Khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, đây là cách mà các ông lớn công nghệ và các CEO của họ đă định h́nh lại mối quan hệ với ông.
Mark Zuckerberg - Meta
Sau vụ bạo loạn tại Điện Capitol (Mỹ) vào ngày 6/1/2021, CEO Meta Mark Zuckerberg đă bày tỏ lo ngại về việc kích động bạo lực và tiến hành hạn chế tài khoản của cựu Tổng thống Trump trên nền tảng Facebook và Instagram. Lệnh cấm này đă được dỡ bỏ vào năm 2023. Cho đến năm 2024, ông Trump vẫn bày tỏ thái độ không mấy thân thiện với Mark.
Tuy nhiên, mối quan hệ tưởng như đối đầu này đă đảo chiều. Ông chủ Meta đă ca ngợi Trump sau vụ ám sát hụt. Đặc biệt, truyền thông c̣n bắt gặp Zuckerberg dùng bữa với ông Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông. Dana White, một đồng minh thân cận của ông Trump và là CEO của Ultimate Fighting Championship (UFC), đă được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị của Meta.
Zuckerberg cũng đă quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của ông Trump vào tháng 12/2024. Động thái “làm lành” với Trump của Zuckerberg được cho là được tác động bởi vụ kiện chống độc quyền của FTC (Mỹ), dự kiến sẽ được xét xử vào tháng 4 năm nay. Việc cấm TikTok cũng sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho các nền tảng của Meta, nhưng ông Trump hiện dường như đang đứng về phía ứng dụng thuộc sở hữu của ByteDance.
Sundar Pichai - Google
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ḿnh, ông Trump đă cáo buộc Google gian lận kết quả t́m kiếm để chỉ hiển thị các tin tức tiêu cực về ông. Ông cho rằng công cụ t́m kiếm của Google đang "che giấu thông tin và tin tức tốt". Tuy nhiên, Google đă phủ nhận các cáo buộc và cho biết công cụ t́m kiếm của họ chưa bao giờ thiên vị "bất kỳ hệ tư tưởng chính trị nào."
Sau chiến thắng lần thứ hai của ḿnh, Trump tiết lộ rằng CEO Google Sundar Pichai đă gọi điện cho ông nhiều lần. Pichai cũng đă có một cuộc gặp với ông Trump tại Mar-a-Lago và thông báo quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức. Nỗ lực xoa dịu của Google với ông Trump có thể coi là một động thái chiến lược để điều hướng các hành động chống độc quyền chống lại công ty.
Jeff Bezos - Amazon
Trong quá khứ, Trump đă cáo buộc gă khổng lồ thương mại điện tử Amazon nộp quá ít thuế, khiến Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ "kém thông minh và nghèo hơn." Nhưng Jeff Bezos cho biết ông "rất lạc quan" lần này. Bezos đă phát biểu tại một sự kiện vào tháng 12/2024: "[Ông Trump] dường như có nhiều khả năng sẽ giảm bớt quy định. Nếu có thể, tôi nhất định sẽ ủng hộ ông ấy."
Chủ sở hữu của tờ The Washington Post được cho là đă chặn tờ báo xuất bản bài viết ủng hộ Kamala Harris, đối thủ của ông Trump thuộc Đảng Dân chủ. Bezos cũng đă dùng bữa với ông Trump. Không đứng ngoài cuộc, Amazon đóng góp 1 triệu USD vào quỹ của ông Trump.
Tim Cook - Apple
Không giống như các nhà lănh đạo công nghệ lớn khác, CEO Apple Tim Cook được đánh giá là đă tạo dựng mối quan hệ thân thiết với ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên. Sau chiến thắng trong Ngày Bầu cử năm 2024 của ông Trump, Cook đă gặp để chúc mừng cựu Tổng thống tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago và quyên góp 1 triệu USD cho ủy ban nhậm chức của cựu Tổng thống.
Dựa trên các bài phát biểu trong chiến dịch tranh cử của ḿnh, người ta dự đoán ông Trump có thể khởi động lại cuộc chiến thương mại bằng cách áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Điều này sẽ có tác động lớn đối với các công ty như Apple, vốn phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị và linh kiện được sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết của Cook với ông Trump có thể mang lại lợi thế cho Apple trong lĩnh vực này.
Satya Nadella - Microsoft
CEO Microsoft Satya Nadella dường như cũng có mối quan hệ tốt với ông Trump. Vị tỷ phú này quyên góp 500.000 USD cho lễ nhậm chức đầu tiên của ông Trump. Nadella đă viết trong một bài đăng trên X sau chiến thắng bầu cử vào năm 2024: "Xin chúc mừng Tổng thống Trump, chúng tôi mong muốn được hợp tác với ông và chính quyền của ông để thúc đẩy sự đổi mới, tạo ra tăng trưởng và cơ hội mới cho Hoa Kỳ và thế giới."
Trước khi diễn ra lễ nhậm chức, Nadella và chủ tịch Microsoft Brad Smith đă ăn trưa với ông Trump, Elon Musk. Họ đă thảo luận về an ninh mạng, chính sách công nghệ, kế hoạch đầu tư 80 tỷ USD của Microsoft vào cơ sở hạ tầng AI trên toàn thế giới và "tạo ra việc làm mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của Mỹ".
Có thể nói, chính phủ Mỹ là một trong những khách hàng lớn nhất của Microsoft. Tham vọng xây dựng các trung tâm dữ liệu AI của họ cũng phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ các cơ quan liên bang và tiểu bang.
VietBF@ Sưu tập