Gần 13 triệu người sở hữu thẻ xanh ở Mỹ đang sống trong t́nh trạng tiến thoái lưỡng nan - đủ hợp pháp để ở lại nhưng không đủ an toàn để yên tâm.

Một chiếc xe được chụp ảnh tại Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ - Cảng nhập cảnh Derby Line tại biên giới Canada - Mỹ. Ảnh: Reuters.
Từ những chuyến đi nước ngoài bị hủy bỏ đến cảm giác bất an ngay trên đất Mỹ, những người sở hữu thẻ xanh chia sẻ với CNN rằng chính quyền Trump có thể đẩy họ vào ṿng xoáy trục xuất bất ngờ, dù họ đă tuân thủ pháp luật suốt nhiều năm.
Sống giữa lằn ranh
Maria, một chủ doanh nghiệp 38 tuổi ở Colorado, vừa trải qua một đêm mất ngủ trước khi gọi điện cho luật sư di trú. Cô đang chuẩn bị tham dự một hội nghị quốc tế quan trọng cho công việc, nhưng nỗi lo bị từ chối nhập cảnh khi trở về khiến cô chùn bước.
“Luật sư bảo tôi ổn, rằng thẻ xanh của tôi hợp lệ. Nhưng tôi vẫn sợ”, Maria tâm sự, giọng run run.
Là người đến Mỹ từ Costa Rica khi mới 5 tuổi, cô từng sống không giấy tờ nhiều năm trước khi có thẻ xanh. “Tôi nhớ cảm giác không dám đi gặp bác sĩ, không dám làm ǵ v́ sợ bị trục xuất. Giờ đây, những kư ức đó lại ùa về, dù tôi nghĩ ḿnh đă thoát khỏi chúng măi măi”.
Cùng lúc đó, ở vùng Trung Tây nước Mỹ, một phụ nữ 40 tuổi gốc Cameroon, được gọi là “L”, buộc phải đưa ra quyết định xé ḷng: Không về dự tang lễ của cha ḿnh.
“Tôi không thể mạo hiểm”, cô nói, đôi mắt đỏ hoe khi kể lại với CNN. Là người đến Mỹ xin tị nạn, L từng nghĩ thẻ xanh là tấm vé đảm bảo cho cuộc sống ổn định. Nhưng giờ đây, khi chứng kiến những vụ trục xuất ngày càng nhiều qua tin tức và mạng xă hội, cô cảm thấy niềm tin ấy đang lung lay.
Ở New England, K - một người nhập cư gốc Palestine - lại mang nỗi lo khác.
Nhiều năm qua, chiếc khăn keffiyeh - biểu tượng văn hóa của họ - luôn là vật bất ly thân. Nhưng giờ đây, K không dám đeo nó ra ngoài.
“Tôi sợ bị chú ư, sợ bị coi là mối đe dọa”, K nói.
Việc hủy chuyến đi quốc tế chỉ là khởi đầu, nỗi bất an giờ len lỏi vào từng góc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.
“Tôi không cảm thấy an toàn ngay cả trong nhà ḿnh, chính quyền có thể gơ cửa bất cứ lúc nào chỉ v́ một cáo buộc mơ hồ từ Nhà Trắng rằng tôi là một mối nguy. Khi nhận thẻ xanh, tôi nghĩ mọi thứ đă ổn. Nhưng giờ đây, tôi không c̣n chắc chắn về tương lai của ḿnh nữa”, K bộ bạch.
Với Marina Sinden, một nghệ sĩ xăm h́nh 37 tuổi ở bang Washington, chuyến thăm gia đ́nh ở Canada vào dịp lễ Phục sinh giờ đây trở thành nỗi ám ảnh.
Kết hôn với một công dân Mỹ và sở hữu thẻ xanh hợp lệ, cô vẫn lo lắng: “Tôi có nhà, doanh nghiệp, xe và con cái đang học ở đây. Chỉ một lỗi giấy tờ nhỏ từ quá khứ cũng có thể cướp đi tất cả”.
Căng thẳng giữa Mỹ và Canada, cùng câu chuyện về một phụ nữ Canada bị giữ 12 ngày tại biên giới, khiến Sinden không thể yên tâm. “Tôi sợ phải trải qua điều tương tự”, cô nói.
Giấc mơ Mỹ giữa cơn sóng dữ
Charles Kuck, một luật sư di trú kỳ cựu, nhận định t́nh cảnh hiện tại gợi nhớ đến những ngày sau vụ khủng bố 11/9/2001 – thời điểm ông cũng nhận được hàng loạt cuộc gọi từ những cư dân hợp pháp hoang mang.
Theo Kuck, quyền lợi của người sở hữu thẻ xanh gần tương đương với công dân Mỹ, nhưng ông nhấn mạnh một điều kiện quan trọng: “Trừ khi họ phạm tội. Nếu có tiền án, họ có thể bị thẩm vấn hoặc đối mặt với trục xuất khi trở về”.
Tuy nhiên, vụ bắt giữ Mahmoud Khalil - một thường trú nhân tại Đại học Columbia bị cáo buộc kích động bạo lực và ủng hộ khủng bố - đă làm dấy lên làn sóng nghi ngờ. Dù luật sư và người ủng hộ Khalil bác bỏ cáo buộc, sự việc này khiến nhiều người đặt câu hỏi: “Ai sẽ là mục tiêu tiếp theo?”.
David Leopold, một luật sư di trú ở Ohio, lo ngại: “Có thể là nhà hoạt động v́ khí hậu, người đấu tranh cho quyền giới tính, người chuyển giới, hay chỉ đơn giản là bất kỳ ai phản đối Trump. Khi chính quyền dùng lư do ‘hậu quả nghiêm trọng cho chính sách đối ngoại’ để trục xuất, ranh giới trở nên mong manh hơn bao giờ hết”.
Giữa cơn băo thông tin, những phát ngôn từ giới chức cấp cao càng đổ thêm dầu vào lửa. Phó Tổng thống JD Vance, trong cuộc phỏng vấn với Fox News, tuyên bố: “Người có thẻ xanh không có quyền ở lại Mỹ vô thời hạn nếu Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao quyết định họ không nên ở đây, mọi chuyện chỉ đơn giản vậy thôi”.
Lời nói này khiến luật sư LaToya McBean Pompy bất an. “Khi chính sách được diễn đạt một cách lỏng lẻo như thế, tôi lo rằng quyền lợi của họ không được bảo vệ đúng quy tŕnh pháp lư”, cô nói với CNN.
Pompy khuyên khách hàng không rời Mỹ quá 6 tháng để tránh bị coi là từ bỏ cư trú, đồng thời cảnh báo những ai đang trong diện trục xuất tuyệt đối không đi lại.
Trước áp lực ngày càng lớn, các luật sư di trú nhận thấy sự thay đổi trong tâm lư khách hàng.
“Sẽ có nhiều người nộp đơn xin quốc tịch hơn”, Kuck dự đoán.
Hiện tại, hơn 2/3 trong số gần 13 triệu người sở hữu thẻ xanh tại Mỹ đủ điều kiện nhập quốc tịch.
Maria đồng t́nh với hướng đi này: “Tôi muốn bảo vệ gia đ́nh và đảm bảo con trai 12 tuổi của tôi không phải sống trong nỗi sợ như tôi từng trải qua. Tôi sẽ sớm bắt đầu thủ tục”.
Nhưng không phải ai cũng chọn con đường ấy. Sinden, dù đủ điều kiện nhập quốc tịch trong tháng này, lại chùn bước.
“Tôi không ủng hộ chính sách hiện tại và sự gây hấn với Canada - quê hương tôi. Trở thành công dân Mỹ giờ đây như một bước đi quá xa”, cô nói.
Thay vào đó, cô xăm h́nh chiếc lá phong Canada lên ḷng bàn tay - một dấu ấn vĩnh viễn khẳng định bản sắc giữa lằn ranh bất định.
Khi chính sách nhập cư tại Mỹ ngày càng siết chặt, người sở hữu thẻ xanh không chỉ đối mặt với câu hỏi “Đi hay ở?” mà c̣n là “Liệu nơi này có c̣n là nhà?”.
Với gần 13 triệu người đang sống trong t́nh trạng tiến thoái lưỡng nan - đủ hợp pháp để ở lại nhưng không đủ an toàn để yên tâm - mỗi ngày trôi qua là một thử thách.
VietBF@ sưu tập