Theo như ư tưởng sáp nhập Greenland mới đây của Tổng thống donald Trump khiến chính quyền Greenland vào ngày 24/3 công khai chỉ trích và phản bác tuyên bố của ông Donald Trump trong thời gian gần, khi nói rằng họ không mời bất kỳ quan chức Mỹ nào đến ḥn đảo Bắc Cực này thu hút sự chú ư của quốc tế nên ḥn đảo này bác bỏ tuyên bố gần nhất của ông Trump liên quan đến chuyến đi sắp tới của một phái đoàn cấp cao Mỹ đến ḥn đảo.
Bác bỏ tuyên bố của ông Trump
Theo CNN, Nhà Trắng thông báo Đệ nhị phu nhân Usha Vance, vợ Phó Tổng thống Mỹ JD Vance, sẽ đến Greenland vào tuần này để xem cuộc đua xe chó kéo của ḥn đảo này tổ chức và "tôn vinh văn hóa và sự đoàn kết của Greenland". Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz cũng dự kiến đến thăm Greenland vào tuần này, theo một nguồn tin thân cận với chuyến đi.
Thủ hiến Greenland Mute B. Egede gọi chuyến đi của phái đoàn Mỹ tới ḥn đảo này là "hành động hung hăng" trong cuộc phỏng vấn với tờ báo địa phương Sermitsiaq ngày 23/3 và đặc biệt phản đối chuyến thăm của ông Waltz.
"Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ sẽ làm ǵ ở Greenland? Mục đích duy nhất là để chứng minh quyền lực đối với chúng ta", ông Egede nói. "Sự hiện diện của ông ấy ở Greenland chắc chắn sẽ thúc đẩy niềm tin của người Mỹ vào sứ mệnh của ông Trump - và áp lực với đảo Greenland sẽ tăng lên".
Ngày 24/3, ông Trump tuyên bố rằng người dân ở Greenland đă phản ứng nồng nhiệt với sự quan tâm gần đây của Mỹ đối với lănh thổ tự trị thuộc Đan Mạch. "Họ gọi cho chúng tôi. Chúng tôi không gọi họ. Và chúng tôi đă được mời đến đó", Tổng thống Mỹ nói.
“Chúng tôi đang làm việc với rất nhiều người dân Greenland muốn thấy điều ǵ đó xảy ra liên quan đến việc họ được bảo vệ và chăm sóc chu đáo”, ông Trump nói với các phóng viên. “Tôi nghĩ Greenland có thể sẽ là điều ǵ đó trong tương lai của chúng ta”, ông Trump nói thêm.
Ông chủ Nhà Trắng cho biết, Ngoại trưởng Marco Rubio có thể cũng sẽ tới Greenland.
Đêm 24/3, chính quyền Greenland đă bác bỏ tuyên bố của ông Trump. “Xin lưu ư rằng, chính quyền Greenland không gửi bất kỳ lời mời nào cho bất kỳ chuyến thăm nào, dù là riêng tư hay chính thức, tới Mỹ”, Financial Times dẫn tuyên bố của chính quyền Greenland.
“Chính quyền hiện tại là chính quyền lâm thời đang chờ thành lập liên minh chính quyền mới và chúng tôi trân trọng đề nghị tất cả các nước tôn trọng tiến tŕnh này”, thông báo nêu thêm.
Chính trường Greenland biến động, thái độ không đổi với Mỹ

Người dân biểu t́nh trước Đại sứ quán Mỹ ở Greenland để phản đối đề xuất sáp nhập ḥn đảo của ông Trump. Ảnh: Reuters
Trong cuộc bầu cử đầu tháng này ở Greenland, đảng cánh tả cầm quyền IAInuit Ataqatigiit của Thủ hiến Egede đă bị đánh bại, nhưng ông Egede vẫn là thủ hiến cho đến khi một liên minh cầm quyền mới được thành lập.
Jens-Frederik Nielsen, người có khả năng trở thành nhà lănh đạo tiếp theo của Greenland sau khi đảng của ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đầu tháng 3, cho biết thời điểm chuyến thăm của Mỹ cho thấy "sự thiếu tôn trọng".
“Người Mỹ biết rất rơ rằng chúng ta vẫn đang trong t́nh thế đàm phán và cuộc bầu cử thành phố vẫn chưa kết thúc, nhưng họ vẫn tận dụng thời điểm này để đến Greenland một lần nữa, điều này cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với người dân Greenland”, ông Nielsen nói.
Nhà Trắng mô tả chuyến đi của Đệ nhị phu nhân Usha là chuyến thăm mang tính văn hóa và cho biết ba Usha "sẽ tới Greenland cùng con trai và phái đoàn Mỹ để thăm các di tích lịch sử, t́m hiểu về di sản Greenland và tham dự Avannaata Qimussersu, cuộc đua xe trượt tuyết do chó kéo cấp quốc gia của Greenland".
Theo CNN, ư tưởng sáp nhập Greenland của ông Trump đă thu hút sự chú ư của quốc tế vào vùng lănh thổ này, nơi có trữ lượng lớn đất hiếm quan trọng đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao, và đặt ra câu hỏi về an ninh tương lai của ḥn đảo khi Mỹ, Nga và Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng ở Bắc Cực. Ông Trump đă nhiều lần bày tỏ sự quan tâm đến việc Mỹ kiểm soát ḥn đảo này bằng nhiều cách, ngay cả khi Đan Mạch và Greenland kiên quyết phản đối ư tưởng này.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết trong một b́nh luận bằng văn bản gửi cho Reuters rằng chuyến thăm của phái đoàn Mỹ là "điều chúng tôi coi trọng". Bà cho biết Đan Mạch muốn hợp tác với Mỹ, nhưng điều đó phải dựa trên "các quy tắc cơ bản về chủ quyền".
Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen chỉ trích chuyến thăm sắp tới v́ cho thấy sự thiếu tôn trọng với chủ quyền và người dân Greenland.
Những ngày gần đây, nhiều người dân Greenland biểu t́nh trước lănh sự quán Mỹ tại thành phố Nuuk liên quan đến ư tưởng sáp nhập Greenland của ông Trump. Họ cho biết sẽ có một cuộc biểu t́nh phản đối phái đoàn Mỹ vào cuối tuần này trong cuộc thi xe trượt tuyết do chó kéo toàn quốc tại thị trấn Sisimiut.
Theo CNN, Đan Mạch cai trị Greenland như thuộc địa cho đến năm 1953, khi ḥn đảo này đạt được nhiều quyền tự quản hơn. Năm 2009, Greenland đă đạt được nhiều quyền hơn liên quan đến khoáng sản, cảnh sát và ṭa án, nhưng Đan Mạch vẫn kiểm soát an ninh, quốc pḥng, chính sách đối ngoại và tiền tệ. Greenland cũng được hưởng lợi từ tư cách thành viên Liên minh châu Âu và NATO của Đan Mạch.