Lần lượt bỏ 4 đứa con mà đi, bà Huê không nghĩ rằng hơn 50 năm sau, bà lại được chính các con t́m về. Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ ăn năn v́ đă không nuôi được các con.
Năm 1976, anh Vơ Văn Dẫn (hiện ở An Tây, TP Huế) mới là cậu bé 5 tuổi. Chỉ v́ trót ăn vụng muối, sợ bị đánh đ̣n, anh bỏ nhà đi rồi bị lạc, không nhớ đường về.
Đó là ngôi nhà không có cha hay mẹ ruột của anh. Anh được mẹ ruột gửi cho vợ chồng người bạn thân nuôi hộ từ năm 2 tuổi.
Anh vẫn nhớ tên thật của ḿnh là Đô, mẹ tên Huê, c̣n người nuôi anh là d́ Lan. Nhưng anh không nhớ rằng anh c̣n chị Ngọc và em Mỹ - những người cùng máu mủ với anh ở đó. Trong trí nhớ của anh, chỉ có ḿnh anh được d́ Lan nuôi.
Anh nhớ màu áo đỏ mẹ hay mặc, nhớ những chiếc kẹo bia màu sắc sặc sỡ mẹ hay mang về buổi tối.
“Ngày mẹ đi, mẹ chỉ vẫy tay tạm biệt rồi không bao giờ quay về nữa. Nhiều khi nghĩ lại, tôi vẫn tự hỏi không biết đó có phải là mẹ ruột của ḿnh không. Sao là mẹ ḿnh mà lại không thấy đi t́m ḿnh?”.

Anh Vơ Văn Dẫn (tên cũ là Đô) bỏ nhà đi và bị lạc từ lúc 5 tuổi
Năm 1973, bà Nguyễn Thị Huê đưa 3 đứa con là Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn Đô và Nguyễn Văn Mỹ từ Đà Nẵng về Huế, quê ngoại của bà, để nhờ vợ chồng bà Lan, ông Hải nuôi giùm. Đứa con út là Mỹ vẫn c̣n nằm trong nôi.
Năm Ngọc 7 tuổi, bà Huê lại đón Ngọc về Đà Nẵng. Được một thời gian, Ngọc được báo tin em Đô mất tích. Em Mỹ mất từ ngày Ngọc vẫn c̣n ở Huế với 2 em.
Nhớ lại quăng tuổi thơ cơ cực, chị Ngọc chỉ biết rơi nước mắt. Nếu như anh Dẫn chỉ c̣n những mảng kí ức lờ mờ, đứt đoạn về tuổi thơ của ḿnh th́ chị Ngọc lại nhớ như in.
Tiếng là bạn thân của mẹ nhưng vợ chồng d́ Lan không coi những đứa con của bạn ḿnh là con. Những ngày tháng ở nhà d́, Ngọc và Đô không được ở trên gian nhà chính mà phải ở gian nhà phía sau, thường xuyên phải chịu những trận đ̣n nhớ đời.
Đô từng bị trói chân, trói tay nhốt vào chuồng heo. Mấy chị em thường xuyên không được ăn đủ no. Đánh đ̣n và đói ăn là 2 thứ mà chị nhớ nhất về ngày tháng ấy.
Ngày em Mỹ mất, hai chị em Ngọc và Đô cũng không được lên nhà tiễn đưa em.
Năm chị Ngọc lên 7 tuổi, ông Hải – chồng bà Lan bắt chị vào bệnh viện giặt rửa khi bà Lan sinh con. Đô ở lại nhà một ḿnh, không muốn chị đi. Chị c̣n nhớ măi câu nài nỉ của em: “Chị Bé (tên ở nhà của Ngọc) đừng đi! Chị Bé đừng đi!”.
“Cu Đô c̣n nhớ chị không?” – chị tưởng tượng ḿnh đang nói chuyện với người em thất lạc.
Được mẹ đưa trở về Đà Nẵng, chị Ngọc vẫn đau đáu lo cho đứa em trai: Liệu em có bị đánh, có được ăn đủ 3 bữa?…
Chẳng bao lâu th́ chị nghe tin Đô mất tích. Nhưng tuổi c̣n nhỏ, chị cũng chẳng làm ǵ được, bất lực nuốt nỗi đau vào trong.
Đô lớn lên với gia đ́nh nhận nuôi ḿnh, được đặt một cái tên mới là Vơ Văn Dẫn. Anh lấy vợ và sinh được 3 người con. Cuộc đời anh cơ cực, bất hạnh đă đành. Anh quyết chí không thể để con cái phải khổ giống ḿnh.
Hiện tại, anh làm nghề đóng gạch, vợ anh dạy mầm non. Bằng tất cả ư chí, nghị lực của một đứa trẻ sống không cha không mẹ từ nhỏ, anh làm đủ mọi nghề để nuôi các con ăn học thành tài. Hai con lớn của anh đều tốt nghiệp những trường đại học lớn, bé út đang học lớp 12.
Mong mỏi lớn nhất của anh bây giờ là t́m được mẹ. Anh suy nghĩ nhiều về mẹ, có lúc anh tức lắm. Nếu nói không giận mẹ là nói dối nhưng rồi anh lại nguôi ngoai, lại thấy thương. Bây giờ chỉ cần t́m được mẹ, anh vẫn trân quư mẹ như những người đă có công nuôi anh.
Suốt cuộc tṛ chuyện, anh chỉ nhắc đến mẹ bởi v́ anh không hề biết đến sự tồn tại của chị Ngọc hay em Mỹ.
Cách đây nhiều năm, chị Ngọc cũng chỉ biết đến em Đô và em Mỹ. Sau khi đón chị về Đà Nẵng, mẹ lại bỏ đi với một người đàn ông khác, không trở về nữa. Ngọc và Đô không hề biết rằng ở cách đó không xa, họ c̣n một người chị nữa cùng mẹ khác cha, đó là chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt.

Chị Nguyệt là con gái đầu của bà Huê, kết quả của một cuộc t́nh học tṛ
Chị Nguyệt là kết quả của cuộc t́nh năm 16 tuổi của bà Huê với người đàn ông hơn bà 2 tuổi.
Bà có bầu khi đang c̣n là nữ sinh. Sinh con xong, bà về nhà chồng ở. Lúc này, chồng bà đă đi Đà Lạt học tiếp và lấy vợ khác. Nuôi con được 1 năm, bố mẹ chồng cho bà đi lấy chồng mới.
Chị Nguyệt được ông bà nội nuôi dạy từ đó cho đến khi trưởng thành.
Chị nhớ, năm chị 5-6 tuổi, chị được đi Đà Nẵng thăm mẹ. Lúc này, bà Huê đă có 2 đứa con với người chồng mới – chính là Ngọc và Đô.
“Đêm ngủ, v́ các em c̣n nhỏ nên mẹ phải ôm các em, không ôm ḿnh. Thế là ḿnh tủi thân, tự ái, nằng nặc đ̣i về với ông bà nội”.
May mắn hơn Ngọc và Đô, chị Nguyệt lớn lên trong ṿng tay che chở, ôm ấp của ông bà. Chị lấy chồng, sinh con và có cuộc sống đầy đủ, êm ấm.
Khi đă ổn định cuộc sống, chị bắt đầu t́m cách liên lạc với mẹ. Bà Huê, lúc này đă định cư ở Mỹ, mới kể về Ngọc và Đô. Đô khi ấy không biết đang ở phương trời nào, c̣n Ngọc vẫn ở Đà Nẵng.
Chị Nguyệt lập tức ra Đà Nẵng t́m Ngọc và đón em về Huế với ḿnh để hai chị em nương tựa nhau. Năm ấy, Ngọc mới 15-16 tuổi. Lần đầu tiên Ngọc biết ḿnh có một người chị tên Nguyệt, sống ở Huế.

Chị Nguyệt ra Đà Nẵng đón chị Ngọc vào Huế với ḿnh từ khi người em 15-16 tuổi
Hai chị em đă được đoàn tụ với nhau nhiều năm nay. Chỉ c̣n một điều trăn trở cuối cùng là t́m được em Đô.
Chị Nguyệt và chồng đồng hành cùng nhau nhiều năm trong cuộc t́m kiếm ấy, mà không hề biết rằng em Đô sống cách chị chỉ 8km.
Nhờ có chương tŕnh Như chưa hề có cuộc chia ly (NCHCCCL), 3 chị em Nguyệt, Ngọc, Đô t́m về với nhau trong ngập tràn nước mắt. Anh Đô bất ngờ và xúc động khi biết ḿnh c̣n 2 người chị trên cuộc đời này.
Nhưng câu hỏi đầu tiên khi anh gặp các chị ḿnh là: “Mẹ c̣n sống không?”.
“Mẹ c̣n sống” – chị Ngọc đáp.
“Chúc mừng!” – anh nghẹn lại, không giải đáp rơ lời chúc mừng dành cho ai.
Dù đă định cư ở Mỹ nhưng bà Huê và 2 con gái vẫn c̣n liên lạc với nhau. Ngồi ở một góc trường quay, xem những đoạn phóng sự về cuộc đời các con ḿnh, bà liên tục lau nước mắt – những giọt nước mắt ăn năn của người mẹ bỏ các con mà đi.

Giây phút vỡ ̣a hạnh phúc của anh Đô (Vơ Văn Dẫn)
“Mẹ đây hả?” – anh Đô hỏi khi bà Huê bước lên sân khấu.
Phản ứng đầu tiên của anh là quay mặt đi, nén ḍng nước mắt. Sau đó, anh ôm chầm lấy người mẹ mà anh khao khát được gặp suốt mấy chục năm cuộc đời. Cảm xúc trong anh dường như đan xen lẫn lộn.
Bà Huê khóc nấc khi được gặp lại con trai.
“Xin tha thứ cho mẹ! Mẹ là người mẹ xấu… Mẹ bỏ con mà đi!” – bà nói trong nước mắt.
“Con không hận…” – anh Đô ôm mẹ, nở nụ cười trong niềm hạnh phúc vô bờ.
VietBF@sưu tập