngại về bài Do Thái và các nghiên cứu y học, khoa học, công nghệ cùng những nghiên cứu khác mà họ đă đóng băng", Đại học Harvard nêu trong đơn kiện.
Harvard quyết đương đầu
Hàng tỷ USD, cùng với việc làm, nghiên cứu và khả năng cấp học bổng của Đại học Harvard không phải là những điều duy nhất đang bị đe dọa. “Vị thế của giáo dục đại học Mỹ cũng đang bị đặt lên bàn cân", đây là điều mà Chủ tịch Garber nhấn mạnh trong một tuyên bố hôm 21/4.
Ông Garber đă kư tên vào một bức thư cùng hơn 100 hiệu trưởng các trường đại học và tổ chức học thuật, phản đối áp lực từ chính quyền Trump đối với các cơ sở giáo dục.
“Với tư cách là các lănh đạo của các trường đại học, cao đẳng và tổ chức học thuật Mỹ, chúng tôi đồng ḷng lên tiếng chống lại sự can thiệp chính trị và vượt quyền chưa từng có của chính phủ - điều đang đe dọa nền giáo dục đại học Mỹ,” bức thư do Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Mỹ công bố hôm 22/4.
Trong bức thư này, các lănh đạo đại học cũng nêu rằng sự can thiệp quá mức của chính phủ đối với các trường, sinh viên có thể xâm phạm quyền tự do cốt lơi của giáo dục đại học. Cuối cùng, sinh viên và xă hội sẽ phải gánh chịu hậu quả của những điều này.
Khi bị các tổ chức giáo dục đại học phản đối, Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon lặp lại lập trường của chính quyền ông Trump, cho rằng "đây là cách để đảm bảo sinh viên tại các trường có thể học tập an toàn".
“Chúng tôi đă hy vọng Harvard sẽ trở lại bàn đàm phán. Chúng tôi muốn có sự đa dạng quan điểm”, bà nói.
Tương tự, phía Nhà Trắng cũng bày tỏ kỳ vọng Harvard “quay lại bàn đàm phán và điều chỉnh lập trường”. Tuy nhiên, từ tuần trước, Chủ tịch Garber đă khẳng định các yêu cầu từ chính quyền là “chưa từng có tiền lệ” và nhằm mục đích “kiểm soát cộng đồng Harvard”. Ông nhấn mạnh trường sẽ “không đánh đổi sự độc lập hay từ bỏ các quyền được Hiến pháp bảo vệ”.
|