Năm 1996 tôi đến Mỹ, việc trước tiên của tôi là t́m hiểu tại sao năm 1975 Việt Nam Cọng Ḥa bị mất nước …? Và tôi đă có ngay câu trả lời là do người Mỹ đă phản bội nhân dân Miền Nam Việt Nam.
Mười năm sau th́ tôi lại có thể kết luận rằng Nixon và Kissinger đă làm hết sức của họ rồi, và không ai làm hay hơn họ.
Và rồi đến năm 2010, khi hoàn tất quyển sách “Giải Mă Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam”, th́ tôi đành phải thừa nhận rằng nỗi đau của các nhà lănh đạo ở Hà Nội càng đau hơn Nguyễn Văn Thiệu nhiều.
Năm 1972, ngày 14-1, Đại sứ Bunker đến gặp Tổng thống Thiệu và tŕnh bày về bài diễn văn mà Tổng thống Nixon sắp đọc trước Quốc hội Mỹ trước khi ông đi Bắc Kinh.
V́ trong bài diễn văn có nói tới việc lâu nay Mỹ đă thương lượng mật với Hà Nội nhưng không kết quả, trong khi đó Mỹ và VNCH đă hạ mức tối đa những thỏa thuận có thể được như là : “Tổng thống Thiệu và phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ từ chức sau 5 tháng kư kết hiệp ước, tháng kế tiếp sẽ tổ chức bầu cử Tổng thống mới cho chính phủ Liên hiệp 3 thành phần…”
Tổng thống Thiệu ngạc nhiên và nói rằng trước đây ông đă có đồng ư với Tướng Haig, phụ tá của Kissinger, là ông sẽ từ chức sau 6 tháng kư hiệp ước ḥa b́nh. Tuy nhiên ông cũng có dặn Haig rằng khi nào Nixon chuyển cho Hà Nội đề nghị đó th́ báo ho ông biết. Nhưng nay bản nháp của bài diễn văn cho thấy Mỹ đă trao đề nghị đó cho Hà Nội mà không hề thông báo cho ông biết.
Thực ra Kissinger cũng tính là sẽ thông báo cho Thiệu sau khi gặp Lê Đức Thọ và chuyển đề nghị cho Thọ. Nhưng v́ Thọ liên tục tránh mặt ( Bận đi Mạc Tư Khoa để xin quân viện đánh tràn vào Nam ) nên Tướng Walters, đại diện của Kissinger tại Paris, đành phải trao một bản đề nghị bằng giấy tờ cho Lê Đức Thọ để cho Thọ xem trước ( Mới chỉ là bản nháp ).
Và cho tới nay Lê Đức Thọ không trả lời trả vốn ǵ hết cho nên Kissinger vẫn coi như là Hà Nội chưa nhận được; v́ vậy mà ông không thông báo cho Tổng thống Thiệu. Không ngờ trong khi Hà Nội chưa trả lời th́ Tổng thống Nixon muốn tŕnh bày với dân chúng Hoa Kỳ là Hà Nội đă nhận được rồi, nghĩa là đă có đưa rồi.( Về việc Tổng thống Thiệu sẽ từ chức sau 6 tháng kư kết hiệp ước ).
Biết được sự không hài ḷng của Tổng thống Thiệu, Bunker cố gắng thuyết phục Thiệu thông cảm cho hoàn cảnh của Nixon. Mục đích chính của bài diễn văn là một tuyên bố hủy bỏ tất cả những chuyện mật đàm từ trước tới nay với Hà Nội cho nên chuyện Tổng thống Thiệu chấp nhận từ chức sẽ không c̣n giá trị.
Vả lại nêu nó ra trong bài diễn văn chỉ nhằm đề cao thiện chí ḥa b́nh của Tổng thống Thiệu chứ không tổn hại ǵ đến uy danh của Tổng thống.
Tổng thống Thiệu nhận bản dự thảo bài diễn văn và nói rằng ông cần có thêm 1 đêm để suy nghĩ. Đêm hôm đó ông làm một việc bất thường là viết một bản liệt kê chi tiết những thủ đoạn lừa gạt tinh tế của chính quyền Nixon.
Hồi kư của Kissinger đă thú nhận :
“Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của ông, một kẻ sau này đă chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân ông, đất nước ông và ngay cả ngoài ṿng quyết định của chúng ta…” ( Henry Kissinger, Years of Upheaval, 1981, Bản dịch của Xuân Khuê ).
Trong khi đó cho tới nay vẫn không ai biết rằng câu nói trên cũng xứng đáng trao tặng cho Lê Duẫn và Lê Đức Thọ nữa. Họ đă thật sự…“chiến bại” bởi những hoàn cảnh ngoài tầm hiểu biết của họ.
BÙI ANH TRINH