Ngoại Trưởng Marco Rubio bác bỏ lời tố cáo Hoa Kỳ không thể giúp đỡ thảm họa địa chấn tại tại Miến Điện do chính quyền Tổng Thống Donald Trump giải thể Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ USAID, tổ chức chịu trách nhiệm viện trợ nhân đạo toàn cầu.
Khi được BBC hỏi v́ sao lại không tức th́ chung tay giúp đỡ, do Hoa Kỳ từng có kinh nghiệm ứng cứu các thảm họa tương tự, Rubio nói “chúng tôi không phải chính phủ của toàn thế giới.”
Đầu tuần này, những người từng là viên chức tại USAID cho biết Hoa Kỳ không thể điều động lực lượng cứu hộ và cảnh khuyển do cơ quan đă bị giải thể. Ông Rubio cho biết, Hoa Kỳ phải cân bằng giữa kế hoạch cứu hộ nhân đạo toàn cầu và “các nhu cầu khác” cũng như “các ưu tiên khác” thuộc về lợi ích quốc gia.
“Trên thế giới có rất nhiều quốc gia thịnh vượng, và ai cũng nên chung tay.
“Chúng tôi sẽ làm tṛn bổn phận. Chúng tôi đă điều động lực lượng tới Miến Điện và sẽ tiếp tục huy động thêm nguồn nhân lực. Chúng tôi sẽ hết ḷng giúp đỡ [nhưng] đó không phải là nơi chúng tôi dễ dàng tham gia ứng phó… v́ có nhà cầm quyền quân sự không ưa chúng tôi''.
Hôm Thứ Ba, 1 Tháng Tư, một người từng là viên chức USAID nói với BBC rằng sau khi cố vấn tổng thống, tỷ phú Elon Musk quyết định giải thể cơ quan, Ṭa Bạch Ốc không thể lập tức điều động các lực lượng Hoa Kỳ tới ứng cứu thảm họa địa chấn 7.7 độ Richter xảy ra hôm 28 Tháng Ba.
Thảm họa đă tước đi sinh mạng của 3,354 người theo dữ liệu cập nhật hôm Thứ Sáu do chính quyền quân sự Miến Điện cho biết. Con số người bị thương là 4,508, c̣n 220 người mất tích.
Thông thường, trong những trận động đất tương tự, Hoa Kỳ có thể huy động tới 200 nhân viên cứu hộ và cảnh khuyển cùng dụng cụ chuyên biệt, không những thế c̣n là lực lượng ngoại quốc có máy móc đồ sộ nhất và tối tân nhất trên thực địa.
Tuần trước, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ điều động ba chuyên gia Hoa Kỳ hoạt động trong khu vực Đông Nam Á tới ứng cứu Miến Điện.
Phát biểu trước các phóng viên trong một phiên tọa đàm do NATO chủ tŕ ở Brussels, Rubio đổ lỗi rằng nhà cầm quyền quân sự ở Miến Điện đă trễ năi trong việc tiếp nhận kể cả khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đă chính thức yêu cầu cứu viện vào đầu tuần này.
Những người từng là viên chức USAID cho biết cơ quan không bị chính trị chi phối, và trước đây cũng từng giúp đỡ các quốc gia được coi là thù địch trên phương diện chính trị.
Trung Quốc và Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên điều động lực lượng ứng cứu tới Miến Điện, theo các cựu viên chức USAID.
Rubio bác bỏ tuyên bố của các chuyên gia viện trợ nhân đạo khi cho rằng chính v́ Hoa Kỳ cắt ngân sách của USAID nên mới cản trở hoạt động ứng cứu.
“Các chuyên gia viện trợ nhân đạo là những người kiếm được hàng triệu và hàng trăm triệu Mỹ kim trong các [tổ chức phi chính phủ] trên khắp thế giới, những tổ chức này tiên phong và nắm giữ cả núi tiền của người đóng thuế tại Hoa Kỳ, nhưng khi chúng ta bỏ ra $10 triệu [hoặc] $100 triệu th́ các nạn nhân chỉ nhận được $10 triệu. Chúng ta sẽ chấm dứt điều này và đă chính thức dừng lại. Sẽ không c̣n t́nh trạng bỏ ra $10 triệu, $100 triệu nhưng chỉ có $10 triệu tới tay người dân nữa.”.
Khi nhận được tin tức liên quan tới thảm họa động đất ở Miến Điện, Ṭa Bạch Ốc đă nỗ lực khai triển Biệt Đội Ứng Phó Thảm Họa DART từ Hoa Kỳ nhưng không thể v́ quyết định cắt ngân sách do chính quyền Trump đưa ra đă hủy bỏ các hợp đồng cung ứng dịch vụ cũng như các viên chức chịu trách nhiệm giám sát hoạt động viện trợ nhân đạo đă bị đ́nh chức, theo các cựu viên chức USAID.