Ngoại trưởng Rubio cảnh báo Mỹ sẽ "thực hiện các biện pháp cần thiết" nếu Panama không lập tức chấm dứt ảnh hưởng của Trung Quốc với kênh đào.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce cho biết Ngoại trưởng Marco Rubio ngày 2/2 gặp Tổng thống Panama Jose Raul Mulino, nhấn mạnh sự hiện diện của Trung Quốc ở kênh đào Panama là mối đe dọa đối với tuyến đường thủy quan trọng này và vi phạm hiệp ước Mỹ - Panama.
Trung Quốc bị cáo buộc gây ảnh hưởng tới kênh đào thông qua công ty có trụ sở Hong Kong đang điều hành hai cảng gần lối vào kênh đào Panama.
"Ngoại trưởng Rubio đă nói rơ rằng hiện trạng này không thể chấp nhận và nếu không được thay đổi, Mỹ sẽ phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền theo hiệp ước", Bruce nói.
Ông Rubio không nói rơ Mỹ có thể "đáp trả" như thế nào nếu Panama không thực hiện yêu cầu.
Tổng thống Panama Jose Raul Mulino (trái) và Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tại Panama City ngày 2/2. Ảnh: AFP
Tổng thống Mulino cùng ngày cho biết ông không thấy nguy cơ thực sự nào về việc Mỹ sẽ triển khai lực lượng quân sự để kiểm soát kênh đào Panama, bất chấp những b́nh luận mạnh mẽ từ Ngoại trưởng Rubio.
"Tôi không thấy có bất kỳ mối đe dọa thực sự nào vào thời điểm này đối với hiệp ước", ông nói. Tổng thống cũng đề xuất các cuộc thảo luận giữa hai bên để "làm rơ mọi nghi ngờ" về ảnh hưởng của Trung Quốc với kênh đào Panama.
Ông thêm rằng Panama và Trung Quốc đă có một thỏa thuận nhằm đóng góp cho sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh từ thời các chính quyền tiền nhiệm, theo đó quốc gia châu Á tăng cường đầu tư vào Panama. Song ông nói chính quyền hiện tại sẽ không gia hạn thỏa thuận này.
"Chúng tôi sẽ nghiên cứu khả năng sớm chấm dứt thỏa thuận", ông nói.
Kênh đào Panama dài 82 km, là tuyến đường thủy huyết mạch kết nối Thái B́nh Dương với Đại Tây Dương, rút ngắn đáng kể hành tŕnh giữa hai khu vực và cho phép tàu thuyền không phải ṿng qua cực nam Nam Mỹ. Khoảng 5% lưu lượng hàng hải toàn cầu đi qua kênh đào Panama mỗi năm.
Mỹ là bên xây dựng kênh đào Panama và quản lư lănh thổ xung quanh kênh đào này suốt nhiều thập kỷ. Chính phủ Mỹ bàn giao toàn bộ quyền quản lư kênh đào cho Panama năm 1999, sau thời gian hai bên đồng quản lư.
Trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20/1, Tổng thống Donald Trump đă đe dọa giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama. Ông không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực đối với Panama, làm dấy lên nhiều chỉ trích từ cả đồng minh và đối thủ của Washington ở khu vực Mỹ Latin.