Trong lịch sử chính trị ở Hoa Kỳ, có hai cái tên khiến cho nước Mỹ phải
"chẻ đôi linh hồn ḿnh ra để đưa ra sự lựa chọn":
1/ Abraham Lincoln, người cứu liên bang Hiệp Chủng Quốc với đạo lư.
2/ Donald J. Trump, người chinh phục Ṭa Bạch Ốc bằng cảm xúc.
Một người th́ lên tiếng kêu gọi sự đoàn kết để vượt qua nội chiến, một người th́ muốn khai thác sự chia rẽ để tái lập quyền lực. Một người th́ nói:
"A house divided against itself cannot stand" (Một ngôi nhà chia đôi không thể đứng vững). Người kia dường như xem sự chia đôi đó là bàn đạp cho chiến thắng. Và câu hỏi đặt ra hôm nay là: Nước Mỹ có c̣n đứng vững sau nhiệm kỳ thứ hai này của Donald Trump?
Từ Springfield 1858 đến Mar-a-Lago 2024: Hai thế giới chính trị đối nghịch
Ngày 16 tháng Sáu năm 1858, tại Springfield, tiểu bang Illinois,
Abraham Lincoln bước lên bục gỗ trong cuộc họp của Đảng Cộng Hoà để phát biểu nhận sự đề cử ra tranh cử thượng nghị sĩ. Ông mở đầu bằng câu nói trích từ Kinh Thánh:
"A house divided against itself cannot stand. I believe this government cannot endure, permanently half slave and half free".
Câu nói đó không chỉ là lời cảnh cáo về nền tảng chính trị, mà là một lời tuyên ngôn về đạo lư:
Nước Mỹ phải lựa chọn giữa tự do hay nô lệ, không thể đứng măi giữa hai bờ.
Lincoln không t́m cách thao túng cảm xúc, ông đặt ra một vấn đề về đạo đức và mời cả quốc gia cùng đối diện với sự thật.
Gần hai thế kỷ sau,
Donald Trump không đọc Kinh Thánh, mà viết tweet, không kêu gọi thống nhất, mà chọn đứng một bên, tấn công bên c̣n lại. Không khơi gợi đạo lư, mà đánh thức bản năng: sợ hăi, phẫn uất, hoài nghi.
Trump, tay chơi chính trị khác hệ

(Ảnh minh họa: Facebook “Donald J. Trump”)
Trump không đi từ Học viện Harvard hay nghị trường lâu năm. Ông đến từ sân khấu truyền h́nh thực tế, từ bảng hiệu khách sạn mạ vàng và với khẩu hiệu đỏ rực:
MAGA (Make America Great Again). Trump không làm chính trị như một chính trị gia, mà như một thuong8 gia thuần túy: định giá, khuếch trương, thu hút thị trường cử tri, và sẵn sàng ra tay phá hoại đạo lư để đạt được lợi nhuận về chính trị với những thủ đoạn, chiêu tṛ như sau:.
* Thủ đoạn 1: Kỹ nghệ nạn nhân hóa (victimhood politics). Ông tự vẽ ḿnh là nạn nhân của báo chí, Tư pháp, truyền thông cánh tả, và giới tinh hoa. Trong mắt ông, tất cả đều có âm mưu chống lại ông và do đó, chống lại cử tri của ông.
* Thủ đoạn 2:
Cảm xúc lấn át chính sách. Ông không tranh luận bằng cách lập luận. Ông chỉ muốn khơi gợi cảm xúc khô khan: sợ di dân, sợ mất việc, sợ nước Mỹ không c̣n là của
"người da trắng chân chính". Chính trị trở thành một chiến dịch PR, nơi mà cơn giận dữ là tiền tệ, và sự thù hận là sản phẩm đang bán chạy.
* Thủ đoạn 3:
Tạo ra thực tại song song. Bằng cách cho lặp đi lặp lại lời nói dối, công kích giới truyền thông, gieo nghi ngờ vào kết quả bầu cử và Tư pháp, ông xây dựng cho ḿnh một
"quốc gia ảo", nơi mà chỉ có ông là
"thật", c̣n mọi thể chế khác đều là
"giả dối".
Lợi ích cho Trump và nguy cơ cho nước Mỹ
Không thể phủ nhận, ông Trump là thiên tài trong việc phát động và kích thích cảm xúc. Ông tái định nghĩa chiến dịch tranh cử: không cần chính sách, không cần sách trắng, chỉ cần khẩu hiệu, sân khấu, và một đội quân tuyệt đối trung thành. Ông buộc nước Mỹ phải nh́n vào gương: ai là người Mỹ đích thực? Biên giới là ǵ? Toàn cầu hóa có c̣n là lợi ích? Nhưng trong khi Lincoln dùng sự chia rẽ như một lời cảnh cáo để giúp chữa lành quốc gia, Trump lại xem chia rẽ là phương tiện để duy tŕ quyền lực.
Cái giá của chiến thắng qua sự chia rẽ
Khi một tổng thống công khai gọi báo chí là
"kẻ thù của nhân dân", từ chối công nhận kết quả bầu cử hợp pháp, công kích ngành Tư pháp, cổ vũ đám đông bao vây Quốc Hội ngày 6/1/2021, th́ đó không c̣n là
"phong cách, mà là sự đe dọa nền cộng hoà, đe dọa nền tự do dân chủ lâu đời ở nước Mỹ này"..
Cái giá không chỉ nằm ở sự cực đoan trong chính sách. Cái giá nằm ở chỗ người dân không c̣n tin vào sự thật. Họ sống trong hai thế giới: một thế giới tin rằng Trump bị lấy cắp chiến thắng, một thế giới khác xem ông là nguy cơ hiển nhiên cho nền tự do dân chủ lâu đời.
Sự phân hóa ấy là di sản nguy hiểm nhất. Bởi lẽ, khi sự thật bị coi là tương đối, th́ thể chế nào có thể sẽ tồn tại được đây?
2 thái cực đối kháng: Lincoln cảnh cáo, Trump khẳng định
Lincoln cảnh cáo rằng một ngôi nhà nếu bị chia đôi sẽ bị sụp đổ. Trump th́ xây căn nhà đó trên hai tầng thực tại và sống trên tầng có lợi cho ḿnh.
Lincoln tranh cử để cho giải thể chế độ nô lệ. Trump tranh cử để bảo vệ cái
"tôi".
Lincoln để lại thể chế tự do dân chủ vững vàng sau nội chiến. Trump, có thể để lại một nền cộng hoà tàn tạ sau nhiệm kỳ hai.
***
Đừng nên để chiến thắng của Trump sẽ trở thành bi kịch lớn của nước Mỹ.
Trump đắc cử, đó là chiến thắng của bản lĩnh của cá nhân, của kỹ thuật huy động cử tri nhưng cũng là sự thua cuộc của chính trị về lư trí. Đó là ngày mà những thủ đoạn tuy tinh vi nhưng hèn hạ đă được hợp thức hóa, thể chế dân chủ bị bào ṃn, và quốc gia bị rút cạn năng lượng v́ cơn nội chiến về tinh thần.
Trong giờ phút ấy, câu hỏi của Lincoln không c̣n là lời tiên tri mà đă trở thành phán quyết:
"A house divided against itself cannot stand".
Nước Mỹ, nếu tiếp tục chọn sự chia rẽ nội bộ làm lộ tŕnh chiến thắng, sẽ không c̣n là ánh sáng trên đồi cao, mà chỉ là một bóng đèn chớp tắt giữa trận cuồng phong, trận băo.