
(Minh họa)
Từ những băi cỏ nguyên sơ thời tiền sử cho đến pḥng thí nghiệm hiện đại, mối liên hệ giữa con người và các chất gây ảo giác như
nấm psilocybin đă trải qua hàng triệu năm được h́nh thành ra và phát triển. Những loại nấm chứa hợp chất thần kinh này không chỉ làm thay đổi nhận thức mà c̣n được cho là đă góp phần định h́nh ư thức, nghi lễ tôn giáo và cả hướng tiếp cận hiện đại đối với sức khỏe tâm thần.
Nguồn gốc tiến hoá: chất gây ảo giác và ư thức con người
Khoảng 300,000 năm trước, một dạng người
Homo sapiens nguyên thủy t́nh cờ phát hiện một cụm nấm màu nâu trên đồng cỏ. Sau khi ăn thử,
hợp chất psilocybin từ nấm đă nhanh chóng xâm nhập vào máu và ảnh hưởng đến năo bộ, giúp cho người này khám phá ra nguồn thức ăn dễ dàng hơn và đi săn bắt có hiệu quả hơn. Theo một cuộc nghiên cứu mới công bố do Tổ chức
Miguel Lillo ở Argentina năm 2024, việc ăn nấm ảo giác có thể đă bắt đầu từ 6 triệu năm trước, khi các tổ tiên hominid của loài người lần đầu biết tương tác với loại thực vật kỳ diệu này.
Loài người đă biết sử dụng nấm từ rất lâu để t́m kiếm sự kết nối với thần thánh
Psilocybin không chỉ giúp tăng khả năng ở thị giác và nhận thức mà c̣n được cho là thúc đẩy sự thành công trong việc sinh sản, từ đó giúp các nhóm người sử dụng loại nấm này được tồn tại tốt hơn. Một số chuyên gia nghiên cứu tin rằng chính sự tương tác lâu dài giữa con người và chất
psilocybin đă thúc đẩy sự h́nh thành của ư thức tập thể, vốn là một yếu tố then chốt để phân biệt ra loài người với các sinh vật khác. Đặc biệt, các cuộc nghiên cứu hiện đại c̣n phát hiện loại
gene CYP2D6 giúp cho con người chuyển hóa các hợp chất này, cho thấy sự thích nghi mang yếu tố di truyền với việc tiêu thụ chất gây ra ảo giác, đồng thời
psilocybin có độc tính thấp, mở ra tiềm năng ứng dụng an toàn nếu được kiểm soát đúng cách.
Nghi lễ và tôn giáo: Psychedelics giống như chiếc cầu nối với thần linh
Trong suốt hàng ngàn năm sau, nấm ảo giác tiếp tục đóng vai tṛ chủ yếu trong các nghi thức tôn giáo và tâm linh. Từ các buổi lên đồng của người bản địa châu Mỹ với
peyote và
nấm ma, cho đến nghi lễ shaman sử dụng
ayahuasca ở rừng Amazon, chất gây ảo giác đă trở thành một phương tiện linh thiêng giúp cho con người được kết nối với thần linh.
Nghi lễ tôn giáo của người Ai Cập cổ đă thấy có sự tồn tại của các chất gây ảo giác
Thần Bes, thần bảo trợ cho phụ nữ và trẻ em
Đặc biệt, tại Ai Cập cổ đại cách đây 2,000 năm, các phụ nữ đă tham gia vào một nghi lễ sử dụng thức uống chứa chất gây ảo giác trong những chiếc ly có khắc h́nh thần Bes, vị thần bảo trợ cho phụ nữ và trẻ em. Qua các phân tích DNA và hóa học, các nhà khảo cổ đă phát hiện ra hỗn hợp này chứa các hợp chất như
harmaline, có nguồn gốc từ cây
Syrian rue và
aporphine từ loài hoa sen xanh Ai Cập, cùng rượu lên men, mật ong, hạt vừng, hạt thông, cam thảo, nho và thậm chí cả tinh dịch cơ thể người. Điều này cho thấy sự hiểu biết sâu sắc của người Ai Cập về sự kết hợp giữa cơ thể, tự nhiên và trải nghiệm về tâm linh. Những người tham gia nghi lễ này thường đi vào giấc ngủ trong trạng thái lâng lâng, chờ đợi thần linh gửi đến những thông điệp thông qua giấc mơ. Nghi lễ không chỉ là hành động về tâm linh cá nhân mà c̣n củng cố niềm tin của tập thể và gắn kết cộng đồng cư dân.
Điều thú vị là các nghi lễ thường sử dụng chất gây ảo giác không chỉ xuất hiện ở Ai Cập mà c̣n phổ biến ở Hy Lạp cổ đại với
pharmaka, các nền văn minh Trung Mỹ với loại nấm và peyote, và cả trong nghi lễ shaman Amazon, cho thấy khát vọng phổ quát của nhân loại trong việc vượt lên thực tại thường nhật để t́m kiếm sự kết nối thiêng liêng.
Khoa học hiện đại: Psychedelics có tác động ra sao đến năo bộ?
Dù từng bị cấm nghiên cứu trong nhiều thập kỷ v́ lo ngại về sự an toàn và đạo đức xă hội, các cuộc nghiên cứu hiện đại đang dần dần khám phá cách thức chất
psilocybin gây ảnh hưởng đến năo bộ. Trong một cuộc nghiên cứu được cho đăng tải vào năm 2020 trên tạp chí
NeuroImage, các khoa học gia đă sử dụng
fMRI để theo dơi hoạt động của năo bộ khi sử dụng chất
psilocybin và phát hiện vùng
claustrum, vùng được cho là trung tâm của
"cái Tôi", đă sụt giảm hoạt động từ 15–30%. Sự suy giảm này trùng khớp với cảm giác bị mất bản ngă và kết nối với thế giới chung quanh mà người sử dụng chất gây ảo giác này thường mô tả ra.
Hơn 100 loài nấm có chứa hợp chất gây ảo giác tự nhiên psilocybin
Ngoài ra,
psilocybin c̣n làm gia tăng sự kết nối giữa các vùng năo vốn ít liên lạc với nhau, đặc biệt ở vùng trán, giúp mở rộng nhận thức, tăng khả năng sáng tạo và linh dộng trong suy nghỉ. Những thay đổi này đă lư giải lư do tại sao khi được trải nghiệm với chất ảo giác thường mang màu sắc thần bí, khó diễn đạt, nhưng cũng khá sâu sắc. Các cuộc nghiên cứu cũng cho thấy trạng thái
"ư thức thuần khiết" mà người sử dụng
nấm psilocybin cảm nhận được, có thể do nền tảng cho nhiều trải nghiệm tôn giáo, tâm linh và cả sự sáng tạo của nhân loại.
Ư nghĩa hiện đại: chữa lành và khám phá bản thân
Trong thời đại hiện nay, khi các vấn đề bênh lư như trầm cảm, lo âu và nghiện ngập trở nên phổ biến, chất ảo giác đang được nghiên cứu như một ứng dụng hỗ trợ trong trị liệu tâm lư. Tại Đại học Johns Hopkins, một cuộc nghiên cứu từ năm 2006 cho thấy 60% người tham gia cảm thấy có trải nghiệm về tâm linh
"trọn vẹn" chỉ với một liều chất ảo giác
psilocybin, cảm giác tan biến bản ngă, hợp nhất với vũ trụ và sự
"tỉnh thức thuần khiết".
Những sự trải nghiệm này không chỉ đem lại ư nghĩa cho cá nhân mà c̣n mở ra hướng tiếp cận mới cho y học tâm thần, nơi các liệu pháp không chỉ dựa vào thuốc mà c̣n kết hợp với hành tŕnh khám phá nội tâm. Theo chuyên gia về sinh học Jehoshua Macedo-Bedoya và Fatima Calvo, nếu được sử dụng đúng cách,
psilocybin có thể giúp cho con người đối diện với nỗi sợ, chữa lành sự tổn thương tinh thần, và tăng cường khả năng sáng tạo khi đối mặt với các thử thách. Đặc biệt, các chuyên gia nghiên cứu c̣n nhấn mạnh rằng, trải nghiệm về tâm linh sâu sắc này có thể giúp cho con người dùng vượt qua các gánh nặng tâm lư như trầm cảm, nghiện ngập, đồng thời tạo cảm giác kết nối với
"thực tại tối thượng".
Nguồn:
https://www.popularmechanics.com/sci...consciousness/