Nếu như tổng thống Donald trump chỉ trông cậy vào việc cưỡng bức về quân sự hay kinh tế để áp đặt ư muốn với thế giới, phải chăng là Mỹ tự bắn vào chân ḿnh?, sau khi khẳng định tổng thống thứ 47 không phải là tín đồ của khái niệm «quyền lực mềm», do ṿng xoáy những đe dọa, tuyên bố thô bạo và quyết định đơn phương đánh dấu việc quay lại Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, ảnh chụp lúc chuẩn bị từ Nhà Trắng về Florida ngày cuối tuần, 07/02/2025. REUTERS - KENT NISHIMURA
C̣n đâu « soft power » của Hoa Kỳ ?
Vào đầu thập niên 90, giáo sư Joseph Nye của đại học Harvard đă triển khai khái niệm « soft power », đối chọi với hard power. Ví dụ cụ thể nhất là phim ảnh Hollywood đă quảng bá cuộc sống Mỹ trên thế giới hiệu quả hơn gởi thủy quân lục chiến sang Bagdad. Khái niệm này thành công rực rỡ đến nỗi Bắc Kinh đă nhiều lần mời giáo sư Nye sang giải thích cho đảng Cộng sản Trung Quốc. Nay ông Nye nói về « smart power » : một quyền lực « thông minh », cứng rắn hay mềm dẻo tùy theo t́nh huống.
H́nh ảnh những di dân bất hợp pháp bị c̣ng tay, đưa lên phi cơ quân sự trở về nước ở châu Mỹ la-tinh ; đe dọa Panama, dọa Đan Mạch về Groenland ; dọa áp thuế ; bất ngờ ngưng viện trợ quốc tế không báo trước gây ra náo loạn khắp nơi ; dự định trục xuất gần 2 triệu người Palestine ở Gaza sang các nước bên cạnh để làm lại cuộc đời...Đó là những ǵ ngược hẳn lại với quyền lực mềm, và đó là chọn lựa cố t́nh của ông Trump. Khi tổng thống Columbia từ chối cho máy bay chở di dân hạ cánh, Donald Trump đă khiến đồng nhiệm phải quy hàng chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Khi nói thẳng là Ai Cập và Jordanie rốt cuộc sẽ phải nhận người Palestine « với tất cả tiền bạc đă cho họ », Trump không t́m kiếm bạn bè, đồng minh khi sỉ nhục các nước này.
Hệ quả sẽ là ǵ ? Với vị trí vượt trội về kinh tế và quân sự, Hoa Kỳ có thể không dọa suông, nhưng có nên chỉ dùng sức mạnh để áp đặt ? Nhất là Trung Quốc, Nga sẽ dễ dàng nhảy vào lấp chỗ trống do người bạn đă trở thành mối đe dọa bỏ lại. Le Nouvel Obs kết luận, quyền lực mềm Mỹ đă chết trong tay Donald Trump.
Cắt viện trợ các tổ chức nhân quyền : Washington làm thay việc của Bắc Kinh
The Economist đưa ra ví dụ cụ thể, chẳng hạn việc Hoa Kỳ cắt viện trợ làm tê liệt các tổ chức thúc đẩy nhân quyền tại Hoa lục. China Labour Watch, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York, trong 20 năm qua đă điều tra t́nh trạng lạm dụng lao động trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc.
Tổ chức này chỉ có bảy nhân viên và ngân sách 800.000 đô la một năm, nhưng hiện đang bên bờ vực sụp đổ v́ khoảng 90 % nguồn quỹ là từ chính phủ Hoa Kỳ. Kể từ khi Donald Trump ra lệnh đóng băng viện trợ nước ngoài, China Labour Watch đă phải dừng hầu hết công việc của ḿnh. Li Qiang, người sáng lập tổ chức, cho biết sẽ phải sa thải nhân viên, tất cả đều « rất đau đớn » và « hoàn toàn bất ngờ ». Các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Trung Quốc thường nắm vững ngôn ngữ và có quan hệ rất tốt, các nhà báo thường phải dựa vào họ.
China Labour Watch có mạng lưới liên lạc với công nhân bên trong các nhà máy trên khắp Hoa lục và tại các dự án của Trung Quốc ở các nước phương Nam, nắm được thông tin về các trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ và đàn áp Tây Tạng. Trong nhiều thập niên, đảng Cộng sản Trung Quốc cáo buộc phương Tây kích động bất ổn thông qua xă hội dân sự. Thành viên một nhóm bảo vệ nhân quyền nói rằng lâu nay vẫn sợ Bắc Kinh đóng cửa, và thật trớ trêu là chính phủ Mỹ nay lại làm thay công việc của chính phủ Trung Quốc.
Kiểm soát Gaza : Ư tưởng ngẫu hứng của Trump ?
T́nh h́nh Trung Đông và Ukraina tiếp tục là các chủ đề được các tuần báo bàn luận. Về hồ sơ Trung Đông, bên cạnh những tiếng nói chỉ trích việc tổng thống Donald Trump muốn kiểm soát Dải Gaza và đưa người Palestine sang nơi khác, cũng có những phân tích thực tế. Trên Le Point, cựu đại sứ Pháp tại Mỹ Gérard Araud nhận định đề nghị kiểm soát Gaza của ông là cú sốc lớn và thủ tướng Israel có vẻ là người đầu tiên bị bất ngờ.
Có thể dễ dàng nhấn mạnh đến vô số trở ngại và số phận người Palestine. Họ đi về đâu khi Jordanie và Ai Cập không muốn tiếp nhận v́ sợ Hamas trà trộn gây rối, và đă đi th́ khó thể trở về ? Theo những ǵ quan sát Khi c̣n là đại sứ tại Washington, tác giả cho rằng đề nghị của Trump không hề được bàn bạc trước với Israel, các nước Ả Rập hay trong chính quyền Mỹ. Trump nói ra những ǵ thoáng qua trong đầu, sau đó các cộng sự của ông phải lo t́m cách thực hiện.
Hồi 2018 khi Trump loan báo rút khỏi thỏa thuận nguyên tử với Iran, ngân khố Mỹ kinh ngạc, phải mất nhiều tuần lễ mới giải thích được về hệ quả đối với các công ty ngoại quốc. Lần này « cú đá vào ổ kiến » của Trump có khía cạnh đáng chú ư của nó. V́ không hề biết đến sự phức tạp và lịch sử của hồ sơ Gaza, Trump có suy nghĩ không theo lối ṃn. Hăy xem xét những vấn đề thực tế mà ông gợi ra.
Làm sao sống được ở Gaza trong t́nh trạng hiện nay ?
Gaza chỉ c̣n là đống đổ nát, đặc phái viên của Trump sau khi đến thăm khẳng định t́nh trạng phá hủy là quá sức tưởng tượng. Tất cả - bệnh viện, trường học, nhà ở, cơ sở hạ tầng - đều bị san bằng. Dưới những đống gạch vụn hăy c̣n hàng trăm tấn chất nổ cần phải tháo gỡ, và hàng ngàn xác chết đang phân hủy. Làm thế nào 2 triệu thường dân đang lây lất ngoài trời và không có ǵ để mưu sinh, có thể sống được trong điều kiện này ?
Donald Trump đặt ra một vấn đề chính đáng mà cộng đồng quốc tế muốn đánh trống lảng không muốn đề cập. Sau khi chế nhạo và lên án tổng thống Mỹ, người ta có thể để cho người Palestine trong t́nh trạng khốn khổ, chỉ giúp đỡ nhỏ giọt. Các nhà ngoại giao cả thế giới đều lặp đi lặp lại « giải pháp hai Nhà nước », nhưng tất cả - kể cả người Palestine ở Cisjordanie - đều biết rằng không hề có hy vọng. Sau vụ thảm sát kinh hoàng ngày 07/10, hơn bao giờ hết Israel hoàn toàn không muốn, và Tel Aviv có phương tiện để chống lại những áp đặt.
Trump khó thể làm hơn Biden. Liệu đề nghị của tổng thống Mỹ là bất khả ? Có thể, trừ trường hợp các vương quốc vùng Vịnh mở rộng hầu bao. Cuối cùng, đừng quên rằng Gaza dù có bị tàn phá hay không, vẫn là một vấn đề trước sau ǵ cũng phải giải quyết. Một dân số 2 triệu người sống chen chúc trên diện tích 365 kilomet vuông không có nguồn lợi nào, các biên giới bị đóng kín, dân tăng gấp đôi mỗi 30 năm…khó thể kéo dài. Vẫn trên Le Point, tác giả Gérard Araud kết luận, hăy lắng nghe Trump.
Elon Musk và Donald Trump : Cuộc t́nh mong manh
L’Express đăng trên trang b́a h́nh vẽ hai ông Donald Trump và Elon Musk trong tư thế đang xô xát, cho rằng tuy hai nhân vật này liên minh với nhau nhưng không phải đều có cùng lợi ích. Quan hệ Trump-Musk không chỉ ở việc chống lại xu hướng « woke », mà chặt chẽ hơn nhiều.
Tuy ông Trump cũng là tỉ phú, nhưng không là ǵ so với gia tài 421 tỉ đô la của Musk. Nhà sử học Timothy Snyder của đại học Yale cho biết, tất cả những áp lực ông Trump tạo ra, từ việc đưa các đối thủ ra ṭa, vận động cho các ứng cử viên của ḿnh trong cuộc bầu cử sơ bộ đều do Musk tài trợ. Musk đóng vai phản diện thay Trump trong việc cắt giảm ngân sách, và nghĩ rằng chính quyền Donald Trump có thể giúp cụ thể hóa ước vọng chinh phục Hỏa tinh cũng như cuộc cách mạng AI.
Nhưng phe MAGA có nhiều bất đồng với tỉ phú công nghệ, như việc cấp visa H-1B để Silicon Valley dễ dàng tuyển mộ người nhập cư tay nghề cao. Chánh văn pḥng Nhà Trắng Susan Wiles khó thể để cho Musk làm mưa làm gió măi ở Nhà Trắng. Danh sách các kẻ thù của Musk rất dài, và rất nhiều kẽ hở để tấn công. Một trong số đó là Elon Musk quan hệ mật thiết với Bắc Kinh, có nhà máy khổng lồ ở Trung Quốc - liệu có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hay không ? Một số người phe Dân Chủ cũng đă bắt đầu tẩy chay xe hơi Tesla. Bên cạnh đó là nguy cơ xung đột lợi ích : Các công ty của Musk như SpaceX, Neuralink, xAI, Tesla trông cậy vào những hợp đồng của chính phủ.
Thượng nghị sĩ Ron Wyden đă báo động về việc cơ quan DOGE do Elon Musk phụ trách xâm nhập được vào hệ thống ngân khố liên bang, kể cả số tiền chi trả cho những dịch vụ do các công ty cạnh tranh với Musk cung cấp. Trầm trọng hơn dưới mắt Donald Trump, là dư luận xoay chiều : Chỉ 1/3 có cảm t́nh với Elon Musk, và 60 % dân Mỹ chỉ trích việc tổng thống dựa vào khuyến cáo của nhà tỉ phú công nghệ để xác định chính sách. Nếu cuộc t́nh tan, khó có việc chia tay êm thắm v́ cả hai không ai nhẹ tay với đồng minh cũ. Musk ngoảnh mặt với bang California từng giúp đỡ rất nhiều, c̣n Trump cắt bảo vệ an ninh cho cựu ngoại trưởng Mike Pompeo.
Trump-Putin : Mối quan hệ khó đoán
Một « cuộc t́nh khả nghi » khác là giữa tổng thống 47 của Mỹ và ông chủ điện Kremlin. Courrier International trích dịch bài viết của tờ The Sunday Times ở Luân Đôn, đặt câu hỏi cả hai đă nêu ra khả năng một cuộc gặp thượng đỉnh về Ukraina, nhưng với ư đồ ǵ ? Mark Galeotti, nhà sử học Anh chuyên nghiên cứu về Kremlin lưu ư, Trump và Putin đă gặp mặt tay đôi năm lần.
Lần gặp đầu tiên ở Đức, Trump đă thu lại những trang ghi chép của người phiên dịch, ra lệnh không được tiết lộ những ǵ đă nghe. Trong bữa ăn tối sau đó, Trump đă kéo ghế ngồi sát bên Putin để nói chuyện riêng. Nổi bật nhất là lần xuất hiện chung ở Helsinki năm 2018, hai người trao đổi khá lâu chỉ có phiên dịch bên cạnh, nhưng không cho ghi chép.
Donald Trump tái xuất, số phận của Ukraina tùy thuộc vào mối quan hệ cá nhân giữa tổng thống Mỹ với Vladimir Putin và Volodymyr Zelensky. Rơ ràng việc Trump tái đắc cử tạo ra hy vọng rất lớn ở Nga. Từ tháng 11/2024, Kremlin nhấn mạnh Trump sẽ giúp nhanh chóng chấm dứt chiến tranh. Giữa tháng Giêng, Putin lên ti vi nịnh nọt : « Nếu người ta không đánh cắp chiến thắng của ông ấy năm 2020, có lẽ đă không có cuộc khủng hoảng Ukraina năm 2022 ». Putin cũng đặc biệt gởi lời chúc mừng bằng video khi ứng cử viên Cộng Ḥa đắc cử. Ông ta hy vọng vào một Yalta mới, nhưng quên mất thực tế phũ phàng – ngày nay Nga chẳng c̣n trọng lượng như Liên Xô hồi trước.
Volodymyr Zelensky cũng t́m cách siết chặt quan hệ cá nhân với Donald Trump. Ngay cả trước bầu cử, tổng thống Ukraina nói rằng Trump là người duy nhất là Putin sợ. Trong ṿng thân cận của Donald Trump, Ukraina cũng có những người bạn ủng hộ. Chẳng hạn bộ trưởng quốc pḥng Pete Hegseth khi điều trần trước Thượng Viện đă khẳng định : « Chúng ta biết ai là kẻ xâm lăng, ai là người tử tế ». Một nguy cơ khác cho Vladimir Putin là nếu đ̣i hỏi quá đáng, th́ « một ông Trump nổi giận nguy hiểm hơn rất nhiều so với Biden hay Obama » - một quan chức Nga lo lắng nói với tác giả bài viết.
Cuộc đua trí thông minh nhân tạo
Một chủ đề lớn khác là trí thông minh nhân tạo (AI). Courrier International đăng trên trang b́a h́nh vẽ hai cánh tay đang vật nhau, nhưng cánh tay mang cờ Trung Quốc th́ cơ bắp c̣n cờ Mỹ th́ xương xẩu, chạy tít « Trí thông minh nhân tạo, ai giỏi hơn sẽ thắng ». Trang b́a Le Nouvel Obs là một bàn tay robot lớn đang mở ra, với một con người nhỏ bé bên trong, chạy tựa « Cuộc sống của chúng ta dưới AI ».
Le Nouvel Obs nhắc lại, năm 2017, Vladimir Putin dự báo « Ai dẫn đầu về trí thông minh nhân tạo sẽ làm chủ thế giới ». Cùng năm ấy, Elon Musk, nhà sáng lập SpaceX và Tesla nhưng chưa mua lại mạng X, tuyên bố : « Cuộc chiến giữa các nước để giành ưu thế về AI có thể dẫn đến Đệ tam Thế chiến ». Tám năm sau, chúng ta vẫn chưa ở ngưỡng chiến tranh thế giới, nhưng đă lao vào một cuộc đối đầu địa chính trị để nắm được trí thông minh nhân tạo. Công nghệ mang lại tiềm năng kinh tế, quân sự và xă hội chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, khiến mọi người đều ao ước. Và ở trung tâm, chẳng phải là nước Nga đang sa lầy trong cuộc xâm lăng Ukraina, mà là Hoa Kỳ và Trung Quốc, dưới cặp mắt lo lắng của châu Âu.
Bước nhảy mới nhất của « chiến tranh các v́ sao » mới giúp Trung Quốc ghi điểm trước Hoa Kỳ : DeepSeek, một AI mạnh không kém ChatGPT nhưng rẻ hơn gấp nhiều lần. Một đ̣n nặng cho chính quyền Trump vừa tưng bừng tung ra chương tŕnh « Stargate » với 500 tỉ đô la đầu tư vào trí thông minh nhân tạo, trong khi đối thủ dùng mă nguồn mở. Hơn nữa, DeepSeek được chế tạo dù Mỹ cấm bán những con chip bán dẫn tân tiến nhất. Một khả năng mới mở ra cho mọi nước, nhất là các nước phương Nam, đi theo mô h́nh DeepSeek. Tuy nhiên nhiều nước không quên nhấn mạnh dưới chế độ Tập Cận B́nh, không hề có sự minh bạch trong việc sử dụng dữ liệu cá nhân.
Cần phải nói rằng đạo đức không có nhiều chỗ trong cuộc chạy đua trí thông minh nhân tạo. Về phía châu Âu không có nhà vô địch nào về AI, dù công ty Pháp Mistral cũng dùng mă nguồn mở, có thể thu được lợi ích. Liên Hiệp Châu Âu cổ vũ cho mô h́nh « AI tin cậy », sẽ là một trong những trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh quốc tế về trí thông minh nhân tạo sẽ diễn ra tại Paris ngày 10 và 11/02.