Theo Reuters, 3 vị tướng này nằm trong danh sách 500 sĩ quan Triều Tiên được cử tới Nga, trong đó một người có thể giữ vai tṛ đại diện của Chủ tịch Kim Jong Un.
8.000 quân Triều Tiên đă có mặt tại Kursk
Hăng tin Reuters (Anh) ngày 1/11 dẫn lời Phó Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Robert Wood cho hay, Mỹ đă nhận được thông tin rằng, “ngay lúc này” 8.000 quân Triều Tiên đă tập hợp ở tỉnh Kursk (Nga).
“Tôi có một câu hỏi rất tôn trọng dành cho những người đồng nghiệp Nga: Moscow vẫn tiếp tục duy tŕ quan điểm rằng không có quân đội Triều Tiên ở Nga ư?” – ông Wood nói khi tŕnh bày trước Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
Mỹ cho biết 8.000 quân Triều Tiên đă có mặt tại Kursk. Ảnh: Asahi
Đại diện của Nga trong Hội đồng Bảo An ở thời điểm đó đă không phản hồi lại ông Wood. Về phần Triều Tiên, theo Reuters, B́nh Nhưỡng ban đầu phủ nhận việc điều quân tới Nga, nhưng sau đó đă bảo vệ ư tưởng triển khai quân đội và nhấn mạnh rằng đây là điều phù hợp với luật pháp quốc tế.
Đài KCNA hôm 25/10 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Jong Gyu cho biết, việc điều quân hay không đều nằm trong thẩm quyền của Bộ Quốc pḥng nước này, tuy nhiên, “nếu thông tin mà truyền thông quốc tế đưa ra là thật th́ tôi tin rằng đó sẽ là động thái đáp ứng các quy định của luật pháp quốc tế”.
Với tuyên bố trên, B́nh Nhưỡng tiếp tục phản ứng tương tự như Moscow trong việc không xác nhận, nhưng cũng không phủ nhận việc đă điều quân sang Nga.
Phát biểu trong cuộc họp báo ở Washington với sự có mặt của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Hàn Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken lưu ư, trong số 8.000 quân Triều Tiên có mặt tại Kursk, Mỹ “vẫn chưa thấy họ được triển khai chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine, nhưng dự kiến điều đó sẽ diễn ra trong vài ngày tới”.
Theo ông Blinken, Nga đă huấn luyện lực lượng Triều Tiên về cách vận hành pháo, máy bay không người lái (UAV), cũng như các hoạt động bộ binh cơ bản.
“Điều này cho thấy họ (Nga) có ư định sử dụng lực lượng Triều Tiên trong các hoạt động tiền tuyến” – Ông Blinken nói.
Bộ trưởng Austin cho biết thêm rằng, Moscow đă cung cấp cho quân đội Triều Tiên quân phục và trang thiết bị của Nga. Đây là một dấu hiệu khác cho thấy họ có khả năng sẽ được triển khai ở tuyến đầu.
Ông Austin cảnh báo, việc triển khai quân Triều Tiên cũng khó có thể khiến Ukraine mất đi lợi thế ở Kursk: “10.000 quân Triều Tiên cũng không đủ để thay thế số quân mà Nga đă mất trong cuộc giao tranh tới nay.
Nếu quân Triều Tiên tham gia vào các hoạt động chiến đấu hoặc hỗ trợ chống lại Ukraine, họ sẽ tự biến ḿnh thành mục tiêu quân sự hợp pháp”.
Trước đó, Mỹ ước tính 10.000 quân Triều Tiên đang có mặt tại Nga, trong khi Hàn Quốc và Ukraine lần lượt đưa ra các con số 11.000 và 12.000.
Ông Blinken và ông Austin cho biết, hiện Mỹ đang đàm phán với Hàn Quốc và các đồng minh châu Âu về bước tiếp theo, đồng thời lưu ư rằng, gói viện trợ bổ sung cho Ukraine sẽ sớm được công bố.
Ukraine nói Triều Tiên điều 3 tướng cấp cao tới Nga
Theo Reuters, chính phủ Ukraine đă công bố tên 3 vị tướng Triều Tiên mà họ cho là đang đồng hành cùng hàng ngh́n quân Triều Tiên được triển khai tới Nga.
Trong bài phát biểu được chuẩn bị trước tại Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc hôm 30/10, phái đoàn Ukraine cho biết 3 tướng này nằm trong số ít nhất 500 sĩ quan Triều Tiên được cử tới Nga.
Theo thông tin mà Kiev nắm được, quân Triều Tiên được phân thành ít nhất 5 đội h́nh, mỗi đội h́nh gồm 2.000 – 3.000 quân. Số binh sĩ này được xen lẫn vào các đơn vị của Nga để “che giấu sự hiện diện”.
Cái tên đầu tiên trong danh sách mà Ukraine đưa ra là Thượng tướng Kim Yong Bok, tướng lĩnh cấp cao chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên, trong đó có Quân đoàn XI – c̣n được gọi là “Quân đoàn băo táp”.
Chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Stimson (trụ sở tại Mỹ) Michael Madden cho biết, vai tṛ của ông Kim Yong Bok “thậm chí c̣n lớn hơn” thông tin mà Kiev đưa ra.
Theo đó, ông Kim được cho là đang điều hành Cục Hướng dẫn Huấn luyện bộ binh hạng nhẹ của Lục quân Triều Tiên (KPA), bao gồm Quân đoàn XI, cũng như các đơn vị bộ binh hạng nhẹ được triển khai đến các quân đoàn KPA và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đặc biệt cho Tổng cục trinh sát (cơ quan t́nh báo chủ lực của Triều Tiên).
Tính riêng năm nay, tướng Kim Yong Bok đă xuất hiện tại 7 sự kiện với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, trong đó có các cuộc tập trận của lực lượng đặc biệt.
“Đây là đợt triển khai lớn và gần như chưa từng có đối với KPA” – Ông Madden nói với Reuters, đồng thời bày tỏ quan điểm cho rằng ông Kim Yong Bok đến Nga với tư cách là người đại diện cho Chủ tịch Kim Jong Un.
“Tôi cho rằng có một số nhiệm vụ hành chính và liên lạc cần thực hiện nên ông Kim Jong Un đă cử ông Kim Yong Bok làm người ra quyết định ủy nhiệm cho tới khi sự hiện diện của các đơn vị KPA được thiết lập đầy đủ” – Vị chuyên gia nêu quan điểm.
Hăng thông tấn Kyodo (Nhật Bản) hôm 26/10 cũng đăng tải thông tin về việc ông Kim Yong Bok, đồng thời tuyên bố họ đă có trong tay danh sách các sĩ quan quân đội Triều Tiên được cử tới Nga, và ông Kim đứng đầu danh sách này.
“Hiện ông Kim Yong Bok là Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên” – Kyodo cho hay.
Mặc dù chưa thể xác định thời điểm chính xác ông Kim nhập cảnh vào Nga nhưng hăng tin Nhật lưu ư, đă có các báo cáo ghi nhận rằng ông Kim “có mặt tại Nga từ ngày 17/10”.
Hai sĩ quan cấp cao khác mà Ukraine xác định được bao gồm Thượng tướng Ri Chang Ho, Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm Cục trưởng Tổng cục Trinh sát Triều Tiên, và Thiếu tướng Sin Kum Cheol, Cục trưởng Tổng cục Tác chiến Triều Tiên.
Với tư cách là người đứng đầu cơ quan t́nh báo Triều Tiên, Thượng tướng Ri Chang Ho đă bị Hàn Quốc đưa vào danh sách trừng phạt, cáo buộc ông tham gia giám sát các nỗ lực tấn công mạng quy mô lớn vào Hàn Quốc nhằm đánh cắp công nghệ và ngoại tệ.
Tương tự như ông Kim Yong Bok, ông Ri Chang Ho cũng tháp tùng nhà lănh đạo Kim Jong Un đến nhiều “sự kiện bất thường” trong năm nay, trong đó có cuộc thanh tra một căn cứ hải quân ở bờ biển phía đông.
Theo chuyên gia Madden, thông tin về sự nghiệp của Thiếu tướng Sin Kum Cheol vẫn chưa rơ ràng, nhưng với cấp bậc một sao, ông Sin được dự đoán sẽ nắm quyền chỉ huy quân đội Triều Tiên ở Nga sau khi hai ông Kim Yong Bok và Ri Chang Ho rời đi.
Cơ quan t́nh báo Hàn Quốc lưu ư, một số tướng lĩnh Triều Tiên có thể đă đồng hành cùng lực lượng được điều tới các vùng chiến trường.
VietBF@ Sưu tập