Có thể bạn chưa biết nhưng 81 chiếc đinh mạ vàng trên cổng chính Ngọ Môn của Tử Cấm Thành là bí ẩn mà nhiều người đang muốn đi t́m lời giải.
Nằm giữa ḷng thủ đô Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là điểm đến không thể bỏ qua với những ai muốn t́m hiểu chiều sâu lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Quần thể cung điện cổ kính này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và được đánh giá là một trong những công tŕnh kiến trúc thời trung cổ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
Cung điện của vị hoàng đế cuối cùng
Tử Cấm Thành bắt đầu khởi công vào năm 1406 dưới triều Minh, do Hoàng đế Minh Thành Tổ (Vĩnh Lạc) ra lệnh xây dựng với sự chỉ đạo thiết kế của kiến trúc sư Trần Quư. Theo ghi chép, có thời điểm ghi nhận hơn 100.000 nghệ nhân và một triệu công nhân tham gia thi công. Nhờ lực lượng lao động khổng lồ này, công tŕnh hoàn thành trong 14 năm.
Từ năm 1420 - 1911, Tử Cấm Thành là nơi ở và làm việc của 24 vị hoàng đế thuộc hai triều đại Minh và Thanh. Sau khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911, vị hoàng đế cuối cùng và gia đ́nh vẫn được phép ở lại trong khu vực gọi là “Cung điện tuyệt thực” cho đến năm 1924. Sau đó, Tử Cấm Thành chính thức chấm dứt vai tṛ hoàng cung, mở cửa cho công chúng tham quan.
Tử Cấm Thành diện tích khoảng 720.000 m2, gồm 890 ṭa nhà với tổng diện tích xây dựng đạt 150.000m2 và được bao quanh bởi bức tường thành dài 3.428m.
Kiến trúc trong Tử Cấm Thành không chỉ gây ấn tượng bởi quy mô đồ sộ mà c̣n bởi sự tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc toán học và triết lư phương Đông. Nhiều công tŕnh quan trọng như Điện Thái Ḥa hay Điện Tu Luyện Tâm được thiết kế theo tỷ lệ 9:5 - một tỷ lệ mang ư nghĩa đặc biệt trong văn hóa Trung Hoa cổ.
Theo quan niệm Âm - Dương, những con số lẻ và chẵn đại diện cho yếu tố đối lập. Trong đó, số 9 - số lẻ lớn nhất dưới 10 tượng trưng cho quyền lực tối thượng, c̣n số 5 là trung tâm của thập phân, biểu hiện sự hài ḥa. Việc ứng dụng tỷ lệ này thể hiện rơ quyền uy và vị thế của hoàng đế trong cấu trúc cung điện.
Không chỉ vậy, nhiều khoảng cách và kích thước bên trong Tử Cấm Thành c̣n được tính toán dựa trên tỷ lệ vàng 0,618 - chuẩn mực thẩm mỹ được cả phương Đông lẫn phương Tây đánh giá cao. Sự kết hợp giữa biểu tượng văn hóa và tỷ lệ khoa học góp phần tạo nên quần thể kiến trúc vừa uy nghi vừa hài ḥa, trường tồn cùng thời gian.
Ngoài ra, một trong những đặc điểm khiến Tử Cấm Thành trở nên huyền bí là con số 9.999,5 pḥng. Đây là số lượng tối đa mà hoàng đế được phép sở hữu. Người xưa tin rằng chỉ có “Cung điện Trời” - nơi ở của Ngọc Hoàng mới có thể sở hữu 10.000 pḥng.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu do giới chuyên gia về di tích lịch sử thực hiện chỉ ra rằng toàn bộ khu phức hợp thực tế chỉ có khoảng 8.707 pḥng. Dù thấp hơn so với con số trong truyền thuyết, nhưng Tử Cấm Thành vẫn giữ kỷ lục là nơi ở hoàng đế lớn nhất từng xây dựng trên thế giới.
Cùng với đó, quá tŕnh xây dựng Tử Cấm Thành tiêu tốn khối lượng lớn gỗ. Chúng chủ yếu khai thác từ các tỉnh phía nam Trung Quốc như Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Nam và Hồ Bắc. Sau đó, gỗ được vận chuyển bằng đường thủy ra thủ đô Bắc Kinh để phục vụ cho việc xây dựng Tử Cấm Thành.
Bên cạnh đó, loại vật liệu đặc biệt khác cũng góp phần làm nên vẻ uy nghi của Tử Cấm Thành, đó là ngói vàng, đặt tên theo sắc vàng tượng trưng cho quyền lực hoàng đế. Những viên ngói này không chỉ nổi bật về màu sắc mà c̣n đặc biệt ở cả độ cứng và âm thanh leng keng khi gơ vào.
Cho đến ngày nay, mái của các cung điện hoặc đ́nh đài vẫn được lợp bằng loại ngói này và sản xuất theo công thức truyền thống để đảm bảo chịu được sự khắc nghiệt và mùa đông dài. V́ vật liệu sản xuất theo dây chuyền công nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt của chính phủ.
Giải mă con số 81
Tử Cấm Thành cũng ẩn chứa vô số chi tiết kiến trúc và quy tắc mang đậm tính biểu tượng, thậm chí kỳ lạ với người hiện đại. Theo thống kê, trong quần thể cung điện này có tới 13.844 h́nh ảnh rồng được chạm khắc hoặc trang trí - biểu tượng tối thượng của hoàng đế.
Không chỉ vậy, toàn bộ cửa chính tại đây đều được đóng bằng 81 chiếc đinh (môn đinh) đồng mạ vàng, sắp xếp thành 9 hàng 9 cột tượng trưng cho quyền lực tối cao. Riêng cổng Đông Hoa lại chỉ có 8 hàng, v́ đây là nơi quan tài được khiêng qua nên số đinh phải là số chẵn thuộc tính Âm trong triết lư Âm Dương.
Số lượng đinh cửa c̣n phản ánh thứ bậc xă hội. Cổng chính của hoàng đế có 81 đinh, cổng Đông Hoa dành cho quan chức có 72 đinh và cổng của vương phủ có 49 đinh. Việc sử dụng sai số lượng đinh là hành vi xúc phạm hoàng quyền, có thể bị trừng phạt nghiêm khắc.
Đồng thời, môn đinh không chỉ là chi tiết trang trí mà c̣n mang ư nghĩa kỹ thuật và văn hóa quan trọng trong kiến trúc cung đ́nh Trung Quốc xưa. Ban đầu, môn đinh được làm bằng gỗ để che đinh sắt gia cố cửa gỗ lớn, tránh mất thẩm mỹ và nguy cơ gây thương tích. Đinh gỗ dễ mục nên dần được thay bằng đồng mạ vàng, tinh xảo hơn và biểu tượng cho quyền lực, chỉ xuất hiện ở phủ đệ quan lại quyền quư.
Người dân và du khách thường tránh chạm vào 81 chiếc đinh do quan niệm phong thủy. Đinh cửa c̣n được cho là mang "khí tức đế vương", có khả năng trừ tà và đem lại may mắn.
Mùa đông Bắc Kinh vốn nổi tiếng khắc nghiệt với cái lạnh cắt da cắt thịt. Tuy nhiên, cư dân trong Tử Cấm Thành không hề bị "đóng băng" như người ta vẫn tưởng. Nhờ vào hệ thống sưởi ấm thiết kế khéo léo, không gian bên trong cung điện luôn giữ được sự ấm áp.
Những bức tường rỗng kết nối với hệ thống ống dẫn hơi nóng từ ḷ sưởi đặt bên ngoài, giúp truyền nhiệt đều khắp các pḥng. Giường ngủ cũng được tích hợp hệ thống này để đảm bảo người trong cung luôn có giấc ngủ ấm áp giữa mùa đông giá rét. Khi ra ngoài dạo chơi, cung nữ c̣n mang theo những chiếc túi sưởi bằng đồng, bên trong đựng than hồng để giữ ấm bàn tay.
VietBF@ Sưu tập
|