Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định biện pháp áp thuế đối ứng là 'liều thuốc đắng' cần thiết để chữa lành nền kinh tế của quốc gia này.
Phát biểu với báo giới trên chuyên cơ Air Force One ngày 6/4 theo giờ địa phương sau khi trở về từ kỳ nghỉ chơi golf ở Florida, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ông không lo ngại về việc hàng ngh́n tỷ USD giá trị vốn hóa đă “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu.
“Tôi không muốn mọi thứ tụt dốc, nhưng đôi khi phải uống thuốc đắng để chữa bệnh,” Reuters trích lời ông Donald Trump.
Người đứng đầu Nhà Trắng cũng cho biết ông đă điện đàm với nhiều nhà lănh đạo châu Âu cũng như châu Á trong cuối tuần qua để thảo luận về việc giảm mức thuế đối ứng. “Họ đang t́m cách ngồi vào bàn đàm phán. Nhưng sẽ không có đàm phán nếu họ không chịu trả cho Mỹ rất nhiều tiền hằng năm,” ông Trump nhấn mạnh.
Tổng thống Donald Trump trên chuyên cơ ngày 6/4. Ảnh: Getty
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent chia sẻ với ABC News ngày 6/4 rằng tính từ khi Tổng thống Donald Trump công bố thuế đối ứng đến nay, đă có hơn 50 quốc gia bắt đầu đàm phán với Mỹ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick để ngỏ khả năng mức thuế đối ứng vẫn có thể thay đổi trong tương lai. Phát biểu trên chương tŕnh “Face the Nation” của CBS News, ông Lutnick cho biết các mức thuế mới sẽ được duy tŕ “trong vài ngày đến vài tuần”.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn trên chuyên cơ Air Force One ngày 3/4 trước khi tới Florida chơi golf, Tổng thống Donald Trump thừa nhận chương tŕnh thuế quan có thể gây ra cú sốc ban đầu, nhưng sẽ dần giúp kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn nhiều.
“Ca phẫu thuật đă kết thúc. Bệnh nhân đang hồi phục và sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn bao giờ hết,” Tổng thống Donald Trump chia sẻ.
Về điều kiện giảm thuế đối ứng với các quốc gia khác, người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định thuế sẽ giảm nếu “họ trao cho Mỹ điều ǵ đó tốt đẹp”.
Vào ngày 2/4 theo giờ Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă công bố các mức thuế đối ứng toàn cầu. Mức tối thiểu 10% được áp dụng từ ngày 5/4 và tối đa 50% từ ngày 9/4.
Trong đó, Anh, Brazil, Singapore sẽ chịu 10% thuế. Liên minh châu Âu (EU), Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ chịu mức 20-26%. Trung Quốc và Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất, lần lượt là 34% và 46%.