Sau bữa cơm với nấm luộc, nam thanh niên 25 tuổi nhập viện trong t́nh trạng loạn thần, ảo giác, rên la vật vă và buồn nôn.
Các loại nấm mọc dại có khả năng chứa độc tố gây hại con người. Ảnh: Freepik.
Khai thác nhanh từ phía gia đ́nh, bệnh nhân không dùng các chất kích thích. Trước đó, anh có hái nấm trong vườn nhà để luộc lên ăn. Sau khoảng 1 giờ, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng kể trên.
Các bác sĩ khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) nhanh chóng xác định bệnh nhân bị ngộ độc do ăn nhầm nấm độc. Người bệnh được kiểm soát các dấu hiệu sinh tồn, rửa dạ dày, giải độc không đặc hiệu bằng bơm than hoạt tính vào dạ dày, nhuận tràng, truyền dịch thải độc bằng bài niệu cưỡng bức, chống loạn thần.
Sau hơn 1 giờ điều trị, ư thức bệnh nhân tỉnh táo trở lại. Các dấu hiệu lâm sàng ổn định, các xét nghiệm trong giới hạn b́nh thường. Hiện, sức khỏe của anh đă hồi phục, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Theo các bác sĩ, ngộ độc do ăn nhầm nấm độc là t́nh huống ít gặp trên lâm sàng. Trong số khoảng 10.000 loài nấm trên thế giới, ước tính có khoảng 50-100 loài có độc. Trong hầu hết trường hợp, việc xác định nấm có độc hay không khá khó khăn nếu không có kinh nghiệm.
Đối với trường hợp trên, bệnh nhân có thể điều trị khỏi là do gia đ́nh phát hiện sớm nên được cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó, loại nấm mà người bệnh ăn phải thuốc nhóm nấm độc có triệu chứng cấp tính.
Loại nấm này ít nguy hiểm hơn đối với nhóm nấm gây triệu chứng muộn (trên 6 giờ sau khi ăn) do chúng có độc tính nguy hiểm, có khả năng gây suy đa phủ tạng dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên ăn các loại nấm mọc dại nếu không hiểu về nó. Độc tố trong nấm có thể gây ra ngộ độc hay thậm chí là đe dọa sự sống của con người.
Hầu hết trường hợp ngộ độc do nấm đều không có chất giải đặc hiệu và cũng rất khó khăn trong việc xác định chính xác loại độc tố trong cây nấm.