Chính quyền Trump đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng hiến pháp khi bất chấp lệnh của ṭa án liên bang, tiếp tục trục xuất hàng trăm người di cư Venezuela sang El Salvador.
Hôm 15/3 vừa qua, Thẩm phán James E. Boasberg của Ṭa án Liên bang Quận Columbia đă ra phán quyết yêu cầu chính quyền Mỹ ngừng trục xuất người di cư theo Đạo luật Kẻ thù Ngoại quốc năm 1798, đồng thời yêu cầu đưa những người đă bị trục xuất quay trở lại Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền Trump đă không tuân thủ lệnh này, theo New York Times.

Thẩm phán James E. Boasberg đă ra lệnh cho chính quyền Trump ngừng sử dụng Đạo luật Kẻ thù Ngoại quốc năm 1798 làm cái cớ trục xuất người di cư. Ảnh: The New York Times.
Động thái này đă làm dấy lên tranh căi về quyền lực hành pháp và sự tuân thủ pháp luật của chính quyền Mỹ.
Được biết, khoảng 238 người di cư Venezuela đă bị đưa đến El Salvador, nơi họ bị giam giữ trong một "Trung tâm Giam giữ Khủng bố" trong ít nhất một năm.
Tổng thống El Salvador, Nayib Bukele, b́nh luận trên mạng xă hội: "Ôi... Quá muộn rồi!". Bài viết này sau đó được Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng Steven Cheung chia sẻ lại.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cũng bày tỏ sự cảm kích đối với Bukele khi ông đăng tải chi tiết về việc giam giữ những người di cư này. Hành động này bị các chuyên gia pháp lư nhận định là "khinh thường ṭa án".
Theo hồ sơ ṭa án được chính quyền Trump nộp vào chiều ngày 16/3, Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa Mỹ đă được thông báo về lệnh của thẩm phán ngay sau khi nó được đăng lên hệ thống điện tử vào 7h26 tối 15/3 (giờ miền Đông).
Tuy nhiên, chính quyền Trump cho rằng họ có quyền hợp pháp khác để trục xuất những người này, ngoài Đạo luật Kẻ thù Ngoại quốc, và điều đó có thể giúp họ giữ những người Venezuela ở El Salvador trong khi kháng cáo lệnh ṭa.
Những tranh căi này đang đặt chính quyền Trump vào thế đối đầu với hệ thống tư pháp Mỹ. "Nếu thực sự chính quyền đă phớt lờ lệnh của ṭa, th́ đây là hành vi xem thường quyền lực tư pháp một cách trắng trợn", theo Giáo sư David Super từ Đại học Georgetown.
Trong thời gian gần đây, chính quyền Trump đă nhiều lần bị cáo buộc vi phạm lệnh ṭa khi tiến hành các biện pháp trục xuất. Trường hợp của bác sĩ Rasha Alawieh, một chuyên gia về ghép thận tại Đại học Brown, là một ví dụ. Dù ṭa án đă ra lệnh tạm thời chặn trục xuất, bà vẫn bị đưa ra khỏi nước Mỹ vào hôm 8/3.
Với vụ việc lần này, giới chuyên gia pháp lư lo ngại rằng chính quyền Trump đang tiến gần hơn đến một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Luật sư Mark S. Zaid, người thường xuyên đối đầu với chính quyền Trump, cảnh báo: "Việc phớt lờ lệnh ṭa là dấu hiệu cho thấy khủng hoảng hiến pháp thực sự đang bắt đầu".
Trong khi đó, Giáo sư Adam Winkler từ Đại học California cho rằng cần có thêm thời gian để xác định sự việc nhưng cũng nhấn mạnh: "Nếu đúng là chính quyền đă bỏ qua lệnh ṭa, th́ điều này đặt ra nguy cơ nghiêm trọng về nguyên tắc pháp quyền. Các ṭa án cần hành động nhanh chóng để buộc chính quyền tuân thủ pháp luật".
Dẫu vậy, chính quyền TT Trump lập luận rằng việc trục xuất người Venezuela là một phần của chính sách an ninh quốc gia, nhằm đối phó với băng đảng Tren de Aragua - tổ chức tội phạm được coi là "mối đe dọa đối với Mỹ".
Theo Nhà Trắng, đây là lư do họ viện dẫn Đạo luật Kẻ thù Ngoại quốc để trục xuất người di cư ngay lập tức.
Tuy nhiên, các luật sư bảo vệ quyền lợi người di cư cho rằng cách sử dụng luật này là trái hiến pháp. Họ cũng nhấn mạnh rằng dù có bất kỳ lư do nào, chính quyền vẫn phải tuân thủ lệnh của ṭa cho đến khi có quyết định mới.
Vụ việc này đang tạo ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về quyền lực giữa các nhánh chính phủ Mỹ. Nếu các ṭa án không có biện pháp mạnh để buộc chính quyền Trump tuân thủ, sẽ có nguy cơ tiền lệ xấu về việc hành pháp có thể tùy tiện bỏ qua lệnh tư pháp.
Trong bối cảnh đó, tổ chức pháp lư Democracy Forward cam kết tiếp tục theo đuổi vụ kiện để đảm bảo chính quyền tuân thủ các phán quyết của ṭa án.
"Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để đảm bảo rằng luật pháp được thực thi một cách nghiêm minh", bà Skye Perryman, Giám đốc điều hành Democracy Forward, tuyên bố.
VietBF@sưu tập