THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU
Khái niệm “bán đứng” (sold out) được dùng trong nhiều lănh vực và thường dùng trong th́ quá khứ để chỉ một sự kiện đă rồi. Trong chính trị học, “bán đứng” được dùng một cách khá lỏng lẻo để chỉ hành động phản bội, bỏ rơi, đổi chác hay có khi thông đồng giữa hai thành phần đối nghịch trên sự thiệt hại của thành phần thứ ba yếu hơn vốn là một đồng minh của một trong hai thành phần đối nghịch.
Lịch sử để lại nhiều bài học về thân phận đắng cay của các quốc gia bị “bán đứng” đă phải mất lănh thổ, mất hàng triệu người dân vô tội trong cuộc chiến và mất quyền quyết định vận mệnh của chính ḿnh khi cần quyết định. Bài này giới thiệu cả bốn trường hợp, “bỏ rơi”, bán đứng”, “đổi chác” “và “thông đồng”.
Mỹ “bỏ rơi” Việt Nam Cộng Ḥa
Sau Thông Cáo Chung Thượng Hải giữa TT Nixon và Chu Ân Lai ngày 27 tháng 2, 1972, một chính sách đối ngoại mới của Mỹ được ra đời. Chủ thuyết Domino của TT Dwight D. Eisenhower cho rằng sự sụp đổ của VNCH sẽ dẫn tới sự sụp đổ dây chuyền của vùng Đông Nam Á không c̣n đúng và được thay bằng chủ thuyết Nixon đương đầu trực tiếp với các cường quốc bảo trợ chiến tranh đứng phía sau, trong trường hợp chiến tranh Việt Nam là LX và TC.
TT Nixon không c̣n nh́n Việt Nam như một điểm nóng trong Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ, TC và LX mà nh́n rộng hơn. Tài liệu lưu trữ tại Bộ Ngoại Giao Mỹ giải thích quan điểm của TT Nixon: “Trong khi đó, Nixon và Kissinger t́m cách định h́nh lại bối cảnh quốc tế của cuộc chiến thông qua việc xây dựng mối quan hệ với các đồng minh siêu cường của Bắc Việt là Moscow và Bắc Kinh. Nixon muốn tạo ra một t́nh thế tiến thoái lưỡng nan cho Liên Xô và Trung Quốc – cho họ “con cá lớn hơn để chiên” theo cách nói của ông - trong việc lựa chọn giữa sự ủng hộ của họ đối với Bắc Việt Nam và mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Hội nghị thượng đỉnh năm 1972 tại Bắc Kinh và Moscow phản ánh chiến lược này, mặc dù các cường quốc Cộng sản vẫn tiếp tục hỗ trợ vật chất cho Hà Nội.” (Office of Historian, Richard Nixon, Ending the Vietnam War, 1969–1973, US State Deparment)
Trước Thông Cáo Chung Thượng Hải, VNCH và Mỹ có mục đích hoàn toàn tương hợp là ngăn chặn làn sóng CS không tràn xuống phía Nam Châu Á. Nhưng khi Mỹ bắt tay với TC, mục đích không mâu thuẫn nhưng không c̣n tương hợp nữa. Cuộc chiến tranh tự vệ của quân và dân miền Nam trở thành cuộc chiến cô đơn và cô thế. Dù có hay không vụ Watergate, với chủ thuyết Nixon, chiến tranh Việt Nam sẽ phải kết thúc, nhanh hay chậm chỉ là vấn đề thời gian. Về phía người dân Mỹ, theo Thống Kê của Gallup năm 1972, 61% người được thăm ḍ đồng ư việc Mỹ tham dự vào chiến tranh Việt Nam là một sai lầm trong khi chỉ 28% trả lời không đồng ư. Để kiếm phiếu, các ứng cử viên chạy đua vào Ṭa Bạch Ốc năm 1972 dù Cộng Ḥa (Richard Nixon) hay Dân Chủ (George McGovern) đều cổ vơ cho một giải pháp ḥa b́nh.
Trường hợp Việt Nam Cộng Ḥa đă được hàng trăm tác giả từ các sử gia qua sách vở cho đến các lănh đạo chính phủ viết lại trong hồi kư của họ như TT Nixon với The Memoirs of Richard Nixon, Hennry Kissinger với Ending the Vietnam War. Gần 50 năm từ ngày 30 tháng 4, 1975, “bỏ rơi VNCH” vẫn c̣n là một câu chuyện thời sự. Tiếng trực thăng cất cánh từ sân thượng của ṭa đại sứ Mỹ như vẫn c̣n nghe. Những đoàn tàu ra khơi dường như vẫn c̣n để lại màu khói xám trên cảng Bạch Đằng Sài G̣n. “Bỏ rơi” là một động từ gợi h́nh và gợi cảm.
Khi nghĩ tới “bỏ rơi”, hai khuôn mặt nổi tiếng trong chính trị Mỹ gồm Richard Nixon và Henry Kissinger xuất hiện ngay trong tâm trí. Văn bản gọi là “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam” được thảo luận từ 1969 cho tới 27 tháng Giêng 1973, là kết quả của những cuộc đàm phán, phần lớn trong bí mật, giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Ngoại trừ những ngày chót, chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa trong suốt thời gian mật đàm không hề được tham khảo.
Theo sử gia Fredrik Logevall “Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không thực sự đồng ư với Hiệp định. TT Thiệu hiểu rất rơ miền Nam Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương như thế nào nếu không có sự tham gia tích cực của Mỹ, và ông lo ngại rằng những lời hứa tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ của Nixon sẽ trở nên trống rỗng. Nixon buộc phải đưa ra lời đe dọa: Trừ khi Thiệu đồng ư với thỏa thuận, ông ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị cắt hoàn toàn viện trợ của Mỹ.” TT Thiệu không c̣n chọn lựa nào khác. Ngay cả khi sắp sửa kư, TT Thiệu cũng vẫn không ủng hộ nội dung của hiệp định Paris, chỉ không chống đối nữa thôi. (Historian Fredrik Logevall, 50 years later, the legacy of the Paris Peace Accords isn’t one of peace, Harvard Kennedy School, Jan 26, 2023)
Truyền thông Mỹ phê b́nh VNCH bại trận, không giữ được miền Nam. Không một cường quốc nào tự hào là chưa từng bại trận dù dư thừa nhân lực, vơ khí, đạn bom. Nước Pháp với đạo quân 800 ngàn đă phải bỏ ngỏ Paris chỉ sau 6 tuần lễ của Thế Chiến Thứ Hai. Nước Anh thua trận Singapore khi 85 ngàn quân Anh đầu hàng tập thể trước một đạo quân Nhật chỉ 35 ngàn ngày 15 tháng 2, 1942. Trong trận Bataan, liên quân Mỹ-Philippines đầu hàng Nhật ngày 9 tháng 4, 1942 để sau đó chịu đựng Cuộc Đi Bộ Tử Thần (Bataan Death March) với gần 20 ngàn lính Mỹ và Phi chết trên đường tới trại tù.
VNCH vẫn tiếp tục chiến đấu suốt hai năm sau trong điều kiện khó khăn thiếu thốn để đương đầu với một đạo quân cuồng tín ư thức hệ CS và được sự ủng hộ bằng sinh mạng, vật chất lẫn tinh thần của hai cường quốc CS, Trung Cộng và Liên Xô. Hạt gạo của TC gởi cho CSVN mới thật sự là “hạt gạo chẻ làm đôi” v́ trong thời gian đó nhiều triệu dân số tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) quê hương của Đặng Tiểu B́nh chết đói.
Lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 20 là một lịch sử đầy ngộ nhận và sau nửa thế kỷ, danh dự của những người lính VNCH đă hy sinh hay c̣n sống vẫn chưa được phục hồi.
Neville Chamberlain “Bán Đứng” Tiệp Khắc
Trong những bài học “bán đứng”, bài học được biết nhiều nhất là bài học Sudetenland.
Sau Thế Chiến Thứ Nhất, dù thắng hay bại, các quốc gia đều phải chịu đựng một thời kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng. Khuynh hướng chủ ḥa chế ngự trong sinh hoạt chính trị tại các cường quốc dân chủ và lănh tụ hàng đầu của khuynh hướng này là thủ tướng Anh, Neville Chamberlain. Thủ tướng Neville Chamberlain t́m cách ḥa giải mối thù địch với Đức. Khi Đức sáp nhập Áo, Chamberlain không có phản ứng cụ thể nào.
Khi Hitler công khai bày tỏ ư định sáp nhập vùng Sudetenland của Tiệp Khắc đang có hơn ba triệu người gốc Đức, vào lănh thổ Đức, vấn đề trở nên phức tạp v́ Tiệp Khắc có liên minh quân sự với Pháp và Pháp có liên minh quân sự với Anh.
Thủ tướng Anh Neville Chamberlain qua trung gian của Sir Horace Wilson chuẩn bị đàm phán với Đức và qua trung gian của Lord Runciman thuyết phục Tiệp Khắc nhượng bộ. Trong lúc Hitler thông đồng với các nước nhỏ như Hungary và Ba Lan để xẻ thịt Tiệp, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt tuyên bố chủ trương trung lập của Mỹ về tranh chấp Sudetenland.
Ngày 15 tháng Chín năm 1938, Thủ tướng Neville Chamberlain bay sang Đức để thương thuyết với Hitler. Các cuộc thương thuyết giằng co cho đến sáng sớm 30 tháng 9 năm 1938, thỏa hiệp Munich được kư kết giữa Đức, Anh, Pháp và Ư, trong đó, cho phép Đức sáp nhập vùng Sudetenland trù phú và chiến lược vào lănh thổ Đức.
Tiệp Khắc không được mời tham dự hội nghị và chỉ được Anh Pháp thông báo kết quả.
Chính phủ Tiệp nghĩ rằng Tiệp Khắc không có hy vọng ǵ thắng được Đức bằng sức mạnh của riêng ḿnh, đă đồng ư với nội dung của thỏa hiệp Munich. Theo thỏa hiệp này, tướng Đức Wilhelm Keitel được cử vào chức thống đốc quân sự vùng Sudetenland. Những người dân Tiệp không phải gốc Đức phải rời Sudetenland trong ṿng 10 ngày và không được mang theo bất cứ một món sở hữu nào.
Mất Sudetenland, Tiệp Khắc không chỉ bỏ trống biên giới chiến lược phía nam mà c̣n mất 70% dự trữ sắt thép, 70% điện và 3 triệu công dân Tiệp. Trong lúc hiệp ước Munich là một thành quả ngoại giao lớn của Neville Chamberlain, đối với Hitler lại là một bước lùi. Mục tiêu của Hitler không phải chỉ chiếm vùng Sudetenland mà cả nước Tiệp như Wilson Churchill tiên đoán. Đầu năm sau, Hitler lần lượt chiếm các vùng Bohemia, Moravia và phần c̣n lại của Tiệp Khắc.
Câu “Phản bội Tiệp Khắc” để chỉ sự phản bội của đồng minh đối với Tiệp ra đời từ đó và c̣n đang lưu truyền cho tới ngày nay để chỉ âm mưu “bán đứng” Tiệp Khắc của Anh để mong đổi lấy ḥa b́nh với Đức.
Winston Churchill “đổi chác” các nước vùng Balkans
Hôm đó là ngày 9 tháng 10, 1944, Thủ tướng Anh Winston Churchill đến Moscow gặp Joseph Stalin để bàn về tương lai của các quốc gia vùng Balkans. Bán đảo Balkans là khu vực địa lư ở phía nam Châu Âu giữa Biển Adriatic và Địa Trung Hải trong đó có những quốc gia nằm hẳn hay nằm một phần trong bán đảo như Albania, Bulgaria, Hy Lạp, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ v.v... Chuyến viếng thăm lịch sử này được ghi lại trong cuốn thứ sáu của bộ sách về Thế Chiến Thứ Hai của Winston Churchill.
Vào buổi tối ngày đầu sau khi đến Churchill nói với Stalin: “Cho đến nay, như Anh và Nga quan tâm, làm thế nào để Nga có được 90% ưu thế tại Romania, để chúng tôi có 90% Hy Lạp, và 50-50 Nam Tư?"
Trong khi chờ thông dịch viên dịch, Churchill viết ra những đề nghị đó chi tiết hơn trên nửa tờ giấy và đưa cho Stalin. Theo lời của Churchill viết trong hồi kư: “Tôi chuyển mảnh giấy nhỏ cho Stalin. Ông ta cũng vừa nghe xong lời dịch. Có một khoảng im lặng ngắn. Sau đó, Stalin lấy cây bút ch́ màu xanh của ḿnh và đánh một dấu lớn trên nó, và chuyển lại cho tôi. Tất cả đă được giải quyết trong thời gian không quá lâu. Sau đó là một khoảng im lặng dài. Tờ giấy và cây bút ch́ nằm ở giữa bàn.”
Nội dung nửa tờ giấy như sau:
Romania:
. Nga 90%
. Các quốc gia khác 10%
Hy Lạp:
. Anh (cùng với Mỹ): 90%
. Nga: 10%
Nam Tư: 50-50%
Hungary: 50-50%
Bulgaria:
. Nga 75%
. Các quốc gia khác: 25%
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2491379&stc=1&d=1739774070)
Trong thời điểm 1944, các dân tộc vùng Balkans hoàn toàn không biết rằng dù có thắng Hitler số phận của họ cũng đă bị kư thác vào tay một đồ tế khác độc tài và tàn bạo không kém là Stalin. Tài liệu đó dưới góc nh́n của các dân tộc Romania, Bulgaria, Hungary, Nam Tư và các nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc bị CS hóa dây chuyền là một bằng chứng cho sự phản bội của đồng minh. ((The Second World War. Volume VI, Triumph and Tragedy by Winston Churchill, January 1, 1953 )
Nếu năm 1942, Đồng Minh đổ bộ Balkans thay v́ đổ bộ Bắc Phi th́ khuôn mặt thế giới sau Thế Chiến Thứ Hai đă khác, Bức Màn Sắt cũng như Chiến Tranh Lạnh có thể không có. Nhưng đó chẳng qua là bàn chuyện đă rồi. Mảnh giấy mà chúng ta thường gọi là “giấy lộn” chỉ hơn mười chữ được Churchill giữ lại là một trong những tài liệu đổi chác lănh thổ quan trọng nhất của Thế Chiến Thứ Hai. Hành động đơn giản như tṛ chơi giữa hai đứa trẻ nhưng đă quyết định số phận của bảy quốc gia (Tiệp, Ba Lan, Romania, Albania, Bulgaria, Nam Tư, Hungary ) chưa tính Đông Đức, suốt 46 năm với không biết bao nhiêu nghèo nàn, chết chóc, ngục tù và chịu đựng.
Mao Trạch Đông “thông đồng” với Thực Dân Pháp trong Hiệp Định Geneva 1954
Trong trường hợp Hiệp Định Geneva, Mao không “bán đứng” nhưng đă lợi dụng xương máu của CSVN để củng cố vị trí của TC trên chính trường quốc tế. Mao Trạch Đông biết các quốc gia Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cambode nói riêng và Á Châu Thái B́nh Dương nói chung có ảnh hưởng trực tiếp đối với an ninh của Trung Cộng. Đây là những tiền đồn, những vùng độn ngoài biên giới Trung Cộng mà trong suốt ḍng lịch sử từ phong kiến đến CS đều muốn duy tŕ ảnh hưởng.
Để thực hiện âm mưu thâm độc thống trị Á Châu, Mao làm bộ mặt ḥa hoăn, yêu chuộng ḥa b́nh. Năm nguyên tắc “Sống chung ḥa b́nh” gồm (1) tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của nhau, (2) không xâm lược nhau, (3) không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, (4) b́nh đẳng và cùng có lợi, (5) cùng chung sống ḥa b́nh là đường lối ngoại giao chính của Trung Cộng.
Sau Chiến Tranh Triều Tiên với khoảng 600 ngàn quân bị giết, Mao không muốn tham dự vào một xung đột quân sự khác với Mỹ. Thay vào đó, Mao thỏa măn với mô h́nh hai nước Triều Tiên và hai nước Việt Nam. Mao ủng hộ chủ trương hai nước Việt Nam không phải phát xuất từ ḷng thương xót người dân miền Nam mà chỉ muốn tiếp tục chi phối chính trị Việt Nam. T́m hiểu quan điểm của Mao qua các giai đoạn của cuộc chiến để thấy phía sau những khẩu hiệu tuyên truyền đường mật, dă tâm của Trung Cộng vẫn là khống chế Việt Nam bằng mọi cách.
Chính sách đối ngoại của Trung Cộng trong mười năm từ 1952 đến 1962, đặc biệt suốt hội nghị Geneva cho thấy Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đă đi trước CSVN hàng mấy mươi năm. Trong mắt Mao và Chu trung ương đảng CSVN từ Hồ Chí Minh trở xuống là một đoàn cừu dễ bảo, khờ khạo đến mức tội nghiệp.
Mặc dù đổ không biết bao nhiêu xương máu trong suốt 9 năm, Hồ Chí Minh và các lănh đạo CSVN không hề hay biết ǵ các thảo luận diễn ra giữa các cường quốc về một thỏa hiệp đ́nh chiến tại Việt Nam măi cho đến khi nhận điện tín của Chu Ân Lai kư ngày 11 tháng 3, 1954. Nội dung điện tín không phải để hỏi ư mà là vừa khuyên nhủ và vừa ra lịnh: “Hội nghị Geneva đă quyết định sẽ bắt đầu được tổ chức vào ngày 26 tháng 4. T́nh h́nh quốc tế và t́nh h́nh quân sự ở Việt Nam hiện nay rất thuận lợi cho Việt Nam tiến hành đấu tranh ngoại giao. Dù Hội nghị Geneva có thể đạt được kết quả ǵ, chúng ta cũng nên tích cực tham gia.” (Telegram, Zhou Enlai to Ho Chi Minh, March 11, 1954, Wilson Center)
Nhắc lại, vấn đề triệu tập một hội nghị về xung đột Đông Dương tổ chức tại Geneva đă được Anh, Pháp, Liên Xô và Mỹ đặt ra trong gặp gỡ giữa tứ cường tại Berlin ngày 25 tháng 1, 1954. Chu Ân Lai cũng không biết nhưng khi được Liên Xô thông báo trong điện văn kư ngày 26 tháng 2, 1954 Mao và Chu đă giấu CSVN suốt hai tháng để có thời gian vận dụng biến cố như một sân khấu chính trị quốc tế riêng cho Trung Cộng.
Trung Cộng và CSVN “đồng sàng dị mộng”. Trung Cộng muốn thắng trận Điện Biên Phủ để buộc Pháp phải kư kết hiệp định chấm dứt chiến tranh trong khi CSVN muốn thắng trận Điện Biên Phủ để có lợi thế trong đàm phán.
CSVN dù nhiều ngàn người phơi xác dọc các pḥng tuyến trong các cuộc tấn công biển người vào Điện Biên Phủ đă không giành được lợi thế nào trên bàn hội nghị. Đường phân chia lănh thổ là vĩ tuyến 17 chứ không phải 13 theo ư muốn của CSVN.
Nhắc lại đoạn này không phải để tiếc giùm cho các ông Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng nhưng để thấy CSVN hoàn toàn không đóng vai tṛ ǵ chủ động trong đàm phán mà hoàn toàn lệ thuộc vào Chu Ân Lai. CSVN chỉ đóng góp phần xương máu.
Tại hội nghị Geneva, Phạm Văn Đồng gặp Chu Ân Lai nhiều lần, đă nh́n cách ứng xử của họ Chu trên bàn hội nghị, đă thấy cách họ Chu dàn xếp kín với Pháp và Liên Xô bên trong hội nghị. Rơ ràng Chu Ân Lai có nghị tŕnh riêng và theo đuổi nghị tŕnh đó từ trước khi có hội nghị cho đến khi đặt bút kư. Những kẻ đổ máu xương không có quyền quyết định mà chỉ phải nghe theo. Thân phận chư hầu CS đó không chỉ chấm dứt sau Hiệp Định Geneva mà kéo dài măi cho tới ngày nay.
Chọn lựa của các quốc gia nhược tiểu
Số phận của các nước nhược tiểu thời nào hay nơi nào cũng giống nhau. Nếu có hai câu lạc bộ th́ số hội viên trong câu lạc bộ của những nước bị Mỹ phản bội hay bỏ rơi cũng đông không kém câu lạc bộ những quốc gia được Mỹ ủng hộ hay bảo trợ.
Những người có lương tâm và sống theo công đạo đều ủng hộ cuộc chiến tự vệ chính đáng của Ukraine. Nhưng lương tâm và công đạo chưa đủ, phải cần thế và lực. Trên đường dài, Ukraine không đủ lực để có thể đánh bại Nga trên chiến trường và không đủ thế để cô lập Nga.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và Châu Âu không thành công như dự đoán v́ Mỹ và đồng minh của Ukraine tại Châu Âu không có các biện pháp chế tài hay ngăn chặn các nước thứ ba như Ấn Độ, TC, Belarus, Hungary, Áo, Czech v.v... làm ăn buôn bán với Nga. Tổng số 41% dầu của Ấn Độ được nhập từ Nga với giá rẻ. TC điền khuyết các thiệt hại kỹ thuật bán dẫn cho Nga do cấm vận gây ra. Nga và TC giao dịch bằng tiền của mỗi nước theo tỉ giá chứ không dựa trên đồng dollar nên không bị ảnh hưởng bởi các h́nh thức thanh toán quốc tế đă bị cấm vận. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nền kinh tế Nga không suy sụp mà gia tăng 2.2% trong năm 2023. (Noah Berman , Two Years of War in Ukraine: Are Sanctions Against Russia Making a Difference?, Council on Foreign Relations, February 23, 2024)
Ngoại trừ việc Nga tấn công một thành viên NATO hay Ukraine có khả năng lôi kéo Nga vào một xung đột quân sự rộng hơn, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn là chiến tranh giữa hai nước và mọi sự ủng hộ từ các quốc gia khác đều có giới hạn, kể cả giới hạn thời gian.
Các nước Châu Âu lớn tiếng ủng hộ Ukraine nhưng sự ủng hộ vật chất của họ không tương xứng và đi đôi với những lời phát biểu hùng hồn.
Tính theo đơn vị tỉ dollar, từ tháng Giêng 2022 đến tháng 12, 2024 Pháp chỉ viện trợ tổng cộng 5.1, Anh 15.4, Đức 18.1. Đan Mạch 8.4, Ḥa Lan 7.7 trong khi Mỹ viện trợ 119.2. (Ukraine Support Tracker at the Kiel Institute for the World Economy released Feb 14, 2025)
Chiến tranh nào cũng phải kết thúc. Dù kết thúc dưới h́nh thức nào đi nữa, trong ḷng nhân loại, Ukraine vẫn là quốc gia chiến thắng.
Lịch sử thế giới ngàn năm sau vẫn c̣n in đậm dấu son của dân tộc Ukraine trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc đầy hào hùng của họ.
Trong một Podcast dành cho đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ngày 25 tháng 2, 2024, 9 tháng trước ngày bầu cử TT Mỹ, người viết có giải thích trừ phi Ukraine và đồng minh đánh gục Nga như đă đánh gục Đức và Nhật trong Thế Chiến Thứ Hai, đàm phán giữa Nga và Ukraine vẫn sẽ diễn ra. Nga lẫn Ukraine không thể đàm phán những ǵ họ không có trong tay. Ukraine không thể chấp nhận giao cho Nga không chỉ bán đảo Crimea và tất cả vùng đất miền Đông Ukraine Nga đă chiếm được trong giai đoạn đầu của cuộc chiến và Nga v́ nhiều lư do trong đó có cả thể diện, cũng không thể rút về biên giới Nga-Ukraine trước 2014.
Dù sao, ba năm qua, dưới sự lănh đạo của TT Volodymyr Zelenskyy, Ukraine đă giành được cảm t́nh của phần lớn nhân loại. Tư cách và tài năng lănh đạo của ông cho thấy Ukraine dù thiệt hại vẫn sẽ vượt qua để trở thành một cường quốc Châu Âu. Thật vậy, các điều kiện thế giới dù có thay đổi bao nhiêu, nếu một quốc gia có những lănh đạo sáng suốt, có một tầm nh́n xa, biết đoàn kết và xác định một hướng đi rơ ràng, dân tộc đó sẽ vượt qua được mọi khó khăn.
Rất nhiều bài học vượt qua quá khứ để hướng tới tương lai. Người viết chọn một nước có vị trí hẻo lánh và sức mạnh chênh lệch để tham khảo, đó là Chiến tranh Mùa Đông (Winter War) giữa Goliath LX và David Phần Lan. Năm 1939, dân số Phần Lan chỉ vỏn vẹn 3.7 triệu người nhưng đă chiến đấu anh dũng chống lại quân Liên Xô với dân số 170 triệu. Quân dân Phần Lan đă chiến đấu ngang ngửa và thắng nhiều trận. Hội Quốc Liên đứng về phía Phần Lan và trục xuất Liên Xô ra khỏi tổ chức quốc tế này.
Tuy nhiên trong một cuộc chiến toàn diện và lâu dài Phần Lan không phải là đối thủ của LX. Sau những trận đánh đầu, LX tăng cường lực lượng và mở các cuộc phản công. Phần Lan yếu thế. Năm 1940, hiệp ước Moscow được kư kết giữa hai nước và Phần Lan nhượng cho LX 11% lănh thổ để giữ được chủ quyền. Từ đó, sau khi vượt qua nhiều thử thách của Thế Chiến Thứ Hai, Chiến Tranh Lạnh, Phần Lan Hóa, quốc gia vùng Bắc Âu nhỏ bé này đă tồn tại và vươn lên để ngày nay là một trong những nước tiên tiến nhất thế giới trong nhiều lănh vực. Trong suốt 10 năm liền từ 2014 đến 2024 Phần Lan được World Happiness Report xếp hàng đầu trong số các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Cuối cùng sinh mệnh của một dân tộc vẫn nằm trong tay của dân tộc đó chứ không nằm trong tay ai khác.
Trần Trung Đạo