Những người mê chụp ảnh tự sướng cần kiểm soát bản thân khi tới những điểm du lịch nổi tiếng này nếu không muốn bị phạt nặng, thậm chí hàng tỷ đồng.
Chụp ảnh lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ là phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tuy nhiên, một bức ảnh tưởng chừng vô hại có thể khiến bạn gặp rắc rối lớn nếu chụp không đúng nơi, đúng cách. Phiền toái bạn gặp phải không chỉ là lời nhắc nhở hay ánh nh́n khó chịu, mà c̣n có thể là mức phạt lên tới 110.000 bảng Anh ( 3,5 tỷ đồng Việt Nam) hoặc thậm chí là... ngồi tù.
Cẩn trọng với những bức ảnh tưởng chừng vô hại
Trong bối cảnh du lịch quốc tế ngày càng phổ biến và mạng xă hội trở thành “nhật kư ảnh toàn cầu”, các chuyên gia du lịch cảnh báo du khách cần cẩn trọng với việc chụp ảnh – đặc biệt là ảnh tự sướng – tại một số điểm đến nổi tiếng. Vi phạm quyền riêng tư, xâm phạm bản quyền địa điểm hay đơn giản chỉ là "đứng quá lâu" tại khu vực cấm... đều có thể là lư do biến bạn từ một khách du lịch vô tư trở thành người vi phạm pháp luật.

Hành vi chụp ảnh selfie có thể gây phiền toái cho bạn khi đến một số nơi.
Gavin Lapidus, người sáng lập hăng du lịch hạng sang eShores (Anh) chia sẻ: “Chúng tôi luôn khuyên khách hàng nên t́m hiểu kỹ các quy định về chụp ảnh ở điểm đến. Tốt nhất là nên trao đổi với những chuyên gia du lịch dày dạn kinh nghiệm, họ hiểu rơ sắc thái văn hóa và quy định pháp lư địa phương để tránh rủi ro không đáng có".
Theo khảo sát, một du khách Anh chụp trung b́nh 14 tấm ảnh tự sướng mỗi ngày khi đi du lịch. Tuy nhiên, chỉ cần một bức ảnh sai chỗ, chẳng hạn chụp một người bản địa mà không xin phép, hoặc đăng ảnh có yếu tố nhạy cảm, bạn có thể đối mặt với mức phạt tiền hoặc trách nhiệm pháp lư nghiêm trọng.
Các địa điểm dễ bị vi phạm quy định này bao gồm: Công tŕnh chính phủ, khu quân sự, địa danh có yếu tố văn hóa tôn giáo, và cả những khu vực công cộng có quy định riêng về quyền riêng tư h́nh ảnh.
5 điểm đến có nguy cơ bị phạt nặng nhất v́ chụp ảnh
Dưới đây là những địa điểm du lịch mà du khách cần lưu ư khi chụp ảnh tự sướng.
Dubai (UAE) – Phạt tới 110.000 bảng Anh (3,5 tỷ đồng)
Tại Dubai, việc chụp ảnh ở các địa điểm công cộng hoặc điểm du lịch nổi tiếng vẫn được cho phép. Tuy nhiên, chụp ảnh người khác mà chưa được sự đồng ư là vi phạm pháp luật, có thể bị phạt đến 500.000 AED (3,5 tỷ đồng) và có nguy cơ ngồi tù.
Đặc biệt, các khu vực như ṭa nhà chính phủ, cung điện, địa điểm quân sự hoặc khu vực nhạy cảm đều cấm máy ảnh tuyệt đối. Một bức ảnh tự sướng "sống ảo" không đúng chỗ có thể khiến du khách đánh đổi cả kỳ nghỉ, thậm chí là cả tự do cá nhân.
Tây Ban Nha – phạt đến 26.400 bảng Anh (850 triệu đồng)
Tại Tây Ban Nha, chụp ảnh với cảnh sát ở nơi công cộng là điều cấm kỵ. Theo Luật Gag ra đời từ năm 2015, việc sử dụng h́nh ảnh cảnh sát có thể bị coi là gây nguy hiểm hoặc cản trở nhiệm vụ của họ, mức phạt dao động từ 600- 30.000 euro (18 - 919 triệu đồng).
Mặc dù luật đă được nới lỏng theo thời gian, việc chụp ảnh trong các cuộc biểu t́nh, sân bay hay khu vực nhạy cảm vẫn rất dễ khiến du khách vô t́nh vi phạm. Chỉ một cú bấm máy thiếu hiểu biết, bạn có thể mất trắng hàng chục ngh́n euro.
Nhật Bản – phạt tới 70 bảng Anh (2,1 triệu đồng)
Nhật Bản nổi tiếng với nét văn hóa lịch thiệp, tôn trọng không gian cá nhân. Do đó, việc chụp ảnh ở các địa điểm như đền chùa, nhà ga, hoặc ryokan (nhà trọ truyền thống) thường bị cấm hoàn toàn.
Tại khu phố Gion (Kyoto), nơi sinh sống của các geisha, hành vi chụp ảnh mà không được sự cho phép đă bị cấm từ lâu. Người vi phạm có thể bị phạt tới 10.000 Yên (1,7 triệu đồng), đồng thời bị xem là có hành vi xâm phạm văn hóa nghiêm trọng.
Portofino (Italya) – phạt đến 242 bảng Anh (7,7 triệu đồng)
Thị trấn biển xinh đẹp Portofino không chỉ nổi tiếng v́ cảnh đẹp mà c̣n được biết đến với quy định cấm nán lại quá lâu để chụp ảnh tự sướng tại một số "khu vực cấm chờ đợi".
Quy định này nhằm giải quyết t́nh trạng quá tải khách du lịch và ùn tắc giao thông đi bộ vào mùa cao điểm. Bỏ qua biển báo và mải mê “diễn sâu” cho một bức ảnh Instagram, bạn có thể nhận án phạt lên tới 275 euro (8,4 triệu đồng).
Hàn Quốc – có thể bị phạt tù nếu vi phạm quyền riêng tư
Ở Hàn Quốc, khái niệm “quyền được đối mặt” (Right to Face) được luật hóa. Điều đó có nghĩa nếu bạn chụp ảnh người khác mà không được sự đồng ư, ngay cả ở nơi công cộng, bạn có thể bị kiện và đối mặt với án tù.
Thậm chí, việc sử dụng gậy selfie chưa được đăng kư chính thức cũng bị xem là vi phạm pháp luật, mặc dù quy định này ít được thực thi rộng răi.
Không thể phủ nhận rằng một bức ảnh đẹp giúp lưu giữ kỷ niệm và chia sẻ niềm vui, nhưng trong thế giới ngày càng đề cao quyền riêng tư và bản quyền, việc chụp ảnh cần gắn liền với sự hiểu biết và tôn trọng.
Bạn hăy dành vài phút để t́m hiểu luật địa phương trước mỗi chuyến đi, hỏi kỹ nhân viên khách sạn hoặc hướng dẫn viên về những khu vực cấm, và tuyệt đối không chụp ảnh người lạ mà không xin phép. Du lịch văn minh không chỉ thể hiện sự tôn trọng văn hóa nơi đến, mà c̣n giúp bạn tránh được những rắc rối pháp lư không đáng có.
VietBF@ sưu tập