Cảnh báo 5 nguy cơ mất an toàn tài chính trong thế giới kỹ thuật số - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Cảnh báo 5 nguy cơ mất an toàn tài chính trong thế giới kỹ thuật số
Sự phát triển của công nghệ và hệ thống tài chính mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng kéo theo rủi ro bảo mật ngày càng gia tăng. Đáng chú ư, các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, từ đánh cắp tiền mă hóa, tấn công email đến phần mềm độc hại, đặt ra mối lo ngại lớn về an ninh tài chính. Theo cảnh báo từ các chuyên gia bảo mật, nhiều nguy cơ đang đe dọa người dùng cá nhân và doanh nghiệp, đ̣i hỏi các biện pháp bảo vệ chặt chẽ hơn.

Trojan SparkCat - mối đe dọa mới nhắm vào ví tiền điện tử

Một mối đe dọa mới vừa được Trung tâm Nghiên cứu nguy cơ an ninh mạng của Kaspersky phát hiện với tên gọi SparkCat, một loại Trojan đánh cắp dữ liệu hoạt động trên App Store và Google Play từ ít nhất tháng 3/2024. Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận về malware dựa trên nhận dạng quang học (OCR) trên App Store, cho phép tin tặc quét thư viện ảnh người dùng, đánh cắp ảnh chụp màn h́nh chứa cụm từ khôi phục ví tiền điện tử và các thông tin nhạy cảm khác, chẳng hạn như mật khẩu.


Trojan SparkCat - mối đe dọa mới nhắm vào ví tiền điện tử.

SparkCat không chỉ lây nhiễm qua các ứng dụng giả mạo mà c̣n ẩn ḿnh trong các ứng dụng hợp pháp bị nhiễm mă độc, khiến người dùng khó nhận diện. Các phần mềm độc hại này có thể xuất hiện dưới dạng ứng dụng nhắn tin, trợ lư AI, giao đồ ăn và đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến tiền điện tử. Điều này khiến người dùng dễ dàng tải về mà không mảy may nghi ngờ.

Theo Kaspersky, các ứng dụng nhiễm SparkCat không chỉ có mặt trên Google Play và App Store mà c̣n được phân phối qua các nền tảng không chính thức. Dữ liệu đo từ xa cho thấy, hơn 242.000 lượt tải đă được ghi nhận trên Google Play, khiến SparkCat trở thành một trong những Trojan đánh cắp tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay.

SparkCat là một trong những malware nguy hiểm v́ hoạt động âm thầm mà không để lại dấu hiệu đáng ngờ. Khi người dùng cấp quyền truy cập vào thư viện ảnh, malware sẽ quét toàn bộ ảnh để t́m kiếm các cụm từ khôi phục ví điện tử hoặc mật khẩu được lưu trong ảnh chụp màn h́nh. Công nghệ nhận dạng quang học (OCR) tích hợp học máy (Machine Learning) giúp nó phân tích văn bản trong ảnh, sau đó gửi dữ liệu bị đánh cắp đến máy chủ của tin tặc.

Các chuyên gia của Kaspersky đă phát hiện mă nguồn của SparkCat chứa các b́nh luận bằng tiếng Trung, đồng thời tên thư mục gốc trên iOS cũng có dấu hiệu cho thấy kẻ đứng sau thông thạo tiếng Trung. Tuy nhiên, hiện chưa có đủ bằng chứng để quy kết cụ thể nhóm tội phạm mạng nào đứng sau chiến dịch này.

SparkCat chủ yếu nhắm vào người dùng tại UAE, châu Âu và châu Á, nơi có số lượng lớn nhà đầu tư tiền điện tử. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng người dùng ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể trở thành nạn nhân, đặc biệt là những ai thường xuyên sử dụng ví điện tử và giao dịch tiền mă hóa.

Nhằm giảm thiểu nguy cơ bị SparkCat tấn công, các chuyên gia khuyến nghị không cấp quyền truy cập thư viện ảnh cho các ứng dụng không liên quan; xóa ngay ảnh chụp màn h́nh chứa thông tin nhạy cảm, đặc biệt là cụm từ khôi phục ví tiền điện tử; chỉ tải ứng dụng từ Google Play và App Store chính thức, tránh sử dụng các nền tảng không xác thực; kiểm tra đánh giá ứng dụng, tránh tải xuống các ứng dụng có lịch sử cập nhật bất thường hoặc quyền truy cập đáng ngờ.

Tấn công phishing AI: Lừa đảo tinh vi qua email và trang web giả

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ tạo ra đột phá trong công nghệ mà c̣n bị tội phạm mạng lợi dụng để nâng cấp các phương thức lừa đảo, đặc biệt là phishing AI. Các chuyên gia từ Kaspersky và Trend Micro cảnh báo rằng, tấn công lừa đảo sử dụng AI đang trở nên ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn, nhắm vào cả cá nhân lẫn doanh nghiệp với những kỹ thuật tinh vi hơn bao giờ hết.

Trước đây, các cuộc tấn công phishing thường dựa vào các email hoặc tin nhắn được gửi hàng loạt với nội dung giống nhau. Nhưng với AI, kẻ tấn công có thể tùy chỉnh nội dung email để đánh lừa từng cá nhân, dựa trên thông tin thu thập từ mạng xă hội, website công ty hoặc hồ sơ tuyển dụng. Email phishing ngày nay không chỉ mô phỏng phong cách viết của một cá nhân hoặc tổ chức cụ thể mà c̣n có thể đề cập chính xác đến các sự kiện gần đây trong công ty, khiến nạn nhân dễ mắc bẫy hơn.

Theo Trend Micro, 30% các cuộc tấn công phishing trong năm 2024 đă được hỗ trợ bởi AI, giúp hacker tạo ra nội dung lừa đảo cực kỳ thuyết phục. Cùng với đó, 62% người dùng tiền mă hóa được khảo sát từng gặp các email phishing AI giả mạo tổ chức tài chính nhằm đánh cắp thông tin đăng nhập.

Ngoài email giả mạo, công nghệ deepfake AI cũng đang trở thành vũ khí mới của tội phạm mạng. Kẻ tấn công có thể tạo giọng nói và h́nh ảnh giả mạo, mô phỏng CEO hoặc giám đốc tài chính của một công ty để yêu cầu chuyển khoản gấp. Kaspersky đă ghi nhận một vụ lừa đảo trong đó deepfake được sử dụng để giả mạo một cuộc họp trực tuyến, thuyết phục nhân viên chuyển 25,6 triệu USD mà không hề nghi ngờ.

Các hệ thống lọc email và bảo mật truyền thống vốn được thiết kế để phát hiện các mẫu email lừa đảo quen thuộc. Nhưng với AI, các email giả mạo có thể thay đổi ngôn ngữ và cấu trúc liên tục, khiến các bộ lọc khó phát hiện. AI cũng có thể kiểm tra phản ứng của nạn nhân trong thời gian thực, tinh chỉnh nội dung để tăng khả năng thành công.

Phương thức tấn công cuả Phishing AI là có thể tạo các email giả mạo từ các tổ chức tài chính hoặc ví tiền mă hóa để yêu cầu người dùng cung cấp thông tin nhạy cảm như mật khẩu, mă OTP, hoặc thậm chí chuyển tiền.

Trend Micro khuyến nghị, người dùng luôn kiểm tra địa chỉ email chính xác và không cung cấp thông tin cá nhân qua email; xác thực hai yếu tố (2FA) cũng là một lớp bảo vệ hiệu quả.

Ransomware: Mối nguy hại đối với doanh nghiệp

Ransomware vẫn là mối nguy hại hàng đầu hiện nay đối với các doanh nghiệp. Phần mềm gián điệp này nhắm vào các tổ chức và cá nhân, mă hóa dữ liệu quan trọng và yêu cầu tiền chuộc để giải mă. Các cuộc tấn công ransomware đă gia tăng trong năm 2024, đặc biệt nhắm vào các doanh nghiệp trong các ngành y tế, giáo dục và Chính phủ.

Theo CrowdStrike, số lượng các cuộc tấn công ransomware vào các tổ chức đă tăng 40% trong năm 2024. LockBit và Conti là những nhóm tấn công ransomware nổi bật, đă tấn công vào 500 tổ chức lớn, làm gián đoạn các dịch vụ quan trọng.

Các dấu hiệu của một cuộc tấn công ransomware bao gồm việc hệ thống trở nên chậm chạp hoặc không thể truy cập các tệp quan trọng. Một số ransomware c̣n hiển thị thông báo yêu cầu thanh toán tiền chuộc trên màn h́nh của người dùng. Ngoài ra, các cuộc tấn công ransomware có thể được thực hiện qua email phishing, tệp đính kèm độc hại hoặc khai thác lỗ hổng bảo mật chưa được vá trên hệ thống.

Theo đó, CrowdStrike khuyến cáo các tổ chức cần sao lưu dữ liệu định kỳ, cập nhật phần mềm bảo mật và sử dụng xác thực đa yếu tố để bảo vệ hệ thống khỏi ransomware.

Lỗ hổng bảo mật trong các ứng dụng di động

Lỗ hổng bảo mật trong các ứng dụng di động tiếp tục là một vấn đề lớn. Các hacker có thể lợi dụng lỗ hổng bảo mật trong các ứng dụng không chính thức hoặc những ứng dụng chưa được cập nhật để cài đặt malware vào thiết bị của người dùng.

Theo số liệu chứng minh của ESET, hơn 150 ứng dụng độc hại trên Google Play trong năm 2024 đă được đơn vị này phát hiện, khiến hơn 1 triệu người dùng bị ảnh hưởng. Những ứng dụng này yêu cầu quyền truy cập không cần thiết và có thể cài mă độc để thu thập thông tin cá nhân.

Phương thức tấn công của các hacker là sử dụng lỗ hổng trong các ứng dụng không chính thức hoặc ứng dụng có phần mềm độc hại cài sẵn để chiếm đoạt thông tin tài chính và danh bạ cá nhân.

Để nhận diện, người dùng nên kiểm tra quyền truy cập của các ứng dụng, tránh tải các ứng dụng từ nguồn không rơ ràng và chú ư đến đánh giá, xếp hạng của ứng dụng.

ESET cũng khuyến cáo người dùng chỉ tải ứng dụng từ nguồn chính thức, kiểm tra quyền truy cập ứng dụng và sử dụng phần mềm diệt virus cho thiết bị di động.

Tấn công zero-day đe dọa hệ thống doanh nghiệp

Tấn công zero-day là h́nh thức khai thác các lỗ hổng bảo mật chưa có bản vá hoặc chưa được phát hiện trước đó bởi nhà phát triển phần mềm. V́ các lỗ hổng này chưa được nhận diện hoặc khắc phục, hacker có thể lợi dụng chúng để tấn công vào hệ thống doanh nghiệp, ứng dụng web và dịch vụ đám mây, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Theo báo cáo của McAfee và CrowdStrike, số lượng tấn công zero-day đă tăng 25% trong năm 2024, đặc biệt là các cuộc tấn công vào hệ thống quản lư đám mây và ứng dụng web doanh nghiệp. Mặc dù lỗ hổng chưa được biết đến vào thời điểm tấn công, nhưng sau khi điều tra, các chuyên gia bảo mật đă phát hiện các cuộc xâm nhập này bắt nguồn từ những lỗ hổng chưa từng được vá trước đó.

Phương thức tấn công của hacker là thường t́m kiếm các lỗ hổng chưa được công khai trong phần mềm doanh nghiệp, ứng dụng web hoặc hệ thống quản lư đám mây. Sau đó, chúng thực thi mă độc để chiếm quyền điều khiển hệ thống; đánh cắp dữ liệu doanh nghiệp, bao gồm thông tin khách hàng, tài chính, hoặc dữ liệu nội bộ; tạo cửa hậu (backdoor) để có thể tiếp tục xâm nhập mà không bị phát hiện, ngay cả khi lỗ hổng đă bị vá sau đó.

Để nhận diện phương thức tấn công zero-day rất khó, thường các doanh nghiệp, tổ chức chỉ phát hiện khi hệ thống bị xâm nhập và xuất hiện dấu hiệu bất thường như hiệu suất giảm, dữ liệu bị thay đổi hoặc ṛ rỉ; các hệ thống giám sát bảo mật (SIEM, IDS/IPS) ghi nhận các hành vi đáng ngờ nhưng không có bản vá nào có thể khắc phục ngay lập tức.

Tấn công zero-day là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất v́ không có cảnh báo trước và không có biện pháp pḥng ngừa tức thời. Do đó, McAfee và CrowdStrike khuyến cáo doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu rủi ro từ tấn công zero-day: Cập nhật phần mềm thường xuyên để giảm thiểu lỗ hổng có thể bị khai thác; sử dụng công cụ phát hiện xâm nhập (IDS/IPS) để nhận diện hoạt động bất thường trước khi hacker có thể khai thác lỗ hổng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức cần thực hiện kiểm tra bảo mật định kỳ (Penetration Testing) để t́m và khắc phục các điểm yếu tiềm ẩn trong hệ thống trước khi hacker lợi dụng chúng; trang bị cấu h́nh bảo mật mạnh mẽ cho hệ thống quản lư đám mây để hạn chế quyền truy cập không mong muốn.

VietBF@sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

goodidea
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 18 Hours Ago
Reputation: 206907


Profile:
Join Date: Mar 2020
Posts: 48,863
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	34.jpg
Views:	0
Size:	98.2 KB
ID:	2487980
goodidea_is_offline
Thanks: 67
Thanked 2,965 Times in 2,531 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 33 Post(s)
Rep Power: 63 goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10
goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10goodidea Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 04:11.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10166 seconds with 14 queries