Khi đi qua trước pḥng gác-dang, có tiếng gọi :
- Ông Georges ! Ông Georges !
Georges cũng là tên của ông Năm. Người Pháp phát âm Năm thành Nam, nghe lơ lớ chói lỗ tai, nên ông lấy đại tên Georges cho dễ gọi dễ kêu.
Bà gác-dang bước ra trao cho ông một điện tín, nói :
- Vừa mới tới. Tôi định lên nhà đưa cho ông th́ ông xuống đây.
Ông Năm run tay mở bức điện tín. Gịng chữ ngắn ngủn hiện lên nhảy múa :
- "Đă có xuất cảnh. Lo vé máy bay cho em. Mai".
Điếu thuốc trên môi bỗng rơi xuống đất. Ông Năm có cảm giác như ḿnh đang lên cơn sốt. Ông đọc lại điện tín một lần nữa, hai tay phải gồng cứng lại mới kềm được tờ giấy đứng yên căng thẳng dưới mắt. Ông nói cho ḿnh nghe :
- "Đúng rồi ! Bả được xuất cảnh rồi !". Bà gác-dang nghiêng đầu lo lắng :
- Có sao không ? Có chuyện ǵ không ? Ông Georges ?
Tiếng bà ta lôi ông Năm về thực tại. Ông nh́n bà ta, mỉm cười, rồi nắm lấy tay bà ta lắc mạnh :
- Cám ơn bà ! Cám ơn bà nhiều ! Tôi thật không biết nói ǵ cho phải. Bà thật tốt bụng ! Quá tốt bụng ! Cám ơn ! Cám ơn !
Giọng ông thật thành khẩn, làm như chính bà đă cho giấy xuất cảnh ! Bà ta không hiểu ǵ cả, vừa ngạc nhiên vừa buồn cười trước thái độ của ông Năm. Bà ấp úng
- " Nhưng mà… Nhưng mà…" trong lúc ông Năm buông bà ra để chạy lên cầu thang. Nữa chừng, sực nhớ ra, ông dừng lại nghiêng người nói vói xuống :
- Điện tín của vợ tôi ở Việt Nam. Bả nói bả sẽ qua đây ở với tôi ! Cám ơn ! Cám ơn nhiều !
Rồi ông phóng lên cầu thang, nhảy hai bậc một, nhanh như sóc, nhẹ như hưu. Làm như ông mới có hai mươi tuổi !
Vào pḥng, ông ngă người lên giường, thở hổn hển. Cái tuổi hai mươi bất thần t́m lại chỉ đủ giúp ông trèo hết bốn mươi tám nấc thang thôi !
Một lúc sau, ông cầm điện tín lên, đọc lại một lần nữa. Thật rơ ràng mà ! Đây nè, hàng chữ không bỏ dấu :
- " Da co xuat canh. Lo ve may bay cho em. Mai"
Đọc là hiểu ngay ! C̣n Mai là tên của bả rồi, chớ c̣n ai vô đây nữa ! Cái tên dễ thương mà ḿnh đă thương từ mấy chục năm, không c̣n lộn với ai được. Vậy là chỉ c̣n có vé máy bay nữa là xong.
Ông nhỏm người lên nh́n tấm lịch tháng treo gần đó để thấy rằng ḿnh bỗng quên mất hôm nay là thứ bảy ! Vậy phải đợi thứ hai mới vào sở lo vụ này được. Ông lại nằm xuống.
Dễ thôi ! Nhờ thằng Durand đánh cái télex là xong ngay.
Ờ… nhưng ḿnh cũng phải gởi cái điện tín về cho bả mừng. Tội nghiệp ! Không biết ai chạy lo cho bả cái xuất cảnh, chớ bả th́ lo khỉ ǵ được với cái tánh hiền khô và nhát hít của bả.
Nghĩ đến đó, ông Năm bỗng thấy thương vợ vô cùng. Cái người đàn bà hiền khô và nhát hít đó đă về làm vợ ông từ hơn ba mươi năm, trước sau như một, theo chồng như một cái bóng. Ngoài chuyện không có con, chẳng thấy bao giờ bà làm bận tâm ông.
Con nhà giàu ở G̣ Công, học ở Marie Curie, vậy mà cô gái có cái tên Trần thị Lệ Mai đó đă có một quan niệm sống thật cổ điển, thật Á đông. Và khi trở thành bà Trần văn Năm, luôn luôn bà đối xử với bên chồng thật vuông tṛn và xem việc nội trợ như một thiên chức !
Hồi xưa, bạn bè vẫn nói là "thằng Năm trúng số độc đắc"
hoặc "đẻ bọc điều mới có người vợ như vậy".
Ông th́ nghĩ rằng tại vợ ḿnh hiền khô và nhát hít nên chẳng dám làm phiền ai bao giờ. Có lẽ nhờ vậy mà ai cũng thương…
Ông lại nhỏm dậy nh́n tấm lịch. Trên đó ông có ghi bằng marker đỏ con số 10 to bằng nửa bàn tay ở gốc trái.
Vậy mà cũng đă mười năm xa nhau ! Mỗi năm mua lịch, ḿnh ngồi nắn nót viết con số lên đó giống như người tù bị lưu đày ghi số năm mà ḿnh biệt xứ. Có khác là người tù c̣n biết ngày được thả chớ c̣n ḿnh th́ mù tịt.
Đă tưởng vĩnh viễn sống một ḿnh rồi… chết cũng một ḿnh trên đất lưu vong này, nào ngờ Trời c̣n thương ḿnh nhiều quá !
Ông ngồi hẳn dậy đốt điếu thuốc, khói thuốc thật thơm thật ngọt. Vậy mà cũng đă mười năm xa nhau ! Mười năm… lâu lắm chớ ! Vậy mà sao vẫn thấy c̣n thương c̣n nhớ. Lạ quá ! Có phải như vậy người ta gọi là chung thủy hay không !
Rồi ông nh́n quanh. Nhà cửa thiệt là lượm thượm, phải dọn dẹp laị coi cho nó được một chút. Vậy là ông đứng lên đẩy ghế, đẩy bàn, quên mất là ḿnh c̣n mặc bộ đồ lớn để đi khu 13 và làm như bà Năm sắp qua tới bây giờ !
Vừa làm vừa nói một ḿnh, lâu lâu ông ngừng lại hít một hơi thuốc thật sảng khoái.
Hai cái fauteuils này cho sát vào tường, kê gần nhau để cùng ngồi coi télé. Cái télé nằm đó được rồi. Cái bàn ăn nhích qua một chút để có chỗ kéo cái nệm dưới gầm giường ra. Bả trên giường, ḿnh dưới đất, tạm ổn trong khi chờ đợi kiếm nhà khác rộng hơn.
Cái tủ búp-phê đẩy tới một chút là nằm ngang với bàn ăn. Mẹ nó ! Coi vậy mà cũng nặng ớn ! Ông đứng lên thở hổn hển, nh́n quanh. Bây giờ coi có nét rồi đó.
À ! Cái màn cửa sổ, phải tháo xuống đem giặt, cho nó
"sáng" ra mới được.
Rồi ông vào buồng tắm thay đồ. Đồ đạc ở đây th́ sạch sẽ rồi, khỏi lo. À ! C̣n cái tủ quần áo ở bên pḥng ngoài nữa. Phải thu gọn lại cho có chỗ để bả để quần áo chớ ! Ông bỗng ph́ cười. Làm như ḿnh sắp cưới vợ vậy ! Mà thiệt ! Sau mười năm xa cách, gặp lại nhau cũng giống như cưới nhau lần nữa chớ ǵ !
Ông soi gương chải lại tóc. Tóc ḿnh mới có mấy sợi bạc thôi. Mặt mũi hăy c̣n "nét" lắm, ai mà nói ḿnh sắp sáu mươi ? Cô dâu qua đây thấy chú rể như vầy là nh́n… rớt con mắt !
Ông Năm bỗng nghe ḷng vui rộn ră, giống như tâm trạng ngày xưa, thuở c̣n trẻ, lúc sửa soạn đi đến nơi hẹn với người con gái tên Trần thị Lệ Mai…
...Vậy là trưa thứ bảy này ông Năm không thấy đói ! Tuy vậy, cũng phải "bỏ bụng" một cái ǵ,v́ thói quen hơn là v́ nhu cầu. Ông mở tủ lạnh lấy một trái cà tô-mát và một miếng thịt ḅ.
Cà xắt khoanh, không dầu không dấm, thịt nướng trần trên vỉ sắt không muối không bơ.
Làm cho "lấy có"
và ăn cũng cho "lấy có" . Bởi v́ tâm hồn ông đang măi phiêu bồng ở đâu đâu xa lắm, h́nh như là ở G̣ Công quê vợ, ở Gia Định quê ḿnh, ở những ngày đầu "hai đứa gặp nhau" (Tiếng nói của t́nh yêu là một chuỗi dài im lặng !),ở rạp hát bóng Đại Nam là nơi "hai đứa hẹn ḥ" (Dù trời mưa anh cũng tới. Em nghe không ?), ở Đà Lạt ít lâu sau đó.
Chao ôi ! Đẹp quá ! Dễ thương quá ! T́nh yêu là cái ǵ mà sao măi măi vẫn c̣n nguyên, như mới hôm qua hôm kia…
******************** *