Theo như ư đồ đàm phán chấm dứt chiến tranh Ukraina giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin vừa qua về «kế hoạch ḥa b́nh» cho Ukraina mà Mỹ vừa mới hé mở đă gây nhiều lo ngại hơn là vui mừng cho Kiev, cũng như Liên Hiệp Châu Âu trong cuộc điện đàm kéo dài một giờ rưỡi giữa Donald Trump và Vladimir Putin hôm thứ Tư 12/02 vừa qua.

Ảnh tư liệu: Cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Putin tại Helsinki năm 2018. AP - Alexander Zemlianichenko
Le Monde chạy tựa chính: « Ukaina : Cặp đôi Trump-Putin hành động ». Tựa của Le Figaro : « Ukraina : Châu Âu bị Trump và Putin gạt ra ngoài lề », Les Echos th́ nhận thấy : « Viễn cảnh một nền ḥa b́nh bị áp đặt ». Trang b́a Libération là bức ảnh ghép khuôn mặt của Putin tươi cười trước nét mặt Trump đầy tính toán của Donald Trump, cùng hàng tựa : « Ukraina - Những người duy nhất trên thế giới », muốn ám chỉ hai nhân vật này là những người duy nhất xử lư hồ sơ Ukraina. Nhật báo Công Giáo La Croix chỉ rơ : « Kế hoạch ḥa b́nh của Trump : Ukraina bị sốc ».
Vào ngày 12/02, Donald Trump đă tiếp cận cuộc chiến ở Ukraina theo cách đối thoại song phương với Nga, mục tiêu là chấm dứt cuộc chiến tranh đă kéo dài gần 3 năm, có điều là tổng thống Mỹ đă loại Ukraina cùng các quốc gia châu Âu khỏi các cuộc đàm phán. Sau cuộc trao đổi kéo dài 90 phút với Vladimir Putin, Trump đă công khai chi tiết cuộc tṛ chuyện của họ, và cho biết đă liên lạc với tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky, thông báo ngắn gọn đă khởi sự các cuộc đàm phán ḥa b́nh.
Thực tế th́ chưa có một kế hoạch ḥa b́nh cụ thể nào được thông báo, cũng như chưa có thỏa thuận nào giữa Mỹ và Nga. Mới chỉ là cuộc điện thoại giữa Trump và Putin nhằm manh nha cho các cuộc đàm phán về chiến tranh Ukraina.
Tuy nhiên, động thái trên khiến các báo đều nhận thấy Donald Trump đă phá vỡ cách tiếp cận tập thể của chính quyền Biden, loại trừ các quốc gia châu Âu khỏi các cuộc đàm phán và áp dụng lập trường đơn phương, điều này có thể có những hậu quả tiêu cực đối với Ukraina và sự ổn định và an ninh của châu Âu.
Le Monde có nhiều bài viết cho thấy, mặc dù đă chuẩn bị từ nhiều tuần nay về khả năng Donald Trump sẽ tự ư giải quyết với Vladimir Putin về cuộc chiến Ukraina theo cách của ông ta, nhưng cuối cùng các nước Châu Âu vẫn sững sờ v́ cuộc điện đàm hôm 12/02.
Le Monde mô tả các quốc gia Châu Âu thực sự “chết sững” trước thông báo, tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán ḥa b́nh cho Ukraina mà không đảm bảo sự tham gia của Ukraina hay các quốc gia châu Âu. Trước t́nh huống này, các quan chức ngoại giao Châu Âu chỉ có thể tuyên bố rằng ḥa b́nh bền vững không thể đạt được nếu không có sự tham gia của họ, đặc biệt trong vấn đề an ninh. T́nh h́nh càng trở nên căng thẳng sau bài phát biểu của bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ, Pete Hegseth, tại Bruxelles, khi ông yêu cầu châu Âu tự lo cho an ninh và chi tiêu quốc pḥng của ḿnh, không trông chờ vào Mỹ được nữa.
Châu Âu đang phải chuẩn bị tất cả, cố gắng tăng cường sự độc lập quốc pḥng, trong bối cảnh không có sự hỗ trợ trực tiếp từ Mỹ.
Tuy nhiên, Le Monde nhận thấy qua cuộc điệm đàm với Putin đang làm dậy sóng dư luận này, « Trump đă phá vỡ mặt trận đoàn kết của phương Tây về Ukraina kể từ đầu cuộc chiến ».
Xă luận Le Figaro khẳng định, chỉ với một cú điện thoại giữa hai nguyên thủ Mỹ và Nga hôm thứ Tư, « chiến tranh ở Ukraina đă chuyển qua một bước ngoặt lớn… Các nét chính của một thỏa thuận "Trump" về tương lai của Ukraina đă được phác thảo: Không có việc trả lại các lănh thổ bị chiếm cho Kiev ; không có việc Ukraina gia nhập NATO ; chuyển giao trách nhiệm hỗ trợ và bảo đảm an ninh cho châu Âu, và Kiev đừng quên "hoàn trả" cho Washington 500 tỷ đô la bằng tài nguyên khoáng sản. ».
Ḥa b́nh kiểu Trump ?
Theo Le Figaro, Donald Trump là người luôn đưa ra các giải pháp đơn giản cho những vấn đề phức tạp: ḥa b́nh ở Gaza mà không cần người Palestine, và ḥa b́nh cho Ukraina mà không cần người Ukraina. Ông đă áp dụng cùng một phương pháp tại Afghanistan khi kư một thỏa thuận với Taliban vào năm 2020 sau lưng chính phủ Kabul, mặc dù chính phủ này được Washington ủng hộ. Chúng ta đă thấy kết quả ... Ngày mai, có thể sẽ là Ḥa b́nh kiểu Trump (Pax Trumpica) với Trung Quốc, mà không có Đài Loan.
Tờ báo nhận thấy, các nước châu Âu đang trong hoàn cảnh tồi tệ là không có tiếng nói, nhưng lại bị đẩy cho tự hứng hậu quả. Trong trường hợp này, theo Le Figaro, sự lựa chọn trở nên đơn giản: đầu hàng, như người Ukraina đang được đề nghị, hoặc ngăn chặn những kế hoạch của một nước Mỹ không c̣n cư xử như một đồng minh, mà là một cường quốc thù địch.
Ác mộng của Ukraina
Trong một bài viết khác, Le Figaro cho rằng đây là kịch bản tồi tệ nhất mà các nước Châu Âu và Ukraina đă muốn tránh bằng mọi giá, một cơn ác mộng mà họ hy vọng không gặp. Đó là hành động bỏ rơi Ukraina : « Trong hai ngày, bầu trời đă đổ sập xuống đầu Ukraina và các nước Châu Âu chỉ sau cuộc điện thoại dài 90 phút giữa Trump và Putin, để thông báo đàm phán ngay để chấm dứt chiến tranh ».
Xă luận của Libération nhận định : « Có thể nói đây là chiến thắng lớn nhất của Vladimir Putin trong ba năm chiến tranh ở Ukraina, và chiến thắng này không phải trên chiến trường. Chỉ cần một cú điện thoại với Donald Trump, người bạn cũ vừa trở lại Nhà Trắng, ván bài đă được chia lại. Về phần ḿnh, bị Washington bỏ rơi, người Ukraina phải đối mặt với số phận của ḿnh ».
Libération ghi nhận những ư định manh nha đàm phán ḥa b́nh giữa Donald Trump và Vladimir Putin đă gây ra một cú sốc điện ở Kiev, làm suy yếu Volodymyr Zelensky, ngay trước thềm Hội nghị An ninh Munich. « Nếu không có sự hậu thuẫn của Mỹ, chiến tranh có thể bước vào một giai đoạn biến động và nguy hiểm hơn ».
Libération viết : « Ghê tởm, đau đớn, bất ổn... Sáng thứ Năm, người Ukraina không t́m đủ những từ ngữ mạnh mẽ diễn tả cú sốc khi hay tin vài giờ trước: Donald Trump đă có cuộc trao đổi trực tiếp đầu tiên với Vladimir Putin nhằm khởi động cái gọi là "đàm phán ḥa b́nh» về Ukraina. « Một cuộc điện đàm được ví như một quả tên lửa ngoại giao, với sức công phá khiến Kiev choáng váng và tổng thống của họ không c̣n biết nói ǵ. Những cuộc thảo luận về Ukraina, nhưng không có người Ukraina - ác mộng tồi tệ nhất của Kiev - đang trở thành hiện thực. Trong nhiều tuần qua, đội ngũ của Zelensky đă dồn toàn bộ sức lực vào một chiến dịch chinh phục sự ủng hộ từ ban lănh đạo mới của Mỹ, hy vọng tổng thống Hoa Kỳ sẽ bảo vệ lợi ích sinh tồn của Ukraina trong cuộc đối đầu sắp tới với ông chủ Điện Kremlin. Nhưng rồi, tất cả sụp đổ trong chớp mắt ».
Theo Libération, « có lẽ Zelensky cũng hiểu rằng ông đă lỡ chuyến tàu quan trọng vừa rời ga - hướng đến Ả Rập Xê Út, Yalta mới, nơi Trump và Putin đang xem xét gặp mặt trong thời gian tới. Và ông Zelensky không chắc liệu ḿnh có thể kịp bắt chuyến tàu sắp tới hay không ». Báo chí Ukraina cho rằng t́nh h́nh hiện nay đang gây nên một cơn chấn động về sự tồn vong của đất nước Ukraina, nơi nỗi sợ hăi âm ỉ về việc bị xóa sổ trong nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ, đang ngày càng lớn dần.
Cũng liên quan đến phản ứng từ Kiev, báo Công giáo La Croix có bài : « Sự xích lại gần nhau giữa Ukraina và Hoa Kỳ, cơn ác mộng của Ukraina ». Tờ báo cho thấy Kiev đang lo sợ sẽ có một thỏa hiệp giữa hai nước khiến Ukraina bất lực, buộc phải chấp nhận.
Trong khi đó, Les Echos đề cập đến nỗi lo của Liên Hiệp Châu Âu, đặc biệt vào thời điểm hôm nay diễn ra Hội nghị An ninh Munich, nơi các quan chức hàng đầu của chính quyền Mỹ hiện diện đông đảo, với cùng một mối quan tâm là t́m cách áp đặt các đối tác về hồ sơ chiến tranh Ukraina. Trong bài « Chiến tranh Ukraina : Viễn ảnh về một nền ḥa b́nh được thương lượng không Châu Âu », Les Echos đánh giá, hội nghị an ninh khai mạc tại Munich thứ Sáu này có thể sẽ có những tác động lịch sử tồi tệ.
Khi Donald Trump đă trao đổi với Vladimir Putin về cuộc chiến ở Ukraina mà không thông báo cho các đối tác của ḿnh, hội nghị an ninh Munich rất có thể trở thành biểu tượng cho sự bỏ rơi Ukraina và cho việc các nước châu Âu bị gạt sang bên lề cuộc đối thoại với Nga. Hơn thế nữa, Châu Âu c̣n lo không biết làm sao có thể triển khai quân để giữ ǵn ḥa b́nh cho Ukraina trong trường hợp có được thỏa thuận ngừng bắn.
Châu Âu vẫn c̣n chưa hết bàng hoàng sau cơn sốc, chưa biết hành động thế nào. Sự chú ư của dư luận từ giờ có lẽ hướng về Washington và Matxcơva nhiều hơn.