Lười tập thể dục là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Hăy duy tŕ thói quen vận động ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ gặp phải các t́nh trạng sức khỏe dưới đây.
1. Những người lười tập thể dục có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp
Lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Chúng ta không thường xuyên vận động dẫn đến việc cơ tim không được tập luyện đủ, làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả và gây áp lực lớn hơn lên các thành mạch. Điều này dẫn đến huyết áp cao .
Không những thế, lối sống tĩnh tại, ít vận động thường đi kèm với t́nh trạng thừa cân, tích tụ mỡ thừa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Thói quen vận động thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu, giảm mỡ thừa và tăng sức khỏe tim mạch, nhờ đó giúp duy tŕ huyết áp ở mức ổn định.
Bởi vậy, tập thể dục đều đặn có vai tṛ rất quan trọng để pḥng ngừa và kiểm soát huyết áp cao .
2. Nguy cơ đái tháo đường type 2
Nếu không tập thể dục thường xuyên, lượng đường dư thừa sẽ nằm trong máu thay v́ được đưa vào cơ bắp để sử dụng làm năng lượng, làm gián đoạn phản ứng của cơ thể với insulin. Điều này có thể dẫn đến t́nh trạng kháng insulin , cơ thể không c̣n giải phóng đủ insulin để các tế bào hấp thụ, dẫn đến đường huyết cao mạn tính...
Bên cạnh đó, lười vận động cũng thường đi kèm với thừa cân, béo ph́ . Ba yếu tố này có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 . Tập thể dục đều đặn giúp kiểm soát tốt cân nặng và giảm t́nh trạng kháng insulin, kết quả giảm nguy cơ tiến triển đái tháo đường type 2.
3. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ
Không tập thể dục khiến cho mức cholesterol xấu (LDL) tăng cao hơn, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ.
Khi duy tŕ thói quen vận động đều đặn, lượng cholesterol xấu (LDL) giảm xuống và lượng cholesterol tốt (HDL) tăng lên, điều này rất hữu ích trong việc hạn chế h́nh thành xơ vữa động mạch và tăng tác dụng bảo vệ tim mạch.
4. Tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Lười hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng , do quá tŕnh tiêu hóa bị chậm lại khi ít vận động, khiến chất thải gây độc nằm và tiếp xúc trong ḷng ruột già lâu hơn, trong đó có cả chất gây ung thư đại tràng.
Nghiên cứu cũng cho thấy, nguy cơ phát sinh ung thư vú cao hơn ở những phụ nữ lười vận động và không tập thể dục. Tập thể dục giúp điều chỉnh lượng hormone, khi nội tiết tố nữ mất cân bằng, nguy cơ ung thư vú tăng cao.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, tập thể dục thường xuyên giúp điều chỉnh nội tiết và giảm lượng hormone có thể gây ra khối u ác tính.
5. Dễ bị stress và trầm cảm
Ngoài những rắc rối về thể chất, bạn cũng có thể gặp phải những vấn đề tiêu cực về tinh thần. Nghiên cứu cho thấy những người ít vận động có nhiều khả năng bị trầm cảm và lo lắng cao hơn.
Khi bạn tập thể dục đều đặn, các chất hóa học được giải phóng trong cơ thể như dopamine, endorphin… giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng .
Những người ít vận động có nhiều khả năng bị trầm cảm và lo lắng cao hơn.
6. Tăng cân và béo ph́
Tăng cân, béo ph́ là những hệ quả tất yếu từ lối sống ít vận động. Điều này là do các nguyên nhân như:
- Giảm tiêu hao năng lượng: Lười hoạt động thể chất làm giảm mức tiêu hao calo, nếu lượng calo nạp vào cơ thể qua thực phẩm vượt quá lượng calo tiêu hao, sẽ dẫn đến tích tụ mỡ thừa.
- Tăng cảm giác thèm ăn: Lười vận động có thể ảnh hưởng đến các hormone điều chỉnh cảm giác đói và no, như leptin và ghrelin. Điều này có thể dẫn đến cảm giác đói nhiều hơn và tiêu thụ thực phẩm nhiều hơn, làm tăng nguy cơ tăng cân.
- Khối lượng cơ thấp: Cơ bắp đóng vai tṛ quan trọng trong việc tiêu hao năng lượng, người có ít cơ hơn sẽ đốt cháy ít calo hơn người có cùng cân nặng nhưng nhiều cơ hơn.
- Ảnh hưởng tâm lư: Lười vận động có thể gây ra các vấn đề về tâm lư như stress và lo âu, có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và dẫn đến việc ăn uống không lành mạnh, góp phần vào tăng cân.
7. Loăng xương
Nghiên cứu cho thấy, khối lượng xương sẽ mất nhanh hơn khi bạn ít vận động và không tập thể dục. Bạn càng không hoạt động lâu, bạn càng có nhiều khả năng thấy xương của ḿnh yếu dần đi.
Sau đó, bạn sẽ bị loăng xương và dễ bị găy xương hơn, nhất là khi tuổi càng cao.
Do đó, cần tập luyện thường xuyên để duy tŕ sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Thói quen này có thể giúp xương chắc khỏe và làm chậm lại chứng loăng xương.
8. Giảm sức bền
Sức bền là khả năng cơ thể lặp đi lặp lại một hoạt động thể lực ở mức độ nhiều nhất có thể. Khi không thường xuyên vận động, cơ bắp không được rèn luyện để duy tŕ hoặc cải thiện sức mạnh cũng như khả năng chịu đựng. Điều này khiến cơ bắp yếu đi, giảm sức bền, thậm chí teo cơ, mất cơ.
Không những thế, lười vận động c̣n ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch. Tim hoạt động không hiệu quả sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và nhanh chóng kiệt sức khi hoạt động thể chất.
Do đó, việc vận động thường xuyên không chỉ giúp duy tŕ sức mạnh cơ bắp mà c̣n cải thiện hiệu suất tim mạch, từ đó tăng cường sức bền tổng thể của cơ thể.
9. Vận động giúp giảm nguy cơ té ngă ở người lớn tuổi
Tập thể dục đóng vai tṛ quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ té ngă ở người lớn tuổi nhờ:
- Cải thiện sức mạnh cơ bắp: Các bài tập tăng cường cơ bắp giúp cải thiện sức mạnh của chân và cơ lơi, điều này làm tăng khả năng duy tŕ thăng bằng và kiểm soát cơ thể khi di chuyển.
- Tăng cường sự cân bằng và linh hoạt: Vận động thường xuyên, đặc biệt là các bài tập như yoga, tai chi, hoặc các bài tập cân bằng, giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và linh hoạt, giúp người lớn tuổi dễ dàng điều chỉnh và phản ứng nhanh chóng trong các t́nh huống không ổn định.
- Nâng cao khả năng phối hợp và sự chính xác, ổn định: Vận động giúp cải thiện khả năng phối hợp các động tác và phản ứng, làm giảm nguy cơ gặp phải các t́nh huống gây té ngă do sự phối hợp kém.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh lư liên quan: Vận động thường xuyên giúp duy tŕ trọng lượng cơ thể hợp lư và giảm nguy cơ mắc các bệnh lư như loăng xương, có thể làm yếu xương và dễ bị găy nếu té ngă.
VietBF@sưu tập