Tờ Strana (Ukraine) dẫn dữ liệu của đơn vị vận hành hệ thống truyền tải khí đốt (GTSOU) cho biết nước này đă nhập khẩu 10,9 triệu mét khối khí đốt từ 2 quốc gia EU trên vào 6/2 và 14,1 triệu mét khối ngày 7/2.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khí đốt trong năm nay.
Ngày 5/2, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, German Galushchenko, cho biết nước này cần nhập khẩu ít nhất 1 tỷ mét khối khí đốt vào cuối năm nay để vượt qua mùa đông này và chuẩn bị cho mùa đông tiếp theo.
Ông Galushchenko cho hay các cuộc không kích của Nga ảnh hưởng đến khả năng sản xuất khí đốt trong nước và buộc nước này phải nhập khẩu. Ngoài ra, sau khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga qua đường ống từ 1/1, nhu cầu về khí công nghiệp để duy tŕ áp suất trong đường ống quá cảnh đă tăng gấp đôi.
Ngoài vốn có sẵn, Naftogas, tập đoàn năng lượng Ukraine, có thể tiếp cận tín dụng từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) và các nguồn tài trợ khác để mua khí đốt, ông Galushchenko cho biết trong cuộc phỏng vấn với hăng thông tấn Interfax (Ukraine).
“Chúng tôi cũng đang thảo luận với các đối tác về khả năng nhận khí đốt dưới dạng viện trợ. Đó cũng sẽ là một giải pháp”, ông nói thêm.
Cuối tháng 1, Cựu giám đốc GTSOU, Serhiy Makogon, cho biết trong một bài đăng trên Facebook rằng lượng khí đốt tại các cơ sở lưu trữ của Ukraine đă giảm xuống gần mức báo động 10%. Ông cho biết Ukraine cần khẩn trương nhập khẩu lượng lớn khí đốt để đáp ứng nhu cầu.
Ông lưu ư rằng các cơ sở lưu trữ chỉ đạt khoảng 20% công suất vào năm ngoái và đạt 22% - 23% vào cùng kỳ năm 2023.
Serhiy Makogon cho biết lượng khí đốt tiêu thụ hàng ngày hiện tại là khoảng 110 triệu mét khối, bao gồm 52 triệu mét khối sản xuất và 58 triệu mét khối từ kho lưu trữ.
Các nguồn tin trong ngành trước đây cho biết Ukraine cần nhập khẩu khoảng 100 triệu mét khối khí đốt mỗi tháng trong mùa đông để duy tŕ hệ thống sau khi tuyến đường ống trung chuyển của Nga ngừng hoạt động.
Trong khi đó, Hungary và Slovakia đă liên tục chỉ trích Ukraine v́ quyết định đóng đường ống quá cảnh khí đốt Nga sang châu Âu từ đầu năm nay. Hai quốc gia EU này phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước.
Theo Tass, TCH
Vietbf@Sưu tập
|