Trung Quốc cảnh cáo các quốc gia hợp tác thương mại với Trung Quốc rằng đừng nên buông tay chịu trói trước áp lực của Hoa Kỳ nhằm cô lập Trung Quốc trong cuộc chiến quan thuế do Tổng Thống Donald Trump khởi xướng.
Đây là một phương sách “vừa đánh vừa xoa” nhằm lôi kéo các quốc gia bị kẹt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Khi được yêu cầu b́nh luận về các tin tức gần đây trên phương tiện truyền thông liên quan tới việc chính quyền Trump gây áp lực buộc các quốc gia hạn chế giao thương với Trung Quốc hầu được Hoa Kỳ miễn thuế, một phát ngôn nhân Bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết hôm Thứ Hai, 21 Tháng Tư: “Nhân nhượng không đem lại ḥa b́nh và thỏa hiệp th́ không được tôn trọng.”
“Trung Quốc kiên quyết phản đối các bên thông đồng với nhau và gây tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc. Nếu chuyện này xảy ra, Trung Quốc sẽ không khoanh tay đứng nh́n và kiên quyết thực hiện các biện pháp đối phó,” phát ngôn nhân nói thêm.
Lời đe nẹt này được đưa ra ngay khi lănh tụ Trung Quốc Tập Cận B́nh thực hiện nước cờ chiêu dụ tại Đông Nam Á bằng cách hô hào Trung Quốc là quốc gia đáng tin cậy và là thực thể kiên quyết bảo vệ thương mại toàn cầu, hoàn toàn trái ngược với t́nh trạng bất ổn về quan thuế và chính sách của chính quyền Trump.
Các quốc gia và công ty t́m cách tránh khỏi tầm ảnh hưởng của hai đại cường quốc kinh tế nên ngày càng gánh chịu áp lực nặng nề. Hoa Kỳ và Trung Quốc liên tục đánh thuế đối ứng cao kỷ lục trong một cuộc chiến không ngừng căng thẳng làm thị trường toàn cầu chao đảo, hệ thống cung ứng th́ tŕ trệ c̣n nỗi lo suy thoái kinh tế th́ chực chờ.
Hôm 9 Tháng Tư, Trump tạm ngưng đánh thuế “đối ứng” lên phần lớn các quốc gia trong 90 ngày đồng thời tập trung vào Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại chưa từng có, tăng thuế lên hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc lên 145%, một mức thuế sửng sốt. Nhiều quốc gia mong mỏi đàm phán với Hoa Kỳ về các mức thuế trước khi lệnh đ́nh chỉ hết hạn.
Trung Quốc cũng trả đũa bằng cách tăng thuế hàng hóa nhập cảng từ Hoa Kỳ lên 125% và thêm các công ty Hoa Kỳ hơn vào danh sách kiểm soát xuất cảng và danh sách các thực thể không đáng tin cậy. Bắc Kinh cũng chĩa mũi tấn công các ngành công nghiệp chủ chốt tại Hoa Kỳ, cấm chiếu một số phim Hollywood tại Trung Quốc và trả lại ít nhất hai phi cơ Boeing được các hăng hàng không Trung Quốc mua để vận hành cho các chuyến bay tới Hoa Kỳ theo dự định.
Tờ Wall Street Journal đưa tin vào tuần trước rằng chính quyền Trump trù hoạch tận dụng các cuộc đàm phán quan thuế nhằm gây áp lực buộc các quốc gia hợp tác thương mại với Hoa Kỳ bớt giao thương với Trung Quốc, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh thông thạo vấn đề.
Ư tưởng này nhằm làm cho các quốc gia hợp tác thương mại với Hoa Kỳ cam kết cô lập nền kinh tế Trung Quốc hầu đổi lấy chính sách thương mại và quan thuế cởi mở do Ṭa Bạch Ốc ban hành, bằng cách yêu cầu các quốc gia không cho Trung Quốc vận chuyển hàng hóa qua các quốc gia đó, ngăn không cho các công ty Trung Quốc thành lập văn pḥng tại lănh thổ sở tại ḥng né thuế của Hoa Kỳ và không cho hàng công nghiệp giá rẻ từ Trung Quốc thâm nhập vào nền kinh tế của các quốc gia, Wall Street Journal từng đưa tin.
Trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên trong năm nay, Tập Cận B́nh viếng thăm Việt Nam, Mă Lai và Cambodia vào tuần trước, tiến tới hàng loạt thỏa thuận hợp tác song phương và cam kết giữ vững thương mại tự do và cởi mở. Ba nền kinh tế phụ thuộc vào xuất cảng cũng bị Hoa Kỳ đánh thuế “đối ứng” lên tới 49% trước khi tạm dừng.
Giới chức Trung Quốc cũng thực hiện những buổi hội đàm với Nhật Bản, Nam Hàn và Liên Hiệp Âu Châu nhằm kêu gọi hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn.
Nhưng trong lúc các quốc gia tỏ ư hợp tác với Bắc Kinh, họ cũng cảnh giác trước t́nh trạng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đang bị tống ra khỏi thị trường Hoa Kỳ do mức thuế cao ngất ngưởng xuất hiện tràn lan trên thị trường, cũng như việc khiêu khích Trump v́ đứng về phía Trung Quốc. C̣n hành động cưỡng ép kinh tế, các hoạt động thương mại ngang ngược và yêu sách quân sự hung hăng của Bắc Kinh trong khu vực cũng không giúp ích cho các cuộc đàm phán.
Và kể cả khi họ Tập đi nước cờ chiêu hàng các quốc gia, Bắc Kinh vẫn không ngừng hống hách trên phương diện quân sự của trong khu vực, Elizabeth Economy, thành viên cao cấp tại Viện Hoover thuộc đại học Stanford University cho biết khi chỉ ra các cuộc tập trận bắn đạn thật do Trung Quốc phát động tại vùng biển gần Úc và New Zealand hồi Tháng Hai, cũng như hành động tác oai tác quái nhắm vào Đài Loan, Philippines ở Biển Đông và Nhật Bản tại quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông.