Ông Trump đẩy Trung Quốc rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan: Phớt lờ hay trả đũa Mỹ?
Các nhà lănh đạo ở Bắc Kinh vào một t́nh thế tiến thoái lưỡng nan: Nên phớt lờ mức thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố hay trả đũa? Ảnh IT
Theo Telegraph, nếu giới lănh đạo Trung Quốc lựa chọn phớt lờ th́ có nguy cơ bị coi là yếu kém trong mắt người dân khi Bắc Kinh đang định vị ḿnh là một cường quốc đang trỗi dậy, c̣n Mỹ được mô tả là đang phải chịu sự suy thoái không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, hành động trả đũa mạnh mẽ từ Bắc Kinh cũng có nguy cơ gây ra một cuộc chiến thương mại toàn cầu, thậm chí có thể gây thiệt hại cho Trung Quốc nhiều hơn là Mỹ. Thặng dư thương mại (tổng giá trị xuất khẩu cao hơn tổng giá trị nhập khẩu) của Trung Quốc đă đạt gần 1 ngh́n tỷ USD vào năm ngoái. Điều đó cho thấy, sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay phần lớn dựa vào xuất khẩu.
Phản ứng ban đầu của Trung Quốc vào Chủ Nhật sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lệnh áp thêm 10% thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trước đó 1 ngày được đánh giá là thận trọng: Bộ thương mại Trung Quốc cho biết họ sẽ phản đối mức thuế quan mới tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sẽ thực hiện "biện pháp để bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích của ḿnh". Nhưng Bộ này cũng kêu gọi Mỹ "tăng cường hợp tác" trong khi WTO được cho là đă mất đi phần lớn quyền lực kể từ năm 2019.
Trước đó, Trung Quốc cho thấy họ không chỉ sẵn sàng trả đũa thuế quan mà c̣n sẵn sàng "chiến đấu" đến cùng.
Vào đầu tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đă dừng xuất khẩu sang Mỹ các khoáng sản quan trọng như antimon và gali, được sử dụng trong sản xuất một số chất bán dẫn. Lệnh cấm xuất khẩu này là nhằm trả đũa quyết định của ông Biden một ngày trước đó nhằm mở rộng lệnh hạn chế chuyển giao công nghệ sang Trung Quốc của Mỹ.
Phản ứng của Bắc Kinh vượt xa mọi hạn chế xuất khẩu trước đó: Lần đầu tiên, Bắc Kinh đă chính thức cấm các quốc gia khác mua các khoáng sản này tái xuất khẩu sang Mỹ. Trước đây, Trung Quốc đă chỉ trích lệnh cấm như vậy, mô tả chúng là một h́nh thức tài phán không công bằng, can thiệp vào thương mại quốc tế.
Trên thực tế, một ṿng xoáy tăng dần các hạn chế thương mại là những ǵ đă xảy ra trong chính quyền Trump trước đây. Trung Quốc đă đáp trả đợt thuế quan đầu tiên của ông Trump vào năm 2018 bằng các h́nh phạt đối với hàng xuất khẩu của Mỹ. Nhưng khi ông Trump áp đặt thêm các đợt thuế quan mới, Bắc Kinh đă hết hàng xuất khẩu của Mỹ để nhắm mục tiêu. Trung Quốc bán hàng hóa sang Mỹ nhiều gần gấp bốn lần so với lượng hàng họ mua.
Trung Quốc và chính quyền Trump đă đồng ư dừng leo thang thuế quan vào tháng 1/2020, nhưng vẫn giữ nguyên hầu hết các mức thuế đă áp dụng.
Hiện các chuyên gia Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh lần này đă nhận thức được rằng phản ứng mạnh mẽ sẽ gây ra hai rủi ro lớn.
Việc hạn chế xuất khẩu hơn nữa có thể khiến các công ty đa quốc gia ngừng đầu tư vào Trung Quốc và chuyển các nhà máy mới của họ sang các quốc gia khác. Một rủi ro khác là việc hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc có thể gây ra phản ứng tiếp theo từ Tổng thống Trump. Ông Trump đă cho biết ông có thể tăng thuế nếu Trung Quốc trả đũa.
VietBF@ Sưu tập