Cuộc đối đầu giữa chính quyền Trump và ṭa án ngày càng nóng lên sau những tranh căi liên quan đến lệnh trục xuất các thành viên băng đảng Venezuela.
Nhiều tuần qua, chính quyền Donald Trump liên tục đặt câu hỏi về thẩm quyền của ṭa án trong việc hạn chế quyền lực của Tổng thống, chỉ trích gay gắt các thẩm phán chặn sắc lệnh từ ông chủ Nhà Trắng, đồng thời t́m cách lách những phán quyết bất lợi.
Một số chuyên gia pháp lư nhận định hành động phản kháng này có nguy cơ phá vỡ thế cân bằng mong manh giữa các nhánh quyền lực của chính quyền, trong đó có việc các ṭa án cấp dưới đưa ra phán quyết ban đầu về động thái hành pháp của Tổng thống, nhưng chúng có thể bị kháng cáo đến tận Ṭa án Tối cao Mỹ.

Tổng thống Donald Trump tại Pḥng Bầu dục, Nhà Trắng, hôm 7/3. Ảnh: Reuters
Các chuyên gia khác lại đưa ra những đánh giá có chừng mực hơn về lập trường pháp lư quyết liệt của chính quyền Trump, lưu ư rằng hệ thống tư pháp đang phải chịu sức ép rất lớn.
Steve Vladeck, giáo sư luật tại Đại học Georgetown, cho biết nước Mỹ đang chứng kiến "mức độ phản kháng chưa từng có, dù cố ư hay vô ư, của chính quyền liên bang với các phán quyết của thẩm phán".
Cuộc đối đầu lên đến đỉnh điểm tại phiên điều trần căng thẳng tối 17/3, trong đó James E. Boasberg, thẩm phán ṭa án liên bang Washington, yêu cầu chính phủ giải thích lư do họ dường như phớt lờ lệnh của ông vào tối 15/3, yêu cầu các máy bay chở 200 người Venezuela bị cáo buộc là thành viên băng đảng Tren de Aragua phải quay đầu khi đang thực hiện hành tŕnh đến El Salvado.
Theo đó, Tổng thống Trump hôm 14/3 đă bí mật kư lệnh viện dẫn Đạo luật Kẻ thù Nước ngoài năm 1798 để nhanh chóng trục xuất các thành viên băng đảng Tren de Aragua. Một ngày sau, 5 người nhập cư đă đệ đơn kiện nhằm ngăn họ bị đưa khỏi Mỹ theo lệnh này và thẩm phán Boasberg ban hành lệnh hoăn bằng chỉ thị miệng.
Thẩm phán sau đó mở rộng lệnh của ông chặn việc trục xuất tất cả những người di cư Venezuela theo đạo luật kể trên, vốn chỉ được áp dụng trong thời chiến.
Khi lệnh được thẩm phán Boasberg đưa ra, hai chuyến bay chở những người bị trục xuất đă cất cánh. Chuyến thứ ba cất cánh sau khi Boasberg đưa ra phán quyết, mặc dù các quan chức chính quyền Trump cho biết trong hồ sơ nộp lên ṭa án ngày 17/3 rằng những người trên chuyến bay thứ ba bị trục xuất theo một thẩm quyền pháp lư khác.
Cả ba chuyến bay đều tiếp tục hành tŕnh và hạ cánh ở El Salvado sau khi thẩm phán Boasberg ra lệnh cho chúng quay lại. Theo chính quyền Trump, 137 thành viên băng đảng đă bị trục xuất theo Đạo luật Kẻ thù Nước ngoài.
Ngày 17/3, thẩm phán Boasberg yêu cầu chính quyền Trump giải thích việc phớt lờ lệnh buộc các máy bay quay đầu. Thẩm phán cũng buộc chính quyền phải nêu chi tiết thời điểm ban hành lệnh trục xuất và cung cấp số lượng thành viên băng đảng vẫn ở Mỹ phải tuân theo lệnh trên.
Tại phiên điều trần tối hôm đó, thẩm phán tỏ ra bất ngờ khi luật sư Bộ Tư pháp Abhishek Kambli nói rằng lệnh yêu cầu máy bay quay đầu chỉ có hiệu lực nếu ông đưa ra bằng văn bản.
"Thật sự quá đáng", Boasberg nói.
Chính phủ giải thích thêm rằng họ bị hạn chế trong việc cung cấp cho ṭa án thêm thông tin về các chuyến bay v́ những lo ngại an ninh. Thẩm phán Boasberg tỏ ra không đồng t́nh, lưu ư ông vẫn thường xuyên xem xét những hồ sơ được phân loại tài liệu mật.
Thẩm phán thể hiện khó chịu ra mặt khi luật sư Kambli đặt câu hỏi liên quan đến thẩm quyền của ông về việc ra lệnh cho máy bay quay đầu khi chúng đă ra khỏi không phận Mỹ.
Boasberg hỏi phải chăng Kambli "muốn ngụ ư rằng Tổng thống có thêm quyền hạn khác" khi một chiếc máy bay đang hoạt động ở không phận quốc tế.
"Chúng tôi tin chúng tôi đă tuân thủ lệnh", luật sư trả lời.
Vài giờ sau, Bộ trưởng Tư pháp Pam Bondi gọi lệnh từ thẩm phán Boasberg là "hành vi xâm phạm quyền hạn của tổng thống".
"Đó là những kẻ khủng bố nước ngoài. Tổng thống đă xác định họ như vậy", bà nói với phóng viên Jeanine Pirro từ Fox News. "Và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện Đạo luật Kẻ thù Nước ngoài".
Các luật sư Bộ Tư pháp trước đó viết một lá thư gửi tới ṭa phúc thẩm liên bang ở Washington, cáo buộc thẩm phán Boasberg "thực thi quyền tư pháp không phù hợp" và yêu cầu ṭa cấp trên thay thế ông.
"Chính phủ không thể và sẽ không bị buộc phải trả lời những câu hỏi nhạy cảm về an ninh quốc gia cũng như quan hệ đối ngoại trong một t́nh thế vội vă như vậy", Phó trợ lư Bộ trưởng Tư pháp Drew Ensign viết trong thư.
Michael J. Gerhardt, giáo sư luật hiến pháp tại Trường Luật Đại học Bắc Carolina, nhận định phản ứng từ chính quyền đối với lệnh được thẩm phán Boasberg đưa ra có thể là một trong những hành động đầu tiên khẳng định rơ ràng lập trường kháng cự của Tổng thống Trump với quyền lực của nhánh tư pháp.
Theo ông, lư do mà chính quyền Trump đưa ra để cho phép các chuyến bay trục xuất tiếp tục hành tŕnh bất chấp lệnh ṭa "thực sự khó tin".
Các cố vấn của ông Trump lập luận rằng họ chỉ đang sử dụng những cơ chế pháp lư sẵn có cho Tổng thống, mặc dù thực tế là một số cơ chế, như Đạo luật Kẻ thù Nước ngoài, hầu như không được áp dụng trong lịch sử hiện đại.
"Nhưng nó nằm trong các tài liệu", một quan chức giấu tên cho hay.
Hôm 16/3, hàng loạt người có ảnh hưởng trên mạng xă hội ủng hộ Tổng thống Trump và các quan chức Nhà Trắng đă đăng bài cổ vũ hành động của chính quyền, chia sẻ video những người đàn ông xăm ḿnh bị dẫn xuống máy bay và bị cạo râu bên trong siêu nhà tù CECOT ở El Salvador.
Một số tuyên bố công khai của Nhà Trắng bị những người chỉ trích coi là hời hợt và thách thức phán quyết từ thẩm phán. Tuy nhiên, theo một quan chức chính quyền, họ đă tham khảo ư kiến từ luật sư và các lănh đạo cấp cao Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc pḥng và Bộ An ninh Nội địa cùng nhiều cơ quan khác trước khi đưa ra các bài đăng và nhận xét trên mạng xă hội.
Các cố vấn hàng đầu Nhà Trắng cho hay họ tự tin vào hành động của ḿnh và khẳng định nhóm Tổng thống Trump nhận thức rất đầy đủ về những cuộc chiến pháp lư sắp tới.
"Tôi nói điều này không có ư thiếu tôn trọng bất kỳ chính quyền nào trước đây và tôi đang cố gắng diễn đạt nó một cách tế nhị nhất", quan chức chính quyền thứ hai cho hay. "Nhà Trắng có đủ can đảm để làm điều đó".
Theo Josh Blackman, giáo sư Trường Luật Houston Nam Texas, việc một thẩm phán ra lệnh cho các chuyến bay trục xuất quay đầu là điều bất thường và Boasberg nên cho chính phủ cơ hội trả lời phán quyết do ông đưa ra.
Nicholas R. Parrillo, giáo sư tại Trường Luật Yale, đánh giá không có ǵ lạ khi các cơ quan chính phủ "gặp khó khăn hay không thể tuân thủ hoàn toàn" lệnh từ ṭa án, đặc biệt khi nó đ̣i hỏi một hành động "tốn kém hoặc phức tạp".
Dù vậy, nhiều nguyên đơn trong các vụ kiện khác cũng cáo buộc chính quyền Trump vi phạm lệnh ṭa án.
Rasha Alawieh, chuyên gia 34 tuổi tại Đại học Brown, đă bị chính quyền Trump trục xuất về Lebanon hôm 14/3, dù một người anh em họ đă đệ đơn khiếu nại lên ṭa án ở Massachusetts và thẩm phán đă ra lệnh cấm trục xuất cô. Luật sư của Alawieh cho hay cô có thị thực vào Mỹ hợp lệ và cáo buộc chính phủ đă "cố t́nh" vi phạm phán quyết của ṭa.
Chính phủ Mỹ ngày 17/3 trả lời rằng người phụ trách của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) không được thông báo về phán quyết từ thẩm phán ở Massachusetts cho đến khi Alawieh bị trục xuất và CBP sẽ không bao giờ "từ chối tuân thủ lệnh ṭa".
Chính quyền Trump đến nay đă đối mặt với một số thất bại tại ṭa án. Các thẩm phán đă chặn nhiều sắc lệnh của Nhà Trắng, trong đó có lệnh chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh, quyết định sa thải hàng ngh́n nhân viên liên bang đang trong thời gian thử việc hay hủy bỏ các sáng kiến đa dạng sắc tộc.
Các quan chức chính quyền Trump tỏ ra giận dữ trước những phán quyết từ ṭa án. Phó tổng thống JD Vance nói rằng các thẩm phán "không được phép kiểm soát quyền lực hợp pháp của cơ quan hành pháp", trong khi tỷ phú Elon Musk kêu gọi luận tội họ.
Theo David Super, giáo sư luật tại Đại học Georgetown, chính quyền đă cố gắng lách một số phán quyết bằng cách thay đổi cơ sở pháp lư cho hành động của ḿnh sau khi bị chặn.
"Trong một số trường hợp, họ cố gắng biện minh cho việc không tuân thủ lệnh ṭa bằng cách đưa ra những lời giải thích cực kỳ khó tin", Super cho hay. "Ví dụ, họ nêu ra những lư do mới để vẫn làm những ǵ họ được lệnh không thực hiện và tuyên bố lệnh này chỉ áp dụng cho những lư do cũ mà họ nêu trước đó".
Cảnh sát El Salvador cạo đầu những người bị cáo buộc là thành viên băng đảng Tren de Aragua bị Mỹ chuyển tới siêu nhà tù CECOT trong ảnh công bố ngày 16/3. Ảnh: Reuters
Chính quyền đă kịch liệt phản đối quyền lực tư pháp trong một hồ sơ tŕnh lên Ṭa án Tối cao gần đây, trong đó yêu cầu các thẩm phán cho phép áp dụng lệnh cấm quyền công dân theo nơi sinh ở một số bang, chỉ dừng lệnh của Tổng thống ở các bang đă kiện để ngăn chặn nó.
"Ṭa án Tối cao nên tuyên bố mọi chuyện đă là quá đủ", quyền luật sư đại diện cho chính phủ liên bang Sarah Harris viết. "Nhiều năm kinh nghiệm đă chỉ ra rằng cơ quan hành pháp không thể thực hiện đúng chức năng nếu bất kỳ thẩm phán nào ở bất kỳ đâu cũng có thể tác động tới hành động của tổng thống".
VietBF@ Sưu tập