Thủ tục hành chính rườm rà và quy tŕnh mua sắm phức tạp khiến Mỹ chậm chạp trong cuộc đua về drone, loại vũ khí đang phát huy hiệu quả trên chiến trường.
Lục quân Mỹ hôm 21/7 đăng video quân nhân nước này thực hành sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) cỡ nhỏ thả lựu đạn thật tại thao trường ở Đức, kèm b́nh luận "Quư vị đă thấy drone thả lựu đạn bao giờ chưa?".
Video đă hứng chỉ trích của nhiều người dùng mạng xă hội X và giới chuyên gia quân sự. Họ chỉ ra rằng chiến thuật dùng drone thả đầu nổ xuất hiện từ năm 2017 và đă trở thành vũ khí phổ biến trong các xung đột khắp thế giới, song lục quân Mỹ lại làm như thể đây là công nghệ mới.
"Tôi từng bị chỉ trích rất nhiều v́ liên tục chỉ ra rằng Lầu Năm Góc đang tụt hậu một cách vô lư về lĩnh vực drone giá rẻ. Bài đăng này đă chứng minh điều đó", Tyler Rogoway, biên tập viên của chuyên trang quân sự War Zone, viết.
T́nh trạng tụt hậu này cũng được phản ánh trong cuộc diễn tập kéo dài 4 ngày do Đơn vị Đổi mới Quốc pḥng (DIU), trực thuộc Lầu Năm Góc, tổ chức tại Alaska tháng trước.
Khi đó, các nhà sản xuất được Bộ Quốc pḥng Mỹ tài trợ đă thử nghiệm một số mẫu drone tự sát, bằng cách triển khai chúng tập kích mục tiêu được nạp sẵn, trong lúc binh sĩ sử dụng thiết bị tác chiến điện tử để ngăn chặn.

Binh sĩ Mỹ thu lại drone tại căn cứ Bragg ở Bắc Carolina hôm 22/7. Ảnh: US Army
Trong lúc diễn tập, một drone tầm xa bay trượt mục tiêu và rơi xuống vị trí cách đó khoảng 24 mét. Một thiết bị khác cắm đầu xuống đất ngay sau khi cất cánh, c̣n một drone nữa đâm vào núi.
Theo các quan chức quân sự Mỹ và chuyên gia về drone, Mỹ đang thua kém cả Nga và Trung Quốc trong sản xuất thiết bị không người lái, cũng như huấn luyện binh sĩ cách sử dụng và pḥng thủ trước khí tài này.
"Tất cả đều biết rằng chúng tôi chưa cung cấp cho quân nhân những ǵ họ cần để sống sót trên chiến trường ngày nay", Trent Emeneker, thành viên DIU, cho biết. "Nếu chiến tranh xảy ra vào ngày mai, liệu chúng tôi đă có đủ những ǵ ḿnh cần chưa? Câu trả lời là chưa và chúng tôi đang cố gắng khắc phục".
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth thừa nhận Washington đang tụt hậu về công nghệ drone, đồng thời thông báo loạt chính sách và khoản đầu tư mới nhằm thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác.
Trong thông điệp đưa ra hồi giữa tháng, ông chỉ ra rằng các quy định và quy tŕnh mua sắm lỗi thời đang khiến quân đội Mỹ gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực mua sắm drone, cũng như huấn luyện binh sĩ cách sử dụng.
"Đối thủ đă sản xuất hàng triệu drone giá rẻ, c̣n chúng tôi lại mắc kẹt trong mớ thủ tục hành chính rườm rà", Bộ trưởng Hegseth nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 6 kư sắc lệnh hành pháp mang tên "Giải phóng sự thống trị của Mỹ về drone", trong đó chỉ đạo giới chức liên bang đẩy nhanh cấp phép cho các nhà sản xuất drone, cũng như bảo vệ chuỗi cung ứng drone của Mỹ khỏi sự can thiệp "không chính đáng" từ nước ngoài.
Dù vậy, truyền thông Mỹ nhận định nước này sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc để phát triển ngành công nghiệp drone nội địa, với sản lượng đủ đáp ứng nhu cầu của quân đội.
Theo Ryan Carver, quản lư truyền thông của Hiệp hội Hệ thống Phương tiện Không người lái Quốc tế, Mỹ hiện có khoảng 500 doanh nghiệp chế tạo drone có khả năng xuất xưởng gần 100.000 thiết bị một năm. Nhưng phần lớn trong số này là công ty khởi nghiệp, chưa có kinh nghiệm sản xuất và bán hàng.
Cuộc diễn tập tại Alaska cũng cho thấy thiết kế drone là nhiệm vụ rất khó khăn với các doanh nghiệp Mỹ, khi nhiều sản phẩm đă không thể hiện hiệu quả như mong muốn. Ví dụ, một nguyên mẫu drone của hăng AeroVironment đă suưt đâm trúng nhóm binh sĩ đang đứng cạnh thiết bị gây nhiễu, sau khi tín hiệu GPS của nó bị chặn.
Mẫu drone của công ty khởi nghiệp Dragoon th́ gặp trục trặc về động cơ và hệ thống điều hướng, nên không thể tập kích trúng mục tiêu. Trong ngày cuối cùng của cuộc diễn tập, nó nhận diện được một mục tiêu là thiết giáp chở quân M113 và lao xuống trúng phương tiện này. Dù đ̣n đánh được xem là thành công, đây không phải mục tiêu dự định ban đầu khi drone xuất kích.
"T́nh h́nh không suôn sẻ như tôi kỳ vọng. Rơ ràng c̣n một số thách thức lớn về công nghệ cần phải vượt qua", Emeneker cho hay.
Các binh sĩ tham gia diễn tập, phần lớn trực thuộc Đơn vị Tác chiến Điện tử của Sư đoàn Dù số 11 Mỹ, cũng gặp phải khó khăn trong nhiệm vụ gây nhiễu drone.
Họ đă dựng 6 đài gây nhiễu trên đỉnh núi để áp chế tín hiệu điều khiển giữa drone và người vận hành, song các thiết bị được thiết kế từ hơn 10 năm trước này hầu như không mang lại hiệu quả. Ngay cả những khí tài khắc chế drone hiện đại hơn trong balô của một số binh sĩ cũng không phát huy tác dụng.
Đơn vị c̣n được trang bị súng chống drone chuyên dụng, nhưng không binh sĩ nào muốn sử dụng. "Thứ đó chưa bao giờ mang lại hiệu quả", một quân nhân cho hay.
Dù vậy, họ đă cải thiện dần và t́m ra cách để sử dụng thiết bị gây nhiễu hiệu quả hơn trong ngày thứ 4 của cuộc diễn tập. Các binh sĩ cho biết Magpie, thiết bị gây nhiễu dạng hộp có kích cỡ tương đương một chiếc vali, đă hoạt động đặc biệt tốt.
Nhưng trung tá Scott Smith, chỉ huy bộ phận tác chiến phi sát thương của Sư đoàn 11, lưu ư rằng cuộc diễn tập cho thấy Mỹ c̣n rất nhiều việc phải làm để chuẩn bị cho các xung đột có sự tham gia của drone.
"Trang thiết bị của họ chưa đạt hiệu quả như mong muốn khi đối đầu với các công nghệ mới nhất", Smith nói.
Chris Bonzagni, nhà tư vấn về drone đă hỗ trợ tổ chức cuộc diễn tập, cho biết nhiều mẫu drone mà Mỹ viện trợ cho Ukraine trong giai đoạn đầu xung đột đă thất bại trên chiến trường, do sở hữu công nghệ lỗi thời hoặc quá dễ bị lực lượng Nga gây nhiễu.
"Tại Ukraine, các công ty cung cấp công nghệ cho binh sĩ phải luôn sát cánh cùng họ mọi lúc, để tận mắt quan sát cái nào hiệu quả và cái nào không", Bonzagni cho hay.
Ukraine giờ đă trở thành trung tâm sản xuất drone của thế giới, v́ quân nhân và kỹ sư của nước này buộc phải t́m cách làm chủ công nghệ trên để có thể sống sót, điều mà người Mỹ chưa phải trải qua.

Một số mẫu drone được giới thiệu ở Lầu Năm Góc hôm 10/7. Ảnh: US Marrine
Một trong số những cái tên hứa hẹn trong ngành công nghiệp drone của Mỹ hiện nay là Neros. Công ty này đang cung cấp khoảng 6.000 thiết bị cho Ukraine và được giới lănh đạo Mỹ mô tả là lựa chọn thay thế tốt nhất cho DJI, nhà sản xuất drone lớn nhất thế giới tới từ Trung Quốc.
Archer, mẫu drone của Neros, đă thể hiện khả năng chống nhiễu hiệu quả trong cuộc thử nghiệm ở Alaska và có giá thành phải chăng, chỉ khoảng 2.000 USD mỗi thiết bị. Dù vậy, Neros hiện chỉ sản xuất được khoảng 1.500 drone Archer mỗi tháng, do quy tŕnh lắp ráp được tiến hành thủ công và nhà máy của họ chỉ có 15 công nhân.
Soren Monroe-Anderson, giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập của Neros, cho biết đang mở rộng sản xuất và muốn xây dựng nhà máy có khả năng xuất xưởng một triệu drone mỗi năm. Anh cũng nuôi tham vọng cạnh tranh với DJI, song thừa nhận đây là mục tiêu rất khó khăn.
"Họ tốt hơn bất kỳ công ty nào khác trên thế giới", Monroe-Anderson cho hay.